Chủ nhật, 22/12/2024, 09:48

Kết quả bước đầu thực hiện chương trình Khuyến nông người nghèo giai đoạn 2016 - 2018

Thứ tư - 24/04/2019 21:57 728 0
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, miền và giữa các dân tộc, nhóm dân cư.
Kết quả bước đầu thực hiện chương trình Khuyến nông người nghèo giai đoạn 2016 - 2018
Thành tựu xóa đói giảm nghèo trong những năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được cộng đồng Quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo vẫn chưa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp nhiều, nhất là ở những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm vừa qua, mặc dù các cấp ủy chính quyền các cấp đã dành nhiều sự quan tâm đến công tác xóa đói giảm nghèo, đã có nhiều chính sách và dành nhiều nguồn lực để ưu tiên phát triển kinh tế cho hộ nghèo, nhưng kết quả đạt được còn hạn chế. Theo số liệu thống kê, đến năm 2017, toàn tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều là 8,81%. Do vậy để thực hiện giảm được tỉ lệ hộ nghèo, tỉnh Nghệ An đã và đang quyết liệt tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp để phấn đấu đưa hộ nghèo của tỉnh bình quân hàng năm giảm từ 2-3%; trong đó các huyện, các xã nghèo giảm bình quân 4-5%/năm.
Để góp phần làm tốt công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, vai trò Khuyến nông được xác định là hết sức quan trọng trong việc lồng ghép chương trình, dự án, mô hình khuyến nông; gắn hỗ trợ kinh phí với chuyển giao TBKT để các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo một cách bền vững. Tuy nhiên, các nội dung, chương trình khuyến nông hàng năm được triển khai trong thời gian qua chủ yếu căn cứ vào các danh mục chương trình dự án đã được phê duyệt theo giai đoạn và mang tính chất phổ biến rộng rãi với mọi đối tượng người dân đều được hưởng lợi. Vì vậy để có các chính sách và hỗ trợ nguồn lực riêng cho đối tượng người nghèo trên địa bàn tỉnh quả thực là rất khó khăn. 
Xuất phát từ lý do trên, ngày 25/8/2015 UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 3736/QĐ - UBND về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình khuyến nông phục vụ người nghèo trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020. Nhằm thay đổi phương thức, cách tiếp cận về đầu tư, hỗ trợ giúp cho hộ nghèo có được tư liệu sản xuất, kiến thức khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm để trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả, tăng thu nhập và thoát nghèo bền vững.
Năm 2016 - 2018, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An đã giao nhiệm vụ cho Trung tâm Khuyến nông Nghệ An tiến hành phối hợp với chính quyền các cấp để xác định, lựa chọn được 60 hộ nghèo của 12 xã (5 hộ nghèo/xã) thuộc 12 huyện/Thị xã (Tân Kỳ, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Quỳ Hợp, Con Cuông và Thanh Chương, Hưng Nguyên và Đô Lương,Tương Dương, Anh Sơn, Thị xã Hoàng Mai và Nghĩa Đàn). Sau gần 3 năm thực hiện, chương trình khuyến nông người nghèo bước đầu được đánh giá thành công và đang được khẳng định là cách tiếp cận phù hợp với mong đợi, nguyện vọng của người nghèo. Chương trình đã tạo cơ hội cho hộ nghèo được hỗ trợ cây trồng, vật nuôi và được tiếp thu các tiến bộ KHKT để chủ động trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất. Tính đến nay, đã có 20/60 hộ thoát nghèo, chiếm 33,33%; 7/60 hộ cận nghèo, chiếm 11,66%; số hộ nghèo còn lại dự kiến thoát nghèo trong những năm tới. 
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chương trình, các hộ nghèo tham gia mô hình còn phải đối mặt với những khó khăn như; thời tiết diễn biến phức tạp dễ xảy ra dịch bênh đối với gia súc, giá giống, giá vật tư biến dộng thất thường. Sản phẩm chăn nuôi chưa có sự liên kết nên hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường. Một số hộ nghèo do điều kiện kinh tế khó khăn nên chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy định kỹ thuật.
Để chương trình khuyến nông người nghèo được thành công cao, tính lan toả lớn và phát triển bên vững, nhất thiết cần phải quan tâm một số vấn đề như: 
Thứ nhất: tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền các cấp chính quyền đối với chương trình khuyến nông người nghèo để có những chính sách, phương pháp tiếp cận phù hợp. Tăng cường công tác xã hội hóa để có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ, khuyến khích các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn nhân rộng mô hình chăn nuôi trâu bò, dê sinh sản nhằm giúp hộ nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.
Thứ hai: Cấp ủy Đảng chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân lựa chọn phương thức, đối tượng vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tế hộ gia đình. Chú trọng công tác tập huấn, đào tạo, chuyển giao các tiến bộ KHKT để người nghèo vận dụng, thay đổi cách nghĩ, cách làm góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo.
Thứ ba: Tăng cường công tác kiểm tra giám sát chỉ đạo các hộ tham gia chương trình cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật theo đúng hướng dẫn của cán bộ phụ trách và cơ quan chuyên môn.
 Thứ tư: Sự thành công của các mô hình khuyến nông người nghèo là mô hình mẫu để chính quyền các cấp vận động, tuyên truyền, áp dụng linh hoạt hình thức tiếp cận tùy theo điều kiện địa phương nhằm giúp người nghèo tìm ra giải pháp phù hợp phát triển kinh tế, tiến tới giảm nghèo và phát triển bền vững. Như vậy có thể khẳng định chương trình khuyến nông người nghèo giai đoạn 2016 – 2018 bước đầu đã cơ bản thành công và  đạt mục tiêu đề ra./.

                                           Hồ Thị Ca - Nguồn TSKN
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a2-9.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-che-huu-co.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a25-4.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây