Huyện thuần nông Yên Thành đạt chuẩn nông thôn mới
Thứ tư - 07/10/2020 03:351.1670
Yên Thành là huyện thuần nông của tỉnh Nghệ An, toàn huyện có 39 xã, thị trấn, gần 28 vạn dân, trong đó có 10% số dân theo đạo công giáo.
Toàn huyện có hơn 44.000 ha đất sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, trong đó có hơn 21. 000 ha đất đồi núi, 13.000 ha ruộng 2 vụ lúa và 2600 ha ao hồ nuôi trồng thủy sản. Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện ủy, UBND huyện Yên Thành có cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, thực thi đồng bộ giải pháp phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân. Bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho hơn 3.500 lao động. Chủ tịch UBND huyện Yên Thành, phan văn Tuyên cho biết: “Là một huyện thuần nông, có diện tích lúa, màu nhiều nhất tỉnh, chúng tôi tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ, phát triển các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Đối với 21.000 ha đồi núi thấp và 2.600 ha ao đầm mặt nước thì thực hiện giao đất, giao đồi, đấu thầu ao đầm cho dân trồng rừng, làm kinh tế trang trại, theo mô hình VACR. Còn 13.000 ha lúa nước thì tập trung gieo cấy 2 vụ lúa chiêm xuân và vụ hè thu. Còn vụ đông thì để lúa tái sinh, nuôi vịt sinh sản, nuôi cá vụ ba cho thu hoạch vào dịp giáp tết. Toàn huyện đã quy hoạch, xây dựng được 11.000 ha lúa năng suất, chất lượng cao, cơ cấu các loại giống lúa cho hạt thơm ngon, bán được giá như Thái xuyên 111, Thụy hương 308, Thiên nguyên ưu 8, Bắc thơm số 7, nếp 97, AC5. Ngoài 10 làng nghề truyền thống, sử dụng hạt gạo, hạt nếp làm ra sản phảm hàng hóa như bánh bún, bánh chưng, bánh lá, bánh đa, huyện còn thành lập HTX trồng nấm rơm, nấm mỡ với sản lượng mỗi năm 450 tấn, xây dựng vùng trồng mía nguyên liệu rộng 600 ha, vùng lạc chuyên canh 1.000 ha, vùng cam ở đồi rộng 370 ha. Ngoài ra, huyện còn liên kết với doanh nghiệp sữa TH (Có trụ sở ở thị xã Thái Hòa – Nghệ An) để xây dựng mô hình trồng 500 ha lúa giá trị cao là gạo Nhật Bản và khôi phục giống nếp rồng ở các xã Xuân Thành, Hoa Thành, Hợp Thành, Tăng Thành.”
Xã Hoa Thành, Yên Thành xây dựng 10 km đường hoa hai bên vệ đường.
Mục tiêu xây dựng nông thôn mới của Yên Thành là thiết thực, hiệu quả, phấn đấu trở thành huyện có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, nông thôn phát triển, kết cấu hạ tầng từng bước hiện đại, dân chủ được phát huy, bản sắc văn hóa được giữ vững, môi trường đảm bảo, an ninh được tăng cường, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, hệ thống chính trị được vững mạnh. Trên cơ sở đó, cấp ủy chính quyền huyện Yên Thành xác định rõ bước đi và lộ trình thực hiện. Đảng ủy, UBND 38 xã trong huyện thường xuyên sâu sát, gắn bó với dân, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Qua tuyên truyền vận động, người dân Yên Thành hiểu rằng, mục tiêu xây dựng NTM chủ yếu là sản xuất phát triển, nâng cao đời sống nhân dân, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - Xã hội. Trong đó người dân có vai trò là chủ thể quan trọng. Vì thế người dân sẵn sàng đóng góp, tham gia xây dựng NTM bằng những việc làm cụ thể như hiến đất, hoa màu, đóng góp công sức, tiền của xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh, tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường. Đến nay, tất cả trục đường giao thông từ trung tâm huyện đến các điểm du lịch, danh thắng đều được nâng cấp mở rộng trãi nhựa, hoặc bê tông. Đã xây dựng nhiều dự án phát triển kinh tế, du lịch, với nguồn vốn xã hội hóa hàng chục tỷ đồng. Tiêu biểu nhất là dự án khu du tích sinh thái tâm linh Đền Chùa Rú Gám. Khi dự án này hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa – Xã hội của huyện nhà. Đầu tư, nâng cấp tôn tạo khu lưu niệm Bác Hồ tại xã Vĩnh Thành, ghi nhớ ngày Bác Hồ về thăm huyện nhà (10/12/1961). Xây dựng tượng đài đồng chí Phan Đăng Lưu, người con của quê hương, tại trung tâm huyện, trở thành địa chỉ đỏ để thế hệ trẻ về thăm và báo công. Đồng thời xây dựng hàng chục cụm công nghiệp, trung tâm thương mại, nhà máy ở thị trấn và các xã quốc dọc lộ 7A, tỉnh lộ 38, trong đó có nhà máy may xuất khẩu của Nhật Bản tại thị trấn, nhà máy trồng chuối xuất khẩu của Hàn Quốc tại xã Viên Thành: 9 năm xây dựng NTM (Từ năm 2011 – 2019) Yên Thành thắng lợi toàn diện trên các lĩnh vực, làm đổi thay bộ mặt nông thôn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế mỗi năm từ 8 – 10%, tổng sản lượng lương thực cao nhất tỉnh, với hơn 160.000 tấn/ năm, nuôi 130.000 con gai súc, hơn 1,7 triệu con gia cầm, thu ngân sách đạt mỗi năm từ 260 tỷ đồng đến hơn 300 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt từ 36 triệu đồng đến 40 triệu đồng người/ năm. Đã có 128 cơ sở giáo dục, 39 trạm y tế trong huyện đều làm cao tầng hoặc kiên cố khang trang và đạt tiêu chuẩn quốc gia giáo dục, y tế. Với tinh thần “Nhà nước, tập thể và nhân dân cùng làm”, Mỗi năm Yên Thành đầu tư từ 400 – 500 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Tất cả di tích, danh thắng trong hyện được tôn tạo, trùng tu nâng cấp. 100% số xã có đường nhựa về tới trung tâm. Các cơ sở lưu trú được nâng cấp, xây mới ngày càng khang trang. Hiện tại Yên Thành có 20 cơ sở lưu trú, trong đó 2 khách sạn 3 sao, 20 nhà hàng. Đội ngũ cán bộ, tiếp viên gồm hơn 1.500 người được đào tạo nâng cao tay nghề. Cả 38/38 xã có thiết chế văn hóa thể thao đạt chuẩn. Trung tâm y tế, Bệnh viện đa khoa huyện và 39 trạm y tế xã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân, bình quân mỗi năm thực hiện khám và chữa bệnh cho hơn 130.000 lượt người bệnh. Trường trung cấp nghề của huyện mỗi năm đào tạo từ 1.300 – 1.400 học viên, trong đó có 500 lao động nữ học nghề may công nghiệp. Từ 10 xã đạt chuẩn văn hóa NTM, năm 2015 đến tháng 10 năm 2019, có 28 xã đạt chuẩn văn hóa NTM. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 98% và có 100% hộ dân được dùng điện lưới quốc gia. Mạng luới Internet được kết nối đến 100% số cơ quan đơn vị, các đoàn thể quần chúng từ huyện xuống xã và 905 số gia đình cập nhập thông tin. 39/239 xã, thị trấn, trong đó có 22 xã miền núi được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, nếp sống văn minh, ý thức vệ sinh môi trường trong thu gom xử lý rác thải được chú trọng. Phong trào trồng hoa, cây cảnh, tạo cảnh quan xung quanh xanh – sạch – đẹp ngày càng được nhân rộng. Đã có hàng nghìn con đường làng đưuọc trồng hoa hai bên vệ đường, treo cờ tổ quốc mang tên các đoàn thể quần chúng như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh. Thực hiện hương trình đưa cơ giới hóa vòa đồng ruộng, giải phóng sức lao động, 100% số xã, số xóm đầu tư mua máy cày đa chức năng, máy tuốt lúa, máy gặt đạp liên hoàn, xe bán tải. Bình quân mỗi xã mua từ 100 – 130 máy các loại. Với lợi thế, tiềm năng của địa phương và những quyết sách đúng đắn, cách làm phù hợp, sự quyết tâm của hệ thống chính trị, đặc biệt là phát huy vai trò chủ thể của người dân. Yên Thành đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủ công nghiệp, làng nghề, kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng cho nên diện mạo cảnh quan nông thôn có nhiều đổi mới. Từ những xóm nghèo ven đồi bờ sông Dinh và dưới chân đồi khô khan trước đây, nay trở nên trù phú, yên vui với hơn 8.600 ha cánh đồng, cho thu nhập từ 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng/ ha/ năm. Hộ giàu và khá, thu từ 85 triệu đồng đến 350 triệu đồng hộ/ năm, chiếm 70%, hộ nghèo chỉ còn 1%. Niềm vui nữa là đến đầu mùa thu năm Canh Tý 2020, Yên Thành đã có 38/38 xã đạt 19/19 tiêu chí, trong đó xã vùng đồi Sơn Thành đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Nghệ An./.