Đảng bộ bộ phận Trung tâm Khuyến nông Nghệ An triển khai thực hiện nghị quyết số 08-NQ/TU

Thứ năm - 05/01/2023 04:10 298 0
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 02 tháng 3 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2030 (Nghị quyết số 08-NQ/TU); trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, Trung tâm Khuyến nông nghệ An đã xây dựng Chương trình hành động, đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo các chi bộ, chuyên môn, các đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị quyết trong năm 2022.
Đảng bộ bộ phận Trung tâm Khuyến nông Nghệ An triển khai thực hiện nghị quyết số 08-NQ/TU
 
Mô hình trồng chè hữu cơ tại Bình Sơn Anh Sơn(thuộc dự án Khuyến nông Quốc gia)
Trung tâm Khuyến nông Nghệ An có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng, nhân rộng các mô hình trình diễn về nông, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản; thông tin tuyên truyền phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất cây trồng vật nuôi và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ đáp ứng nhu cầu cung cấp hàng hóa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; giúp người sản xuất tạo dựng nghề nghiệp, xây dựng gia trại, trang trại, xóa đói giảm nghèo...
Năm 2022, mặc dầu có những khó khăn nhất định, nhưng toàn thể cán bộ, đảng viên, viên chức đã cố gắng khắc phục khó khắn, hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch của năm. Trong đó, đã tổ chức thực hiện và phối hợp với các trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, thành, thị triển khai thực hiện có hiệu quả 39 mô hình gồm nguồn ngân sách địa phương là 26 mô hình; nguồn chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới là 6 mô hình; nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 7 mô hình, dự án. Các mô hình triển khai đảm bảo tiến độ, đảm bảo nội dung kinh phí và chất lượng. Gắn với thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU, từ lúc lựa chọn nội dung, tiến bộ kỹ thuật đã tập trung xây dựng các mô hình liên quan đến sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học, chế phẩm trộn thức ăn trong chăn nuôi, thuỷ sản; Các mô hình liên quan đến xử lý chất thải trong trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nhằm đảm bảo môi trường đất, nước, không khí.
Về mô hình trồng trọt có Mô hình trồng thâm canh Na dai áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, quy mô 01 ha tại huyện Nghĩa Đàn; Mô hình trồng Na thái áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, quy mô 1,5 ha huyện Quỳ Hợp. Hệ thống tưới hoạt động tốt, lượng nước tiết kiệm hơn 45% so với tưới tràn, tiết kiệm công lao động. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bón phân, chăm sóc, cây có bộ rễ phát triển khỏe, cây phân tán đều. Nhờ giám sát và quản lý được lượng nước tưới, lượng phân bón và định mức thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác, cho nên không gây ô nhiễm môi trường do dự lượng thuốc BVTV và phân bón ra môi trường xung quanh; Mô hình Sản xuất rau ứng dung công nghệ tưới phun tự động theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 1.500 m2 tại TP. Vinh. Nhờ áp dụng quy trình sản xuất VietGAP kết hợp với tưới phun tự động đã tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng bên cạnh đó kiểm soát được dư lượng thuốc BVTV, phân bón so với phương thức canh tác thông thường. Vì thế không gây ô nhiễm môi trường và sức khoẻ của người sản xuất, tiêu dùng; Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 1.000 m2 tại huyện Hưng Nguyên. Mô hình sản xuất theo quy trình khép kín phân bón và thuốc sử dụng trong mô hình chủ yếu là các sản phẩm có nguồn gốc sinh học, tự nhiên, đồng thời kiểm soát được tác nhận gây bệnh và hạn chế tác động của thời tiết bất lợi, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh; Mô hình Trồng hồng giòn theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 5 ha, tại huyện Thanh Chương; Dự án “ xây dựng mô hình mẫu sản xuất chè hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại Nghệ An giai đoạn 2022 ‑ 2024” với quy mô 10 ha tại huyện Anh Sơn hiện nay chè sinh trưởng phát triển khá tốt.
Lãnh đạo Sở nông nghiệp & PTNT Nghệ An kiểm tra mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn đạt chứng nhận VietGAP
tại phường Quỳnh Xuân, Hoàng mai
Về mô hình lĩnh vực thủy sản, có Mô hình nuôi cá Thát lát trong lồng gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị tại xã Đồng Văn, huyện Quế Phong. Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, tạo ra sản phẩm mới – sạch đảm bảo chất lượng và môi trương nước, sinh thái được kiểm soát nhờ sử dụng nguồn thức ăn có các chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường; Mô hình nuôi cá Diêu Hồng theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Thịnh Sơn, huyện Đô Lương. Hộ nuôi đã tuân thủ và thực hiện đầy đủ các khâu trong quy trình nuôi cá Diêu Hồng theo tiêu chuẩn VietGAP từ khâu cấp nước ao nuôi, bố trí ao lắng và xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường (theo quy định hiện hành). Vì vậy, môi trường và nguồn nước tại địa bàn không bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, khí độc trong quá trình nuôi gây ra; Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đạt chứng nhận VietGAP tại Thị xã Hoàng Mai từ nguồn kinh phí Khuyến nông Quốc gia.  
Về lĩnh vực chăn nuôi, có Mô hình nuôi gà ác sinh sản theo tiêu chuẩn VietGAHP, quy mô 900 con tại huyện Nghi Lộc; Mô hình nuôi gà sinh sản theo tiêu chuẩn VietGAHP trên nền đệm lót sinh học, quy mô 800 con tại TX. Cửa Lò. Sản phẩm trứng đã được chứng chận VietGAHP. Nhờ áp tuân thủ quy trình nghiêm ngặt từ khâu vệ sinh chuồng trại, con giống, thức ăn và kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đã kiểm soát được phát thải khí và dịch bệnh… Vì vậy hạn chế chất thải khí (NH3, CO2) và chất hữu cơ dư thừa ra môi trường từ đó giảm được ô nhiễm môi trường.
Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông kiểm tra mô hình nuôi gà ác sinh sản theo tiêu chuẩn VietGAHP tại xã Nghi Văn huyện Nghi Lộc
Về công tác tập huấn nâng cao trình độ, kiến thức cho đội ngũ cán bộ, nông dân, đã tổ chức 90 lớp tập huấn cho nông dân thuộc chương trình đất lúa theo Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất lúa tại các huyện trồng lúa trọng điểm với 4.500 học viên tham gia, nội dung tập huấn tập trung vào kỹ thuật thâm canh lúa 1 phải 5 giảm và ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm sinh học, quản lý dịch bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý trên cây lúa; tổ chức 87 lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt thôn, xóm, bản trên địa bàn toàn tỉnh, với 4.350 học viên về các tiến bộ khoa học kỹ thuật có các nội dung nhằm bảo vệ môi trường, đất, nước, không khí gồm: Kỹ thuật thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả có múi; Cách nhận biết và sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng; Kỹ thuật chăn nuôi bò, lợn, gà, dê an toàn sinh học, VietGAHP; Biện pháp phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; cách sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản, phối trộn thức ăn tinh trong chăn nuôi và Ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm sinh học; Tổ chức 5 lớp tập huấn cho cán bộ khuyến nông tỉnh và cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, thành, thị với 150 học viên về các nội dung gồm: Kỹ thuật sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi bò an toàn sinh học; Kỹ thuật chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP; tập huấn 22 lớp cho nông dân các xã vùng khó khăn thuộc các huyện Thanh Chương, Con Cuông và Quế Phong với 1.128 học viên. Nội dung tập huấn về các tiến bộ khoa học kỹ thuật gồm: Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lương thực, thực phẩm; Kỹ thuật sản xuất rau an toàn sinh học; Kỹ thuật chăn nuôi bò, lợn, gà an toàn sinh học; Biện pháp phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; bên cạnh đó còn phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tập huấn 06 lớp về nâng cao kiến thức về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học tại các địa phương Hưng Nguyên, Thanh Chương, Đô Lương, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Yên Thành.
Bà con nông dân tham gia lớp tập huấn tại hiện trường theo Nghị định 35/2015/NĐ-CP
Về thông tin tuyên truyền, đã phối hợp với đài Phát thanh Truyền hình tỉnh phát sóng 8 trang chuyên đề, 6 trang phóng sự, 6 số thuộc nhịp cầu nhà nông; phối hợp Báo Nghệ An thực hiện 12/12 trang tuyên truyền Khuyến nông trên báo viết và 12/12 trang trên báo điện tử; duy trì hoạt động trang Website thường xuyên cập nhật các nội dung đang dạng; biên tập Tập san Khuyến nông phê duyệt và xuất bản 12/12 số tập san với 6.996/6.996 cuốn.
Có thể nói, kết quả từ các hoạt động khuyến nông về xây dựng mô hình; tập huấn; thông tin tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức, thái độ và hành động  của bà con nông dân trong thực tiễn sản xuất, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón hoá học, tưới tiết kiệm nước, quản lý dịch hại tổng hợp, nâng cao chất lượng, an toàn của sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường, đất, nước, không khí, bảo vệ sức khoẻ con người và đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU, năm 2023,  Đảng bộ Trung tâm Khuyến nông tiếp tục tuyên truyền, triển khai thực hiện Kế hoạch số 509/KH-UBND của UBND tỉnh và Nghị quyết số 08-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh trong cán bộ, viên chức và bà con nông dân. Trong đó, tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình, tập huấn các nội dung về nông nghiệp ứng dụng CNC, tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, kết hợp giải pháp tiết kiệm tài nguyên nước, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, xử lý chất thải giảm thải khí và giảm thải ra môi trường, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh./.
Nguyễn Hồng Giang - Trung tâm KNNA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a4.jpg a8-6.jpg a5-3.jpg a2-3.jpg a6-4.jpg a1-4.jpg a7-6.jpg a13-1.jpg a9-1.jpg a15-3.jpg a10-1.jpg a7-2.jpg a11-3.jpg a12-3.jpg a8-2.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây