Thứ hai, 20/01/2025, 21:23

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An : Họp Tham vấn về hoạt động  Dự án USAID tăng cường năng lực địa phương trong dự phòng, giám sát và đáp ứng dịch bệnh

Thứ ba - 22/10/2024 21:11 255 0
Chiều ngày 22/10/2024 tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An đã tổ chức buổi họp tham vấn với các đại diện ngành Nông nghiệp và các đối tác liên quan nhằm thảo luận về các hoạt động trong khuôn khổ Dự án USAID tăng cường năng lực địa phương trong dự phòng, giám sát và đáp ứng dịch bệnh. 
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An : Họp Tham vấn về hoạt động  Dự án USAID tăng cường năng lực địa phương trong dự phòng, giám sát và đáp ứng dịch bệnh
Đây là một trong những hoạt động nhằm tăng cường khả năng ứng phó của địa phương trước các dịch bệnh mới nổi, các bệnh từ động vật lây sang cho con người và ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống cộng đồng.
Tham dự buổi họp có đại diện của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, các chuyên gia đến từ dự án; Đại diện các phòng: Kế hoạch Tài chính, Quản lý Kỹ thuật và KHCN, Văn phòng Sở; Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Đại diện Lãnh đạo Chi cục và phòng Quản lý dịch bệnh; Đại diện Lãnh đạo và chuyên viên liên quan các đơn vị: Chi cục Kiểm lâm, Trung tâm Khuyến nông. Đại diện cơ quan quản lý các chợ động vật sống, lò giết mổ. Nội dung buổi họp tập trung vào việc đánh giá tình hình hiện tại của hệ thống giám sát và ứng phó dịch bệnh tại tỉnh Nghệ An, đồng thời thảo luận các giải pháp nâng cao năng lực địa phương, từ việc cải thiện cơ sở hạ tầng giám sát dịch bệnh đến tăng cường hợp tác giữa các cơ quan liên quan, chia sẻ thông tin về dự án, thu thập ý kiến ​​phản hồi và đề xuất từ ​​các bên liên quan để nâng cao hiệu quả hoạt động trong dự án.
Đồng chí Bùi Đình Long - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng đoàn đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo và các chuyên gia Dự án
Tại buổi họp đại diện dự án USAID đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc giám sát dịch bệnh và ứng phó khẩn cấp. Báo cáo chi tiết về các dịch bệnh nguy cơ cao đối với cả người và vật nuôi, bao gồm các bệnh như cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi, và sốt xuất huyết.
Đại diện dự án USAID phát biểu tại cuộc họp
Phát biểu tại buổi họp, đại diện Sở Nông nghiệp Nghệ An đã báo cáo về tình hình các hoạt động chăn nuôi thú y liên quan đến các hoạt động xây dựng vùng chăn nuôi an toàn, giết mổ gia súc, lấy mẫu xét nghiệm dịch bệnh... và công tác tuyên truyền trên địa bàn tỉnh. Nếu được sự hỗ trợ từ dự án USAID, tỉnh Nghệ An có cơ hội nâng cao năng lực trong việc giám sát và đối phó với các dịch bệnh, không chỉ đối với con người mà còn liên quan đến ngành nông nghiệp. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và gia tăng nguy cơ dịch bệnh trong ngành chăn nuôi.  
Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An phát biểu tại cuộc họp
Tại buổi họp, các đại biểu đã thảo luận về ba mục tiêu chính của dự án với trọng tâm là tăng cường khả năng phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ bệnh mới nổi, nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người, đồng thời tăng cường hợp tác liên ngành và nâng cao năng lực truyền thông nguy cơ và huy động sự tham gia của cộng đồng trong chuẩn bị và ứng phó dịch bệnh mới nổi. Cuộc thảo luận đã làm rõ tầm quan trọng của từng mục tiêu và những bước cụ thể cần phát triển để đạt được hiệu quả tối đa trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Đặc biệt với mục tiêu truyền thông các đại biểu cũng đã được nghe Lãnh đạo trung tâm Khuyến nông chia sẽ về công tác Truyền thông tại đơn vị mình: Công tác thông tin tuyên truyền là một hoạt động khuyến nông quan trọng, không thể thiếu được trong việc chuyển giao các chủ trương chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn, các biện pháp canh tác, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, giới thiệu các mô hình sản xuất điển hình ở khắp mọi nơi trong tỉnh đến người làm nông nghiệp. Nếu chỉ biết xây dựng mô hình hiệu quả mà không làm tốt công tác truyền thông thì việc chuyển giao các chủ trương chính sách, tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ không đến được với người dân, hệ lụy người dân sẽ không biết được mô hình hay, cách làm mới và không nhân rộng được các mô hình được đánh giá cho là hiệu quả kinh tế cao. Điểm nổi bật rõ nét của công tác thông tin tuyên tuyền khuyến nông là phối hợp với các cơ quan truyền thông, trang website khuyến nông, tập san, tập huấn, xây dựng các tờ gấp về kỹ thuât, băng đĩa…để tuyên truyền các chủ trương chính sách, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, giới thiệu mô hình, kinh nghiệm sản xuất có hiệu quả, giới thiệu các qui trình kỹ thuật giống cây, con và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cây trồng, dịch bệnh gia súc gia cầm.
Các đại biểu đều đống nhất ý kiến đề xuất với dự án đó là tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ nông nghiệp, thú y và y tế về cách thức nhận diện, giám sát và xử lý dịch bệnh kịp thời. Xây dựng một hệ thống giám sát hiện đại, ứng dụng công nghệ số để theo dõi và báo cáo nhanh tình hình dịch bệnh tại các địa phương. Các thiết bị mới như cảm biến dịch tễ học và hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu dịch bệnh. Các chương trình này sẽ giúp nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ cơ sở, từ đó nâng cao hiệu quả ứng phó khẩn cấp
Kết thúc buổi họp dự án USAID sẽ hoàn tất phần dự thảo đầu tiên để có sản phẩm làm các bước tiếp theo. Cuộc họp khép lại với sự thống nhất cao về mục tiêu và chiến lược triển khai trong thời gian tới. Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An cũng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, dự án USAID sẽ tiếp tục đồng hành cùng Sở, không chỉ trong công tác dự phòng và ứng phó với dịch bệnh mà còn trong các lĩnh vực phát triển nông thôn khác. Sự hỗ trợ và hợp tác từ dự án không chỉ giúp nâng cao năng lực của địa phương mà còn thúc đẩy phát triển bền vững, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cộng đồng.

 
Hồ Thị Hiền - Trung tâm Khuyến nông NA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
35.jpg 36.jpg 34-2.jpg a123.jpg a125-1.jpg 02.png 06.png 09.png 05-2.png 04.png 07-2.png a22.jpeg a23-1.png 12.jpg 14-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây