Nghệ An: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Thứ năm - 01/07/2021 23:12 622 0
Từ đầu năm 2021 đến nay, Theo thông báo của Cục Thú y, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại trên 8.300 ha (bao gồm: trên 8.000 ha nuôi tôm, trên 250 ha nuôi cá và một số loại thủy sản khác). Tính riêng 05 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại hơn 120 ha (bao gồm: trên 100 ha nuôi tôm, 20 ha nuôi ngao).
Nghệ An: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản
Đáng chú ý là có 93 ha tôm nuôi thiệt hại người nuôi không báo cáo cơ quan chức năng để lấy mẫu, điều tra xác định nguyên nhân tôm chết. Kết quả giám sát dịch bệnh cho thấy mầm bệnh Đốm trắng, Hoại tử gan tụy cấp tính tồn lưu, xuất hiện tại nhiều vùng nuôi.
Nguyên nhân được cho là người dân còn chủ quan trong công tác phòng bệnh, chạy đua theo thời vụ nên cải tạo ao nuôi còn sơ sài, nhiều hộ thả trái lịch mùa vụ theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp; một số chính quyền địa phương chỉ đạo chưa quyết liệt, chưa cấp đủ kinh phí để triển khai công tác phòng, chống dịch; hệ thống báo cáo dịch bệnh tại nhiều xã còn bất cập; nhân lực thực hiện nhiệm vụ thú y thủy sản còn thiếu và yếu chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
Để khắc phục tình trạng nêu trên và nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản. Thực hiện Công văn số 3208/BNN-TY ngày 31/5/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản, ngày 16/6/2021 UBND Tỉnh ban hành công văn số 3911, theo đó yêu cầu:
Đối với UBND các huyện, thành phố, thị xã: Ban hành kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn huyện; Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cấp kinh phí đảm bảo triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản, bao gồm: Thông tin, tuyên truyền, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm, điều tra dịch tễ, vôi khử trùng, tập huấn đào tạo cho thú y cấp huyện, xã, người dân; Chỉ đạo phòng Nông nghiệp/kinh tế chủ trì, phối hợp với Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện, UBND cấp xã, phân công cán bộ phụ trách điểm, bám sát địa bàn, tăng cường kiểm tra, giám sát vùng nuôi, theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh thủy sản, khi nhận được thông tin có thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh cần tiến hành điều tra dịch tễ, lấy mẫu gửi Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định nguyên nhân gây bệnh; Phòng Nông nghiệp/Kinh tế chủ trì, phối hợp với đài phát thanh, truyền hình huyện, hệ thống truyền thanh xã, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện, UBND cấp xã tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản thực hiện: Nghiêm túc tuân thủ lịch mùa vụ Nuôi trồng thủy sản năm 2021 theo Thông báo số 4495/TB-SNN-TS ngày 31/12/2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT; Kê khai hoạt động nuôi trồng thủy sản theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính Phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Các cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản: Khi có thủy sản chết bất thường, nghi ngờ bệnh phải báo ngay cho UBND cấp xã, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp để được hỗ trợ kịp thời. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo hướng dẫn của Cơ quan thú y. Tuyệt đối không xả nước ao nuôi bị bệnh ra ngoài môi trường, khi chưa xác định nguyên nhân thủy sản chết, chưa xử lý tiêu diệt nguồn bệnh. Phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch bệnh thủy sản cho người nuôi, đặc biệt về chất lượng con giống, xử lý nguồn nước, theo dõi, giám sát ao, hồ nuôi, các biện pháp tiêu độc khử trùng, xử lý dịch bệnh trong cơ sở; theo dõi diễn biến thời tiết, nhất là giai đoạn chuyển mùa, khô hạn, mưa lụt để có kế hoạch phòng bệnh kịp thời cho thủy sản nuôi; Thông báo kịp thời kết quả quan trắc môi trường, dịch bệnh cho UBND cấp xã, các vùng nuôi, hộ nuôi để cơ sở chủ động trong việc lấy nước, phòng bệnh; Công tác thống kê, báo cáo số liệu nuôi trồng, dịch bệnh: UBND cấp xã, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện báo cáo dịch bệnh theo hướng dẫn tại Công văn số 1802/SNN-CNTY ngày 27/5/2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phòng, chống dịch bệnh thủy sảnNâng cao năng lực về nhận biết dấu hiệu bệnh, báo cáo, điều tra ổ dịch cho đội ngũ thú y cấp huyện, cán bộ phụ trách thú y thủy sản cấp xã.
Theo tinh thần công văn Đối với Sở Nông nghiệp và PTNT: Chủ trì xây dựng kế hoạch phòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và thú y, Chi cục Thủy sản phối hợp với UBND cấp huyện bám sát địa bàn, theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh, hiện tượng thủy sản chết bất thường, thống kê, báo cáo đánh giá đúng thực trạng và có giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh; Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông: Tăng cường tập huấn về nuôi trồng thủy sản bền vững, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, nuôi trồng thủy sản; Triển khai mô hình nuôi thủy sản an toàn sinh học để nhân rộng cho các địa phương. Thành lập các đoàn công tác trực tiếp đến các địa bàn trọng điểm về nuôi trồng, những nơi có dịch bệnh và nguy cơ dịch bệnh phát sinh để kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp chăn nuôi an.
                                       Thả giống cá chim trắng vây vàng hộ anh Lê Anh Tuấn, xã Nghi hợp, Nghi lộc
                                                                 Trần Trung Thành - nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a4.jpg a8-6.jpg a5-3.jpg a2-3.jpg a6-4.jpg a1-4.jpg a7-6.jpg a13-1.jpg a9-1.jpg a15-3.jpg a10-1.jpg a7-2.jpg a11-3.jpg a12-3.jpg a8-2.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây