Thứ bảy, 23/11/2024, 12:20

Vài suy nghỉ về chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả 

Thứ ba - 18/08/2020 05:08 889 0
Sản xuất lúa Việt Nam từ thiếu ăn đã vươn lên là nước xuất khẩu gạo lên tốp đầu. Tuy nhiên, sản xuất lúa xuất khẩu chủ yếu vẫn ở mức giá thấp so với các nước trong khu vực? Gía trị lợi nhuận cũng như nguồn thu ngoại tệ vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ.
Vài suy nghỉ về chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả 

Để khai thác sử dụng đất trồng lúa có hiệu quả cao hơn Chính phủ ban hành Nghị định 62/2019/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa. Nghệ An, tuy có đặc thù riêng nên ưu tiên số 1 về đảm bảo ổn định an ninh lương thực tại chỗ. Nhờ ứng dụng giống mới, cải tiến quy trình kỷ thuật, khả năng đầu tư lẫn trình độ của người trồng lúa được nâng lên nên dù không có lượng lúa gạo dư thừa nhiều để xuất khẩu nhưng hàng năm vẫn có lượng khá lớn dư thừa phục vụ chăn nuôi và làm hàng hóa. Tóm lại, có thể thấy chuyển đổi một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả là việc làm cần, cấp thiết trong thời gian tới.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn Nghệ An trong nhiều năm qua cơ bản được thực hiện theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13-4-2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Kết quả chuyển đổi về cơ bản đã được áp dụng ở một số địa phương nhưng thiếu định hướng, hướng dẫn. Theo đánh giá, năm 2019, toàn tỉnh đã chuyển đổi 260,4 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây hàng năm như ngô, lạc, mía, rau đậu các loại, hành tăm,… Trong đó chuyển đổi trên đất 2 lúa là 203.7 ha, chuyển đổi trên đất 01 vụ lúa là 56.7 ha. Diện tích chuyển đổi cơ bản đang mang tính tự phát, phong trào nên thiếu bền vững, khả năng nhân rộng và đặc biệt chưa đủ cơ sở khoa học, thực tiễn để từ đó hình thành nên vùng hàng hóa tập trung có liên kết bao tiêu sản phẩm.

Chuyển đổi cây trồng như chúng ta biết là công việc diễn ra trên tất cả diện tích cây trồng nông, lâm nghiệp hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững khai thác hiệu quả sử dụng đất phù hợp với thực tế sản xuất và xu thế tất yếu cho những năm tiếp theo. Trong phạm trù bài viết này chúng tôi chỉ đề xuất một kía cạnh nhỏ là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa không an toàn, kém hiệu quả. Trước hết, có lẽ cần nhất là để cụ thể hóa NĐ của CP về vấn đề này nên chăng cần có Quyết định của UBND Tỉnh để định hướng, hướng dẫn  rõ để phục vụ cho công tác chuyển đổi, đó là việc chuyển đổi phải thực hiện đúng quy trình, thủ tục, bảo đảm công khai, minh bạch đến các hộ dân, hình thành các vùng sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung quy mô lớn và phòng, tránh việc chuyển đổi tràn lan, tự phát.

Diện tích lúa Hè thu cuối kênh, cao cưỡng không chủ động nước và diện tích có thể tiêu thoát nước nhanh khi có mưa lớn cần rà soát cụ thể để chuyển từ sản xuất 02 vụ lúa bấp bênh sang sản xuất một lúa - một màu hoặc 1 lúa - 02 vụ màu. Điều kiện sau vụ lúa Xuân là điều kiện thuận lợi để triển khai gieo, trỉa vừng, đậu các loại (đây là nhóm cây chịu hạn). Một số chân đất cát pha, thịt nhẹ có thể sản xuất lạc vụ Xuân Hè, tuy nhiên cần lưu ý khâu chọn giống có điều kiện thích nghi rộng (các giống địa phương như: Sen, Cúc, Sen lai 75/23, ...) vì giai đoạn ra hoa tạo quả thường gặp nắng nóng, bộ lá nhanh tàn trong thời điểm phát triển nhân nên năng suất lạc bị ảnh hưởng. Đây cũng là chân đất có thể ký kết hợp đồng liên kết với các nhà máy sữa trên địa bàn để sản xuất ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi đại gia súc. Vì vậy, trên các chân đất này sau khi rà soát thì chân đất thấp hơn, thoát nước kém hơn có thể chuyển đổi sang trồng ngô (ngô có thể chịu nước tốt hơn trong điều kiện khi có mưa giông hơn các đối tượng cây trồng khác như vừng, đậu các loại.

Trên các chân đất sâu trũng, cỡ 20.000ha trên địa bàn toàn Tỉnh tập trung chủ yếu tại các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Cửa lò, TP Vinh,... sản xuất 02 vụ lúa bấp bênh cần rà soát để thực hiện công tác chuyển đổi mang tính bền vững, định hướng lâu dài hơn. Trên diện tích này cần có đánh giá thực tế của từng vùng để thực hiện quy hoạch chuyển đổi đồng bộ sang 1 lúa Xuân - Lúa + Cá. Để sản xuất theo công thức này rất cần sự hỗ trợ kỷ thuật của cơ quan chuyên môn, cần sự hỗ trợ từ Tỉnh, Huyện để hình thành nên các vùng tập trung dựa trên lợi thế tự nhiên. Cá ở đây là hình thức góp diện tích, tổ chức sản xuất chung trong vụ Hè thu - mùa và kéo sang cuối vụ Thu Đông. Ngoài hỗ trợ về kỷ thuật hỗ trợ để hình thành các khu vực ngăn giữ nước, giữ cá trong mùa mưa. Như vậy, diện tích phù hợp không nặng về sản xuất lùa Hè thu mà có thể sản xuất lúa mùa, lúa không để coi trọng để thu sản lượng thóc mà có thể chuyển sang để làm nguồn thức ăn tại chỗ phát triển nuôi thả cá. Như vậy, giống lúa cho khu vực chuyển đổi này không nặng về năng suất, sản lượng mà cần các giống có khả năng thích nghi tốt điều kiện bất huận, có chiều cao và đặc biệt là không phải mua giống mà  nông dân phải tự để giống được. Để phục vụ phát triển ổn định diện tích chuyển đổi này, cần có sự đầu tư cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng, có sự hỗ trợ để nông dân mua giống cá. Quan trọng hơn cả là phải hình thành liên kết bao tiêu, sơ chế, chế bến cá để phát triển chuyển đổi bền vững.

Bên cạnh các cây, con mang tính chất truyền thống, bản địa nói trên. Việc nghiên cứu chuyển đổi cần thí điểm với một số cây hàng hóa, cây nguyên liệu có thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp điều kiện nắng nóng, khô hạn Hè thu để liên kết với các doanh nghiệp chế biến có nhu cầu để đánh giá tổng kết nhân rộng. Cơ sở khoa học là cần thiết, nhưng cơ sở khoa học cần thực tế, bám sát thực tiễn để sáng tạo. Chuyển đổi cây trồng là công việc cần thực tế, thực chất nên sự quan tâm của ngành nông nghiệp, của các cấp chính quyền phải đủ để khuyến khích nông dân lẫn doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết. Để công tác chuyển đổi đi vào thực chất, sát thực tế vấn đề đánh giá tổ chức tổng kết để khuyến khích động viên khen thưởng để nhân rộng là việc làm thường xuyên liên tục để phát huy nội lực, khả năng sáng tạo của nông dân, của doanh nhiệp.

Như vậy, thực hiện chuyển đổi cơ cấu đất trồng lúa nói riêng, cơ cấu cây trồng nói chung (sẽ có các phần tiếp theo bài này) là việc cần thiết hiện nay cũng như trong xu hướng tới trong điều kiện biến đổi khí hậu. Trong điều kiện khó khăn chồng khó khăn của sản xuất lúa Hè thu ở Nghệ An thường xuyên khô hạn đầu vụ, ngập úng cuối vụ hiện nay trên nhiều diện tích đất trồng lúa rất cần sự quan tâm của các cấp các ngành và bà con nông dân để nâng cao hiệu quả đất trồng lúa.

 

                      ThS. Phan Duy Hải - Phó chi cục trưởng chi cục TT&BVTV - nguồn nnptnt.nghean.gov.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây