Thứ hai, 23/12/2024, 15:20

Khắc phục hiện tượng ổ áp xe ở lợn

Thứ hai - 12/10/2020 03:57 9.158 0
Trong chăn nuôi lợn hiện tượng áp xe là một vấn đề ngoại khoa thường gặp ở lợn mọi lứa tuổi. Hiện tượng này gây ra rối loạn trao đổi chất tại vùng bọc mủ, giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Để giúp bà con chăn nuôi nắm rõ hơn về hiện tượng này chúng tôi xin nêu nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục như sau:
Khắc phục hiện tượng ổ áp xe ở lợn

*Nguyên nhân
- Do da bị nhiễm bẩn lâu ngày, các ống tiết tuyến mồ hôi, tuyến nhờn dưới da bị tắc lại, gây tích tụ các chất bài tiết, từđó kích thích và gây viêm.
- Do da bị tổn thương cơ học, từ đó vi khuẩn sinh mủ xâm nhập vào vết thương hình thành bọc mủ.
- Do ngoại ký sinh trùng như ghẻ, rận cắn kích thích da, con vật có cảm giác ngứa, cọ sát vào các vật cứng làm tổn thương da, vi khuẩn sinh mủ xâm nhập vào vết thương hình thành bọc mủ; do tiêm thuốc sai vị trí hay sai đường cấp thuốc.
*Triệu chứng
Giai đoạn đầu ổ bọc mủ xuất hiện có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau có giới hạn rõ với các mô xung quanh. Sau thời gian  mủđược hình thành khi ấn tay vào bọc mủở giữa mềm, xung quanh cứng. Nếu dùng kim tiêm chọc dò sẽ có mủ chảy ra ởgốc kim, bọc mủ có thể tự vỡ do con vật cọ vào tường hoặc vật cứng. Ổ bọc mủ thường thấy trên da lưng, cổ, sau gáy, bụng, vú, vàở chân, kích thước bọc mủ to nhỏ khác nhau, trong chứa mủ, sau thời gian bọc mủ vỡ tạo thành vùng loét
*Phòng áp xe
- Phòng tổn thương da cho lợn bằng cách kiểm tra chuồng nuôi phát hiện và loại bỏ những yếu tố dễ gây tổn thương.
- Phân loại lợn cùng lứa tuổi, cùng tầm vóc khi phân đàn.
- Người chăn nuôi cần thực hiện tốt các giải pháp chăn nuôi An toàn sinh học, chú trọng làm tốt công tác vệ sinh, làm sạch và khử trùng chuồng nuôi bằng các hóa chất sát trùng như: Vikon S, BenKocid, Omnicide, Han Iodine, Povi dine định kỳ và thường xuyên theo hướng dẫn của Nhà sản xuất.
*Điều trị áp xe
- Giai đoạn đầu có thể dùng kháng sinh: Amoxycilin, Doxycyclin tiêm cho con vật theo hướng dẫn của Nhà sản xuất, trợ sức bằng Cafein và VTM B1.
- Giai đoạn sau, khi ổ bọc mủ đã chín, cần thực hiện mổ bọc mủ theo các bước sau: Sát trùng dụng cụ; dùng kéo cắt hết lông chỗ ổ viêm sau đó sát trùng kỹ toàn bộ vùng ổ viêm bằng cồn iodin 10%; dùng thuốc Novocain 3% tiêm với liều 5 – 8ml/con vào quanh ổ áp xe để giảm đau;dùng dao mổ vô trùng rạch mở ổ viêm, tạo miệng bọc mủ sau đó nặn sạch mủ và  và máu cá. Rửa sạch ổ bọc mủ bằng cồn iodin 10% hoặc nước muối 5%. Dùng penicillin + Streptomycin bôi vào vết thương 1 lần/ngày, liên tục 5 ngày liền.
-Tiêm các thuốc kháng sinh sau: Amoxycilin, Doxycyclin, Ceftiofur, Ampicilin, Gentamycin,  Licomycin, liên tục trong 3-5ngày.
- Dùng Cafein, VTM B1 tiêm bắp 1 lần/ngày để trợ sức cho con vật.
- Cho uống điện giải liên tục 5 ngày liền.
Có thể nói áp xe ở lợn là hiện tượng ngoại khoa dễ phát hiện và xử lý. Nếu người chăn nuôi thường xuyên kiểm tra sức khỏe đàn lợn, kịp thời  xử lý sớm sẽ giúp cho con vật sống khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, tạo ngoại hình đẹp sẽ góp phần vào tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi./.

 
Văn thắng – Trung tâm KN

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
hh3-1.jpg hh7-1.jpg hh4-2.jpg hh1.jpg hh5-3.jpg hh2.jpg hh6-2.jpg z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg a2-9.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye mo-hinh-buoi-1.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây