Trung tâm Khuyến nông nghệ An triển khai thực hiện mô hình khuyến nông gắn với Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 tầm nhìn đến năm 2030
Thứ năm - 02/03/2023 20:554210
Năm 2022, thực hiện kế hoạch được Sở Nông nghiệp &PTNT Nghệ An giao,về việc triển kha iĐề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Nghệ An giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn 2030. Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã xây dựng kế hoạch khuyến nông bám sát với Đề án, đồng thời lồng ghép với các chương trình thuộc ngân sách Trung tâm Khuyến nông quốc gia, các chương trình phối hợp với các đơn vị khác để triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình khuyến nông góp phần vào thực hiện Đề án.
Trên cơ sở đó, đã triển khai thực hiện 39 mô hình, tổng kinh phí 4.823.180.000 đồng, với 342 hộ tham gia. Trong đó ngân sách tỉnh 26 mô hình, ngân sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 6 mô hình, ngân sách của Trung tâm Khuyến nông quốc gia 7 mô hình.
Mô hình trồng thâm canh Na dai có áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, quy mô 1,5 ha, tạixã Hạ Sơn huyện Quỳ Hợp
Đối với nhóm sản phẩm từ trái cây (cam, bưởi, dứa...): Đã triển khai xây dựng 13 mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tiêu chuẩn VietGAP ... như Mô hình trồng thâm canh Na dai có áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt,quy mô 1,0 ha, tại huyện Nghĩa Đàn; Mô hình trồng hồng giòn theo tiêu chuẩn VietGAP, quy mô 5 ha, trồng mới triển khai tại huyện Thanh Chương; Mô hình trồng thâm canh hồng Nhân Hậu, Quy mô 2 ha, trồng mới triển khai tại huyện xã Tây Sơn huyện Kỳ Sơn; Mô hình trồng thâm canh Bưởi da xanh, quy mô 3 ha, tại xã Yên Khê huyện Con Cuông. Mô hình Trồng thâm canh cây chuối Nam Mỹ sử dụng hệ thống tưới, quy mô 2,4 ha, triển khai tại huyện Anh Sơn… Đối với nhóm sản phẩm từ cây nguyên liệu phục vụ chế biến (Mía, Chè): Triển khai 03 mô hình gồm Mô hình Trồng thâm canh giống mía LK9211 áp dụng cơ giới hóa trên đất trồng lúa kém hiệu quả, với quy mô 5 ha tại huyện Anh Sơn; Dự án “ xây dựng mô hình mẫu sản xuất chè hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại Nghệ An giai đoạn 2022 ‑ 2024” với quy mô 10 ha tại xã Bình Sơn huyện Anh Sơn; Dự án “ xây dựng mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại một số tỉnh phía Bắc” với quy mô 4 ha tại xã Huồi Tụ huyện Kỳ Sơn; Hiện nay chè sinh trưởng phát triển tốt. Đối với nhóm sản phẩm từ thịt các loại (Thịt lợn, thịt gia cầm): Thực hiện 09 mô hình, các mô hình nổi trội như Mô hình chăn nuôi gà H’Mông thương phẩm, thực hiện tại xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, quy mô 1.000 con; Chăn nuôi vịt Grimaud theo hướng thịt an toàn sinh học gắn kết tiêu thụ sản phẩm, triển khai tại huyện Tân Kỳ, quy mô 850 con; Chăn nuôi dê sinh sản chất lượng cao, quy mô 18 con, tại Xã Tam Hợp huyện Tương Dương; Chăn nuôi gà bản địa thương phẩm, triển khai tại huyện Quế Phong với quy mô 1.400 con; Chăn nuôi ngan đen thương phẩm sử dụng chế phẩm sinh học, triển khai tại huyện Qùy Hợp với quy mô 780 con; Mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học, với quy mô 14 con tại huyện Quỳ Châu; Chăn nuôi Vịt bầu quỳ, tại xã Châu Quang, Quỳ Hợp, quy mô 900 con/3 hộ; Mô hình nuôi gà ác sinh sản theo tiêu chuẩn VietGAHP với quy mô hỗ trợ 900 con gà tại huyện Nghi Lộc...
Mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học tại Châu Thuận huyện Quỳ Châu
Đối với nhóm Gỗ và sản phẩm từ Gỗ: Thực hiện 02 mô hình gồm Mô hình trồng Dổi ghép lấy hạt, với quy mô 3 ha tại xã Tân An, huyện Tân Kỳ cây sinh trưởng và phát triển tốt, chiều cao đạt 1,6 - 2,0 m, không xuất hiện sâu bệnh hại,đang chăm sóc năm thứ 2; Mô hình trồng Dổi lấy hạt, với quy mô 2,3 ha tại huyện Con Cuông: Tỷ lệ sống đạt 80%, cây sinh trưởng phát triển khá tốt, trong giai đoạn chăm sóc và tỉa cành tạo tán.
Mô hình trồng Dổi ghép lấy hạt, quy mô 3 ha tại xã Tân An, huyện Tân Kỳ
Đối với nhóm sản phẩm từ Tôm, Cá: Thực hiện 05 mô hình như Mô hình nuôi cá Thát lát trong Lồng tại huyện Quế Phong với 1 hộ tham gia, quy mô 314 m3; Mô hình nuôi chạch lấu thương phẩm trong ao, quy mô 1.500 m2, thực hiện tại Xã Diễn Trường huyện Diễn Châu; Mô hình nuôi thâm canh cá Diêu hồng theo tiêu chuẩn VietGAP, quy mô 1.500 m2, 01 hộ tham gia tại xã Thịnh Sơn, Đô Lương; Mô hình ứng dụng công nghệ CPF (Composite Polyurethane Foam) trong bảo quản sản phẩm trên tàu khai thác hải sản xa bờ, hỗ trợ cho 01 tàu, tại Xã Quỳnh Phương - Thị xã Hoàng Mai; Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đạt chứng nhận VietGAP ở Bắc Trung Bộ: Quy mô 0,4 ha, tại xã Quỳnh Xuân Thị xã Hoàng Mai. Đối với nhóm sản phẩm Gạo: Triển khai dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng theo chuỗi giá trị hàng hoá tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ”, với quy mô 20 ha tại huyện Yên Thành. Năng suất đạt 76-80 tạ/ha, sản phẩm có giá bán cao hơn thị trường 20-30 %. Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với các địa phương khảo sát, tìm hiểu để định hướng xây dựng các dạng mô hình có hiệu quả kinh tế, phù hợp từng vùng miền và xu thế phát triển, gắn với các Đề án. Chú trọng xây dựng mô hình theo hướng an toàn, theo chuỗi, gắn kết sản xuất và chế biến nâng cao giá trị nông sản, liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm bền vững. Thông qua các hoạt động xây dựng mô hình trình diễn, đưa những tiến bộ khoa học công nghệ về với bà con nông dân đã góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi và gia tăng giá trị sản xuất cho người nông dân; giúp nông dân thay đổi từ phương thức canh tác phân tán, nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, tạo ra sản phẩm hàng hóa, có năng suất, chất lượng cao. Các mô hình triển khai có hiệu quả và tiến hành thực hiện các hoạt động nhân rộng như tổ chức các cuộc hội thảo đầu bờ, đầu chuồng, đưa vào nội dung tập huấn, đào tạo, thực hiện các chuyên đề truyền thanh, truyền hình, viết các tin bài đăng trên báo Nghệ An, báo trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Tập san Khuyến nông, trang Website khuyến nông ... nhằm tuyên truyền chuyển giao cho người sản xuất và con nông dân./.
Nguyễn Hồng Giang – Trung tâm Khuyến nông
Nguồn: Tập san Khuyến nông