Khuyến nông Nghệ An: Kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền
Thứ tư - 28/12/2022 04:215870
Nói đến hoạt động khuyến nông ngoài việc thực hiện xây dựng thành công các mô hình trình diễn, các chương trình, dự án thì công tác thông tin tuyên truyền, huấn luyện là hoạt động không thể thiếu nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp và nông dân tiếp cận nhanh với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Nếu chỉ chú trọng đến hiệu quả mô hình mà không làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, huấn luyện thì khả năng nhân rộng lan toả hạn chế, không cao; người dân không có cơ hội được tiếp cận thông tin cách làm, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để áp dụng nhân ra diện rộng, nâng cao hiệu quả trên đơn vị sản xuất. Chính vì lẽ đó mà hoạt động thông tin tuyên truyền, huấn luyện của Trung tâm Khuyến nông trong thời gian qua luôn được quan tâm, đổi mới cả về phương pháp tiếp cận, hình thức nhằm đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách và phát triển nông nghiệp, các biện pháp canh tác, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, các mô hình sản xuất vượt trội, các gương sản xuất điển hình đến với người dân làm nông nghiệp trong tỉnh. Năm 2022, đứng trước những thuận lợi, khó khăn chung của ngành nông nghiệp, nhưng với tinh thần quyết tâm cao hoạt động thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn đã hoàn thành kế hoạch, đảm bảo tiến độ và chất lượng đề ra. Cụ thể: + Về công tác Thông tin tuyên truyền: Trang khuyennongnghean.com.vn thường xuyên được cập nhật và đăng tải tin, bài kịp thời về các hoạt động của ngành; của khuyến nông; của các địa phương trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; Phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Nghệ An thực hiện 6 phóng sự; 8 chuyên đề; 12 trang nhịp cầu nhà nông; xuất bản 12 số tập san khuyến nông với 6.996 cuốn; 12 trang tuyên truyền Khuyến nông trên báo viết và báo điện tửNghệ An; cung cấp báo Nông nghiệp Việt Nam cho 97 xã thuộc 6 huyện miền núi: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp. Tổ chức 03 cuộc tham quan học tập mô hình sản xuất có hiệu quả tại một số tỉnh phía Bắc. Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức thành công Toạ đàm Phát triển các mô hình ứng dụng công nghệ số trong Nuôi trồng thuỷ sản và một số hoạt động tuyên truyề khác. + Về công tác đào tạo, huấn luyện: Tổ chức 90 lớp tập huấn về chương trình đất lúa theo Nghị định 35/NĐ-CP với 4.500 học viên tham gia; 95 lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt thôn/ xóm/ bản trên địa bàn 21 huyện, Thành phố, Thị xã với 4.531 lượt người tham gia;06 lớp tập huấn cho cán bộ tỉnh huyện với 180 học viên tham gia. Tổ chức 12 lớp tập huấn cho cán bộ không chuyên trách cấp xã (cán bộ thú y; bảo vệ thực vật – khuyến nông – khuyến lâm – khuyến ngư) với 414 học viên tham gia. Tổ chức 02 lớp tập huấn cho cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật và khuyến nông viên cơ sở từ nguồn kinh phí Khuyến nông Quốc Gia. Phối hợp với các đơn vị Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện triển khai nguồn tập huấn nông dân vớitổng 915 lớp, 45.750 lượt người tham gia để chuyển giao các chủ trương, chính sách mới về phát triển nông nghiệp, các quy trình kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp…; Triển khai22 lớp, 1.100 lượt người tham gia cho nông dân các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phối hợp với Hội nông dân tỉnh tập huấn 10 lớp cho đối tượng là hội viên Hội nông dân. Với nguồn kinh phí Nhà nước hàng năm đầu tư cho hoạt động thông tin tuyên truyền, huấn luyện tuy chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, nhưng phải khẳng định rằng, hiệu quả và tác động của công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn khuyến nông đem lại là rất lớn, góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác khuyến nông tỉnh, huyện; cán bộ chủ chốt thôn/xóm/bản, đặc biệt là chuyển giao nhanh các kiến thức và tiến bộ khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp cho nông dân. Từ đó, giúp nông dân định hướng, lựa chọn đối tượng, hình thức canh tác nhằm nâng cao được năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng, vật nuôi và giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên,công tác thông tin tuyên truyền, huấn luyện hiện nay đang đặt ra những yêu cầu, thách thức cao hơn, đặc biệt là thời đại của công nghệ 4.0, chuyển đổi số, nhất là công tác tuyên truyền, tập huấn hiện nay vẫncòn nặng về chuyển giao kỹ thuật, chưa chú trọng nhiều đến yếu tố về thị trường, quản lý chất lượng, liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, bảo vệ môi trường, truy xuất nguồn gốc, nâng cao hiệu quả kinh tế, năng lực sản xuất cho nông dân. Bên cạnh đó một bộ phận cán bộ làm khuyến nông còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng quản lý, tư vấn hỗ trợ, chuyển đổi công nghệ số, .. Cho nên, việc hết sức quan trọng trong công tác thông tin tuyên truyền huấn luyện khuyến nông hiện naycần tập trung đó là: Một là, kịp thời nắm bắt và bám sát các chủ trương, đề án, kế hoạch sản xuất nông nghiệp của Trung ương, của địa phương để tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời đến cho người dân. Hai là, chú trọng nâng cao năng lực, kiến thức, phương pháp, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt thôn/xóm/bản là những người trực tiếp tham mưu cho chính quyền địa phương và chỉ đạo, tư vấn hỗ trợ nông dân định hướng, lựa chọn phương thức canh tác, xác định cây trồng vật nuôi phù hợp hiệu quả, áp dụng vào thực tếtại địa phương. Ba là, tiếp tục đổi mới công tác thông tin tuyên truyền, huấn luyệnphù hợp với đối tượng, nội dung và điều kiện cụ thể. Chú trọng rèn luyện kỹ năng cho người dân. Chủ động gắn thông tin tuyên truyền,huấn luyệnvới mô hình khuyến nông có hiệu quả, gương sản xuất điển hình, liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để giúp người dân tiếp cận, áp dụng nâng cao hiệu quả sinh kế nông nghiệp bền vững. Đồng thời tiếp tục đưa nội dung thực hành “cầm tay chỉ việc”, tham quan thực tế vào chương trình đào tạo, tập huấnđể nâng cao hiệu quả, chất lượng, nhất là đối với nông dân vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Bốn là, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tryền thông như Đài phát thanh truyền hình, Báo Nghệ An, báo Nông nghiệp Việt Nam, website .. để chuyển giao nhanh thông tin sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đến người dân. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn thông qua nhiều hình thức như zalo, facebook, clip kỹ thuật,.. để đa dạng hoá kênh thông tin cho người dân tiếp cận. Năm là, xã hội hoá hoạt động thông tin tuyên truyền, huấn luyện trong khuyến nông. Chủ động liên kết phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác, .. để hỗ trợ tuyên truyền, tập huấn chuyển giao nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Như vậy, từ kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền huấn luyện khuyến nông trong những năm qua và năm 2022 đã phần nào minh chứng thêm cho tính hiệu quả, hữu ích đem lại cho người sản xuất. Thời gian tới để hoạt động thông tin tuyên truyền, huấn luyện khuyến nôngtiếp tục nâng cao được chất lượng, hiệu quả, tạo sức lan tỏa lớn thì nhất thiết phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp mới tạo ra được sự đột phá,giúp cho người sản xuất tiếp cận, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật,nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp./.
Hướng dấn nông dân ủ phân hưu cơ tại xã Diễn Thái huyện Diễn Châu
Mô hình nuôi vịt sinh sản tại hộ anh Cao Xuân Hảo xóm 6 xã Diễn Liên huyện Diễn Châu