Giới thiệu trung tâm

Giới thiệu Trung tâm Khuyến nông Nghệ An
I. Thông tin về đơn vị:
Tên đơn vị theo con dấu: Trung tâm Khuyến nông Nghệ An
Địa chỉ: Số nhà  22 đường Lê Hồng Phong, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
Thuộc Khối Liên cơ, Phường Hưng Bình, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
Số điện thoại: 0383 844918.

Website: https://khuyennongnghean.com.vn

Địa chỉ Email: thongtinhuanluyen@gmail.com
II. Lịch sử phát triển Trung tâm Khuyến nông 
- Thực hiện Nghị định số 13/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về việc ban hành Quy định về công tác khuyến nông, ngày 11/9/1993 UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 1826/QĐ.UB thành lập Trung tâm Khuyến nông Nghệ An; Ngày 20 tháng 02 năm 1995,  UBND tỉnh ban hành Quyết định số 321/QĐ.UB thành lập Trung tâm Khuyến lâm. Ngày 15 tháng 10 năm 1998 Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định 3771/QĐ. UB  "Về việc sắp xếp tổ chức". Tại quyết định này Uỷ ban nhân dân tỉnh đã sát nhập Trung tâm khuyến nông và Trung tâm khuyến lâm thành Trung tâm khuyến nông khuyến lâm Nghệ An.
- Thực hiện Chỉ thị 05/CT.TU ngày 20 tháng 7 năm 2001 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc củng cố, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động khuyến nông, UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định số 49/2001/QĐ.UB, ngày 25/9/2001 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống khuyến nông tỉnh Nghệ An. Từ năm 2002, hệ thống khuyến nông được hình thành và phát triển khá hoàn chỉnh từ tỉnh đến cơ sở. 21 huyện, thành phố, thị xã có trạm khuyến nông; toàn tỉnh có 468/475 xã, phường, thị trấn đã có cán bộ khuyến nông cùng với 5.571 khuyến nông viên thôn bản hình thành nên mạng lưới Khuyến nông cơ sở;
- Ngày 21/1/2009 thực hiện quyết định 303/QĐ-UBND  của UBND tỉnh về việc tổ chức lại, quy định chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư sáp nhập với Trung tâm Khuyến nông, Khuyến lâm thành Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư và chuyển 20 trạm Khuyến nông  từ UBND huyện về quản lý theo Ngành dọc. Hoạt động khuyến nông (bao gồm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư) đã đóng góp đáng kể vào thành tích chung của Ngành, góp phần xoá đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của chính phủ về khuyến nông, ngày 30/12/2011 UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 5918/QĐ-UBND về việc đổi tên, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế Trung tâm Khuyến nông Nghệ An. Trung tâm được giao thêm nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”
Thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW của Trung ương 6 khóa XII; Kế hoạch số 111 -KH/TU ngày 2/1/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Đề án 09-ĐA/TU ngày 28/4/2018 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết TW6- Khóa XII,  ngày 20/12/2019 UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 5301/QĐ-UBND về việc chuyển giao các Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực, trạm chăn nuôi và thú y, Trạm khuyến nông, Ban phát triển nông thôn miền núi về cho UBND cấp huyện quản lý. Và thực hiện Nghị định số 83/NĐ-CP của Chính phủ về Khuyến nông, ngày 25/11/2020, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định 4237/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An.
 III. Vị trí chức năng của đơn vị:  
a) Vị trí: Trung tâm Khuyến nông là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở Nông nghiệp và PTNT; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản hoạt động theo quy định của pháp luật;
Trụ sở của Trung tâm Khuyến nông đặt tại số 22 Lê Hồng Phong, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
b)Chức năng, nhiệm vụ: Trung tâm Khuyến nông thực hiện các hoạt động khuyến nông về lĩnh vực  nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và các dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và PTNT.
1. Tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng, chương trình, đề án, dự án chính sách về Khuyến nông trên địa bàn tỉnh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
2. Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật cho các đối tượng chuyển giao công nghệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5, Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính Phủ; Tập huấn về kỹ thuật sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật, thị trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại cho các đối tượng nhận chuyển giao công nghệ quy định tại Khoản 2 Điều 5, Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính Phủ.
3. Tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn theo kế hoạch được giao và cấp thẻ học nghề nông nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
4. Tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và khuyến nông; Phổ biến quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp và hoạt động khuyến nông; Thông tin thị trường, giá cả nông sản, vật tư nông nghiệp, lịch nông vụ, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại; Xây dựng mạng lưới thông tin truyền thông khuyến nông để tư vấn, chuyển giao công nghệ và tiếp nhận thông tin phản hồi từ thực tế sản xuất.
5. Xây dựng mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của sản xuất và định hướng phát triển của ngành; Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ từ các mô hình trình diễn, điển hình sản xuất tiên tiến nhân ra diện rộng.
Trong đó ưu tiên các mô hình về: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, mô hình sản xuất có chứng nhận; mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp hiệu quả và bền vững; mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại, bảo vệ môi trường; mô hình phát triển sản xuất để giảm nghèo bền vững cho các đối tượng yếu thế ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn; các mô hình khác theo nhu cầu của sản xuất, thị trường và định hướng phát triển của ngành, địa phương.
6. Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực:
- Chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm;
- Dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp;
-  Khởi nghiệp, lập dự án đầu tư, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao động, xúc tiến thị trường, xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, bảo hiểm sản xuất, kinh doanh nông nghiệp;
-  Dịch vụ giống, vật tư, thiết bị nông nghiệp, bảo vệ thực vật, thú y;
- Tư vấn và dịch vụ khác phù hợp với quy định của pháp luật, nhu cầu của người sản xuất và năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động khuyến nông (tổ chức tư vấn đánh giá áp dụng quy trình VietGAP trên cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản…).
7. Tham gia thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp; trao đổi kinh nghiệm về công tác khuyến nông và khoa học công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật và sự phân công của UBND tỉnh.
8. Quản lý cán bộ, viên chức, lao động, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT giao.
IV. Tổ chức và nhân lực
1. Lãnh đạo Trung tâm: Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.            
a) Giám đốc: Phụ trách chung.
 - Thực hiện quản lý, điều hành hoạt động cơ quan theo chế độ thủ trư­ởng; chịu trách nhiệm tr­­­ước pháp luật, trư­­ớc cấp trên về toàn bộ hoạt động của Trung tâm KN; chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ của cán bộ viên chức thuộc quyền quản lý.   
 - Chủ tài khoản, duyệt chi toàn bộ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông. 
 - Đại diện cho Trung tâm Khuyến nông ký hợp đồng và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, chương trình, dự án Khuyến nông do Ngân sách Trung ương và các tổ chức Quốc tế tài trợ.
b) Các Phó giám đốc: Trực tiếp giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm một số nội dung nhiệm vụ đ­­ược giám đốc phân công phụ trách.
 - Giám đốc uỷ quyền cho phó giám đốc, đại diện cho cơ quan Trung tâm Khuyến nông trực tiếp ký hợp đồng với cơ quan, đơn vị đ­­ược giao thực hiện các nội dung, ch­­­ương trình, dự án Khuyến nông thuộc lĩnh vực chuyên môn đ­­ược phân công phụ trách.
 - Trực tiếp điều hành, chỉ đạo các phòng chuyên môn theo chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã đ­ược phân công, các hợp đồng đã ký kết và chịu trách nhiệm tr­­ước giám đốc, tr­ước pháp luật về kết quả thực hiện đó.     
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ 04 phòng gồm:
a)  Phòng Tổ chức – Hành chính;
 b)  Phòng Kế hoạch – Tài vụ;
c)  Phòng Chuyển giao tiến bộ Khoa học kỹ thuật và Công nghệ;
d)  Phòng Thông tin, Đào tạo và Huấn luyện.
Đơn vị có: 43 người biên chế, 2 người thu hút và 01 người hợp đồng 68
* Nhiệm vụ các phòng ban:

V. Chức năng,  nhiệm vụ của các Phòng chuyên môn:
  1. Phòng Thông tin - Đào tạo và huấn luyện
a) Tham mưu cho Giám đốc xây dựng, chương trình, đề án, dự án chính sách về khuyến nông trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật cho các đối tượng chuyển giao công nghệ;Tập huấn về kỹ thuật sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật, thị trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại cho các đối tượng, nhận chuyển giao công nghệ. Tổ chức biên soạn, in ấn và giám sát việc cung cấp các tài liệu Thông tin khuyến nông, tờ gấp kỹ thuật... cho các đơn vị liên quan;
c) Chủ trì tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn theo kế hoạch được giao và tham mưu cấp thẻ học nghề nông nghiệp.
d) Chủ trì thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến nông về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và khuyến nông; Phổ biến quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp và hoạt động khuyến nông; Thông tin thị trường, giá cả nông sản, vật tư nông nghiệp, lịch nông vụ...
e) Tham gia công tác Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực được quy định tại Điểm 6 Điều 2 của Quyết định số 4237/QĐ-UBND.
f) Tham gia thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp; trao đổi kinh nghiệm về công tác khuyến nông và khoa học công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật và sự phân công của UBND tỉnh; nâng cao năng lực, trình độ của người làm công tác khuyến nông thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và khảo sát học tập nước ngoài.
g) Theo dõi và tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất các nội dung thuộc lĩnh vực Thông tin Huấn luyện
h) Phối hợp với phòng chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan và các nhiệm vụ do Giám đốc giao.
2. Phòng Chuyển giao tiến bộ Khoa học kỹ thuật và Công nghệ
a) Tham mưu cho Giám đốc xây dựng, chương trình, đề án, dự án chính sách về khuyến nông trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì công tác xây dựng mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của sản xuất và định hướng phát triển của ngành; Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ từ các mô hình trình diễn, điển hình sản xuất tiên tiến nhân ra diện rộng.
c) Tham gia công tác Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực được quy định tại Điểm 6 Điều 2 của Quyết định số 4237/QĐ-UBND.
d) Tham gia thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp; trao đổi kinh nghiệm về công tác khuyến nông và khoa học công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật và sự phân công của UBND tỉnh; nâng cao năng lực, trình độ của người làm công tác khuyến nông thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và khảo sát học tập nước ngoài.
e) Phân công cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn, chỉ đạo, giám sát các hoạt động khuyến nông; Điều tra, theo dõi số liệu, tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về sản xuất, các tiến bộ kỹ thuật, các mô hình kinh tế, chương trình dự án thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.
f) Phối hợp với phòng chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan và các nhiệm vụ do Giám đốc giao.
3. Phòng Kế hoạch- Tài vụ.
a) Tham mưu cho Giám đốc xây dựng, chương trình, đề án, dự án chính sách về khuyến nông trên địa bàn tỉnh, các nhiệm vụ về công tác kế hoạch, quản lý tài chính, tài sản.
b) Chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn xây dựng kế hoạch, dự toán chi tiết chương trình sự nghiệp khuyến nông, tập huấn, chương trình thông tin tuyên truyền, đào tạo nghề cho lao động nông thôn
c) Xây dựng, kiểm tra, rà soát hồ sơ, chứng từ và thực hiện giải ngân, thanh toán các nguồn kinh phí. Quyết toán ngân sách theo tiến độ và hàng năm.
d) Tham gia công tác Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực được quy định tại Điểm 6 Điều 2 của Quyết định số 4237/QĐ-UBND.
e) Theo dõi và tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất các nội dung thuộc lĩnh vực Kế hoạch Tài vụ.
f) Phối hợp với phòng chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan và các nhiệm vụ do Giám đốc giao.
4. Phòng Tổ chức- Hành chính.
a) Tham mưu cho Giám đốc xây dựng, chương trình, đề án, dự án chính sách về khuyến nông trên địa bàn tỉnh, các nhiệm vụ về công tác tổ chức, hành chính cơ quan.
 b) Tham mưu về công tác quản lý, tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm, điều động, cán bộ viên chức theo phân cấp quản lý; Công tác thi đua khen thưởng, cải cách hành chính của đơn vị. Thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với cán bộ viên chức theo quy định của pháp luật. 
c) Chủ trì xây dựng các Nội quy, Quy chế hoạt động, quy chế dân cơ sở của đơn vị góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao.
d) Thực hiện công tác văn thư lưu trữ công văn, tài liệu, hồ sơ của đơn vị, công tác vệ sinh khuôn viên cơ quan, trụ sở làm việc, nấu nước uống cho cơ quan, phô tô các loại tài liệu thường xuyên và tài liệu tập huấn….; Mua sắm tài sản, mua văn phòng phẩm cho lãnh đạo và các trương trình được giao; Quản lý tài sản, phương tiện ô tô, cơ sở vật chất, đảm bảo an ninh trật tự nhằm phục vụ tốt hoạt động của cơ quan.
e) Chủ trì phối hợp với các phòng liên quan tổ chức các hội nghị, giao ban, các chương trình tập huấn được cơ quan giao.  
f) Tham gia công tác Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực được quy định tại Điểm 6 Điều 2 của Quyết định số 4237/QĐ-UBND.
g) Theo dõi và tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất hoạt động chuyên môn và các nội dung thuộc lĩnh vực Tổ chức hành chính.
h) Phối hợp với phòng chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan và các nhiệm vụ do Giám đốc giao.

 

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
image-20240813150406-1-6.png a23-1.jpg a24-2.jpg a25-4.jpg a11-3.jpg a26-4.jpg a12-6.jpg h1-5.jpg h4-9.jpg h2-6.jpg h8-12.jpg h7-1.jpg h3-13.jpg h1 h2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây