Thứ bảy, 23/11/2024, 02:30

Một số nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi và biện pháp khắc phục

Thứ hai - 08/06/2020 20:55 3.237 0
Ngày nay khi xã hội càng phát triển nhu cầu đời sống của con người càng cao, do vậy vấn đề " vệ sinh và an toàn" thực phẩm trong chăn nuôi được mọi người quan tâm và chú trọng. Tuy nhiên trong quá trình chăn nuôi chúng ta chỉ chú trọng đến sản phẩm cuối cùng có hiệu quả kinh tế hay không, ít ai chú ý đến quá trình sản xuất ban đầu.
Một số nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi và biện pháp khắc phục
 An toàn thực phẩm trong chăn nuôi không chỉ đơn thuần là sản phẩm thịt, trứng, sữa...sạch, đẹp  về mặt hình thái bên ngoài như không nhiễm bẩn, ôi thiu, nhiễm khuẩn, mà còn ở chổ sản phẩm không chứa các chất tồn dư độc hại như hormone (chất tăng trọng), kháng sinh, kim loại nặng, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật... Do đó để có sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng thì phải thực hiện tốt từ khâu sản xuất đến khâu sơ chế, chế biến, giết mổ, vận chuyển, phân phối, bảo quản.
      Trong quá trình chăn nuôi có rất nhiều nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm tuy nhiên người chăn nuôi cần lưu ý một số nguyên nhân và biện pháp khắc phục sau:
- Yếu tố môi trường: Do trong quá trình chăn nuôi người chăn nuôi vô tình xây dựng chuồng trại gần các nhà máy công nghiệp thải ra các kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen..., gần nguồn nước bị ô nhiểm, tàn dư chất độc do chiến tranh để lại. Do đó sẽ tạo ra các sản phẩm không an toàn.
Biện pháp khắc phục: Chúng ta cần phải lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại phù hợp, cao ráo, thoáng mát, cách  xa các khu công nghiệp. Gần nguồn nước sạch.
- Con giống: Chưa sạch bệnh, nguồn gốc không rõ ràng, lai tạo không đúng.
Biện pháp khắc phục: Tổ chức lại công tác quản lý giống bằng cách xây dựng và ban hành tiêu chuẩn xếp cấp giống cho một số giống vật nuôi để có căn cứ bình tuyển xếp cấp giống hàng năm và để thanh tra kiểm tra chất lượng giống của các cấp quản lý. Mua giống phải rõ nguồn gốc rõ ràng, địa chỉ tin cậy.
-  Phương thức chăn nuôi: Nhỏ lẻ, kém vệ sinh (gia súc nuôi gần nhà, xử lý phân, nuôi thả không đúng). Việc trộn các kháng sinh, hóa chất cấm, hoặc phối trộn nguyên liệu thức ăn có chứa nấm mốc, có lẫn những mảnh vỡ kim loại, sử dụng các bao bì chứa hóa chất để chứa thức ăn, không vệ sinh các dụng cụ nghiền trộn thức ăn, nhất là sau khi trộn thức ăn có thuốc... là những việc nguy cơ gây ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua thức ăn. Lạm dụng quá nhiều các loại kháng sinh. Giết mổ: Không tập trung, mổ chui, mổ gia súc ốm, không có kiểm soát thú y, còn giết mổ tại nhà không đảm bảo vệ sinh.
Về nước uống: Đây là yếu tố thường người chăn nuôi ít quan tâm. Phần lớn nguồn nước uống sử dụng trong chăn nuôi là nước giếng. và nguồn nước này dễ  nhiễm các chất có hại từ môi trường xung quanh như hóa chất, thuốc BVTV, vi sinh. Dụng cụ chứa nước không được vệ sinh cũng có thể là tác nhân gây nhiễm bẩn nước.
Biện pháp khắc phục: Tăng cường chăn nuôi quy mô trang trại để có điều kiện cơ giới hóa chăn nuôi ở nông nghiệp nông thôn. Chuồng trại khi xây dựng phải có hố đựng phân và nước tiểu có nắp đậy, tốt nhất là xây dựng hầm biogas. Vấn đề quan trọng nhất là người sản xuất phải có ý thức, trách nhiệm với sản phẩm do mình tạo ra. Tuyệt đối không sử dụng các loại kháng sinh, chất tăng trọng, các hóa chất cấm dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng cũng như trong bảo quản chế biến sản phẩm chăn nuôi. Nên dùng các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh trong thức ăn lợn, gà để tránh tồn dư kháng sinh trong thịt. Cần phải tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi giết mổ theo hướng dẫn trên nhãn mác hoặc bao bì.Trước đây chúng ta thường giết mổ gia súc bằng phương pháp mổ nằm nay thay thế và cải tiến bằng phương pháp mổ treo, chú ý trước khi giết thịt cần phải được kiểm dịch chất lượng, không giết mổ gia súc gia cầm bệnh, chưa qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc.
-  Đối với người kinh doanh: Do vì lợi nhuận nên bán thực phẩm không cần kiểm tra an toàn thực phẩm (ôi thiu, kém chất lượng); nhập hàng từ nước ngoài về không rõ nguồn gốc, không kiểm tra.
Biện pháp khắc phục: Cần phải tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và nghiêm chỉnh chấp hành luật An toàn vệ sinh thực phẩm. (Luật này đã được Quốc hội Việt
Nam thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2011).
Để khắc phục phần nào vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp, các ngành chức năng cần tích cực phối hợp với các địa phương để quản lý thực phẩm từ gốc và huy động cộng đồng cùng tham gia quản lý, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, khuyến khích xây dựng các mô hình sản xuất đạt các tiêu chuẩn tiên tiến. Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn, tuyên truyền, khuyến cáo người sản xuất không sử dụng chất cấm, chất bảo quản, phụ gia thực phẩm, thuốc thú y ngoài danh mục cho phép. Điều này đòi hỏi phải thay đổi phương thức sản xuất thông qua áp dụng các mô hình sản xuất đảm bảo an toàn, từ khâu chọn giống, áp dụng quy trình sản xuất đến thu hoạch.
                                                                 Hồ Thị Hiền - Trung tâm Khuyến nông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây