Khuyến nông Nghệ An: 25 năm xây dựng, phát triển và những kết quả nổi bật

Thứ tư - 24/04/2019 21:38 1.359 0
Trung tâm khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An được thành lập theo Quyết định số 1862/QĐ.UB ngày 11/9/1993 của UBND tỉnh Nghệ An. Nhìn lại chặng đường 25 năm hình thành, xây dựng và phát triển, Trung tâm khuyến nông Nghệ An đã phối hợp, đồng hành cùng các cấp, các ngành thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), góp phần vào thắng lợi chung của ngành nông nghiệp tỉnh nhà. Một số kết quả hoạt động khuyến nông nổi bật đó là:
Khuyến nông Nghệ An: 25 năm xây dựng, phát triển và những kết quả nổi bật
1. Hệ thống tổ chức Khuyến nông Nghệ An không ngừng được nâng cao cả về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, đáp ứng tốt những yêu cầu nhiệm vụ khuyến nông đặt ra và đã cơ bản trở thành tỉnh có hệ thống mạng lưới khuyến nông hoàn chỉnh nhất cả nước tính đến thời điểm hiện tại, với 3 cấp gồm: Khuyến nông cấp tỉnh, khuyến nông cấp huyện có 177 người (162 người là cán bộ trong biên chế, 12 người là cán bộ thuộc diện thu hút và 3 tự trang trải) và khuyến nông cấp cơ sở (xã và thôn, bản) có 5.571 người (Khuyến nông viên xã: 467 người; khuyến nông viên thôn, bản là 5.104 người). 
2. Hoạt động khuyến nông ngày càng đa dạng về nội dung và phương pháp; góp phần chuyển giao nhanh các chủ trương chính sách, các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; từng bước chăm lo bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp và nông dân. Hoạt động chính của khuyến nông xuyên suốt trong những năm qua đó là chuyển giao tiến bộ KHKT thông qua việc xây dựng mô hình trình diễn và tuyên truyền, tập huấn, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Về hoạt động xây dựng mô hình trình diễn: Xây dựng hàng trăm dạng mô hình trình diễn (Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản) để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân bằng các tiến bộ kỹ thuật mới, các giống cây trồng vật nuôi mới với quy mô khoảng 5.300 ha đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; hơn 140 nghìn con gia súc, gia cầm, giống thuỷ sản các loại,... cho 33.192 hộ dân tham gia. Việc ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua xây dựng mô hình đã góp phần làm tăng nhanh năng suất, sản lượng và chất lượng các loại cây trồng, vật nuôi và giá trị sản phẩm trên một diện tích, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, qua đánh giá thực tế cho thấy, số mô hình được nhân rộng đạt tỷ lệ 78,1%. Điển hình một số mô hình nổi bật như: Mô hình sản xuất và thâm canh các giống lúa chất lượng cao Japonica, NA6, NA9, TBR225,...; Mô hình sản xuất các loại rau, nấm ăn theo VietGap; Mô hình trồng các loài hoa cao cấp: Hoa Tuy Líp, hoa Lily,.. Mô hình thâm canh cam theo hướng GAP; Mô hình chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản gắn với trồng cỏ; Chăn nuôi lợn thịt, gà sinh sản, gà thịt an toàn sinh học có sử dụng đệm lót sinh học; Mô hình nuôi dê sinh sản; Mô hình Nuôi tôm thẻ, cá rô phi theo hướng VietGap; Nuôi cá trắm giòn, chép giòn; Nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa; Mô hình ứng dụng máy dò ngang trong khai thác hải sản xa bờ, …vv. 
Đối với chương trình xây dựng nông thôn mới: Đã phối hợp với UBND các xã xây dựng 37 mô hình, tạo điều kiện cho 1.494 hộ tham gia tiếp cận tiến bộ KHKT mới, giúp nông dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm để tổ chức sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Đặc biệt từ nguồn kinh phí theo Nghị Định 35/CP về quản lý, sử dụng đất lúa, Trung tâm đã phối hợp với các huyện/Thành phố, Thị xã thực hiện 72 dạng mô hình, quy mô 6.093 ha, 12.516 hộ tham gia với nhiều loại cây trồng vật nuôi phù hợp trên đất lúa để tăng hiệu quả kinh tế, thu nhập, cải thiện đời sống nông dân. 
- Về thông tin tuyên truyền: Xây dựng và phát sóng 739 trang truyền hình, truyền thanh và phóng sự khuyến nông trên đài Truyền hình, truyền thanh tỉnh, 306 trang khuyến nông và 42 trang điện tử trên báo Nghệ An, In ấn 140.700 tập san Thông tin Khuyến nông, 63 vạn tờ gấp kỹ thuật, tổ chức hàng trăm cuộc hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm để chuyển giao chủ trương, chính sách về nông nghiệp, các tiến bộ kỹ thuật mới, các điển hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp ở khắp mọi miền đến với người nông dân. 
- Về tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông và nông dân: Tổ chức được 8.362 lớp với 518.455 lượt cán bộ khuyến nông các cấp và nông dân tham gia. Phối hợp với Hội Nông dân, Hội làm vườn, Hội kinh tế trang trại, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, các Tổng đội Thanh niên xung phong, .... tổ chức 168 lớp, với 8.400 lượt hội viên, đoàn viên thanh niên tham gia. Ngoài ra các Trạm Khuyến nông còn thu hút sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí khác (nguồn từ huyện, các chương trình, dự án, doanh nghiệp, Nghị định 35/CP,...) tổ chức 862 lớp tập huấn cho 39.652 nông dân.
 - Về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn: Trung tâm khuyến nông Nghệ An là tỉnh đầu tiên trong cả nước thuộc hệ thống khuyến nông được giao nhiệm vụ và cấp phép đủ điều kiện dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/CP của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2011. Tính đến cuối năm 2017, đã tổ chức được 172 lớp, 5.404 học viên tham gia, số học viên được cấp chứng chỉ nghề là 4.968 học viên đạt 91,9%; trong đó có khoảng 85 - 90% học viên áp dụng đư¬ợc ngay kiến thức lý thuyết và thực hành vào thực tế sản xuất; khoảng 70 - 80% học viên sau học nghề đã áp dụng ngay chính nghề đ¬ược học và cho hiệu quả kinh tế.
- Về tư vấn dịch vụ nông nghiệp: Thông qua gặp trực tiếp hoặc điện thoại đã tư vấn cho hàng ngàn lượt nông dân về xây dựng dự án, tư vấn kỹ thuật, phương pháp triển khai xây dựng mô hình, giới thiệu các địa chỉ cung ứng sản phẩm đầu vào và đầu ra.… Đặc biệt là tư vấn cho các xã, ban chỉ đạo nông thôn mới cấp huyện, xã trong xây dựng mô hình phát triển sản xuất với 494 mô hình thuộc nguồn mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đối với dịch vụ khuyến nông, đã phối hợp với các đơn vị, các công ty thực hiện 35 mô hình, tổ chức 26 cuộc hội thảo về chuyển giao nhân rộng các tiến bộ kỹ thuật như sử dụng phân bón đạm Phú mỹ, NPK Lâm Thao cho cây lúa, cây ngô; giống lúa mới ADI 28, ADI 30; giống lúa QR1, DQ11, TBR 225, Bắc Thịnh, Bắc Xuyên; phân bón sinh học Bioplan, Lactofol,…vv. 
3. Tham gia quản lý Nhà nước về khuyến nông, thực hiện tốt các nhiệm vụ thuộc các chương trình mục tiêu Quốc gia do UBND tỉnh, sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện và cơ sở giao phó. 
4. Phối hợp thực hiện và tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức trong nước và Quốc tế để phát triển, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động khuyến nông. Một số chương trình dự án nổi bật đó là: Dự án chư¬ơng trình Hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi ở một số tỉnh Việt nam từ 2003 – 2020; Dự án "Đào tạo và khuyến nông dựa vào cộng đồng"; Ch¬ương trình hỗ trợ phát triển ngành Nông nghiệp (ASDP) vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á năm 2006-2007; Dự án hợp phần: Nâng cao năng lực hoạt động khuyến nông cơ sở của dự án KHCN Nông nghiệp, vốn vay ADB; Dự án “Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI)”, Dự án “Nông nghiệp thông minh thích nghi với biến đổi khí hậu” từ năm 2010 - 2013 do tổ chức Oxfam tại Việt Nam tài trợ;  Dự án Enrich năm 2015 – 2017; Dự án phục hồi và quản lý rừng phòng hộ Jica từ năm 2015 – 2018; Dự án khuyến nông Quốc gia Cam, Bưởi từ năm 2017 – 2019; Chương trình khuyến nông người nghèo giai đoạn 2016 - 2020; …vv.  
Đầu tư Ngân sách Nhà nước cho khuyến nông 25 năm qua tuy không nhiều nhưng từ kết quả hoạt động khuyến nông đạt được đã tác động tích cực đến sản xuất, góp chung vào thành tích của ngành nông nghiệp và PTNT tỉnh nhà. Đó là: 
- Từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp, đáp ứng cơ bản nguồn nhân lực chất lượng, giàu kinh nghiệm để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tiếp sức hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Góp phần tăng nhanh năng suất và sản lư¬ợng l¬ương thực, đưa sản lượng lương thực của tỉnh từ 480 nghìn tấn năm 1993 lên 1.257 nghìn tấn năm 2017 (tăng gấp 2,61 lần); Thúc đẩy liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp với một số sản phẩm có lợi thế như lạc, ngô, chè, mía, ..; Chuyển giao nhanh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, quy trình tiên tiến và cơ giới hoá vào sản xuất. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, mùa vụ để nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất cây công nghiệp hàng năm, lâu năm, cây ăn quả để cung cấp cho thị trường trong nước, xuất khẩu và nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Đẩy mạnh sản xuất lâm nghiệp, chuyển biến mạnh về chất, đảm bảo môi trường sinh thái và dân sinh kinh tế, phát triển bền vững, hiệu quả, tăng nhanh độ che phủ rừng từ 43% năm 2002 lên 57,7% năm 2017.
- Góp phần đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất thuỷ hải sản để nâng cao năng lực, năng suất, sản lượng, hiệu quả nuôi trồng, đánh bắt, khai thác nguồn lợi hải sản; nhiều đối tượng nuôi thuỷ sản được đưa vào như: tôm, cua, cá vược, cá bống bớp, baba, lươn, cá diêu hồng, cá rô phi, cỏ lóc... 
Tuy nhiên, hoạt động khuyến nông vẫn con một số hạn chế cần khắc phục đó là: Đội ngũ cán bộ khuyến nông chưa thực sự giàu về tư duy, kiến thức, kinh nghiệm. Các mô hình khuyến nông cơ bản còn nhỏ lẻ, chưa có nhiều mô hình tập trung, quy mô lớn, đầu tư còn dàn trải nên khó khăn trong việc phát triển thành vùng nguyên liệu, hàng hoá, liên kết chuối giá trị bền vững. Tập huấn, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn chưa có sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp, còn nặng về lý thuyết, thời lượng dành cho thực hành, tham quan thực tế, rèn luyện kỹ năng tay nghề hoặc gắn đào tạo, tập huấn với mô hình trình diễn khuyến nông, mô hình sản xuất có hiệu quả... chưa nhiều nên hiệu quả thực sự chưa cao. Chính sách khuyến nông vẫn chủ yếu là hỗ trợ, bao cấp, cơ chế cung cấp dịch vụ khuyến nông có thu chư¬a rõ ràng (thu từ t¬ư vấn, thu từ hiệu quả các mô hình, ch¬ương trình khuyến nông đem lại...) nên hoạt động khuyến nông có phần cứng nhắc, nông dân vẫn còn tư tưởng dựa dẫm, thiếu đầu tư.
Thiết nghĩ, để hệ thống khuyến nông Nghệ An đủ năng lực hoạt động, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết tỉnh đảng bộ lần thứ XVIII, Kế hoạch 5 năm ngành nông nghiệp và PTNT 2016 – 2020; Thực hiện thành công cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững giai đoạn 2018 – 2020. Trong thời gian tới, hoạt động khuyến nông cần phải tiếp tục không ngừng đổi mới toàn diện theo hướng đa dạng, chất lượng và hiệu quả cả về tư duy lẫn phương pháp tiếp cận, nhất thiết sản xuất nông nghiệp phải gắn chặt với cơ chế thị trường, với điều kiện hội nhập Quốc tế, với liên kết chuỗi giá trị theo quy mô lớn, lấy hiệu quả giá trị gia tăng làm thước đo nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn về công tác khuyến nông phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông dân. Cụ thể đó là:
- Tiếp tục đổi mới, xây dựng hệ thống khuyến nông Nghệ An ngày càng năng động, đủ năng lực để làm tốt vai trò tham mưu, tư vấn, hỗ trợ phục vụ sản xuất và phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Đội ngũ cán bộ khuyến nông phải thường xuyên trau dồi, nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, tích luỹ kinh nghiệm để trở thành chuyên gia giỏi nhằm tư tấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất.
- Chuyển giao nhanh các tiến bộ KHKT và liên kết dịch vụ nông nghiệp theo chuỗi giá trị nhằm tạo ra sự đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống cho nông dân.
-  Đa dạng hoá các nội dung, phương pháp, chính sách khuyến nông nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu sản xuất cho nhiều đối tượng hưởng lợi, tạo ra nhiều loại hình sản xuất có hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững./.


Cao Tuấn 
PGĐ Trung tâm khuyến nông

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg rau-thom-2.jpg a1-5.jpg anh-nam-1.jpg a8-6.jpg a4.jpg a5-3.jpg a6-4.jpg a2-3.jpg a7-6.jpg a1-4.jpg a9-1.jpg a13-1.jpg a10-1.jpg Nam-KIm-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây