Thứ hai, 23/12/2024, 10:54

Hiệu quả mô hình gà đồi Bến nghè gắn với xây dựng thương hiệu

Thứ năm - 03/09/2020 00:01 882 0
Những năm gần đây huyện Quỳnh Lưu, có nhiều cơ chế chính sách ưu đãi cho vay vốn, hỗ trợ kinh phí phục vụ sản xuất nông nghiệp như  xây dựng chuồng trại , giống,... từ  nguồn ngân sách của huyện và xã nên hàng trăm hộ dân mạnh dạn phát triển kinh tế theo mô hình tổng hợp, như trong năm 2019 toàn huyện có trên 330 mô hình sản xuất theo hướng đồng bộ cho thu nhập 200 – 300 triệu đồng/năm.
Hiệu quả mô hình gà đồi Bến nghè gắn với xây dựng thương hiệu
Đặc biệt, lĩnh vực chăn nuôi, không thể không nhắc đến chăn nuôi gà đồi ở các xã vùng Bán sơn địa của huyện Quỳnh Lưu. Được sở hữu địa hình bán sơn địa phần lớn người dân sống quanh đồi, diện tích vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng rộng lớn, thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mặt khác, Gà đồi có chất lượng thịt thơm, ngon, đã có mặt trong nhiều nhà hàng, khách sạn, nhưng hiện nay vẫn chưa có thương hiệu hay chỉ dẫn địa lý về xuất xứ gà đồi. Vì vậy, năm 2019 được sự  hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An, Trạm Khuyến nông huyện Quỳnh Lưu đã thực hiện mô hình “Chăn nuôi gà đồi giống Bến Nghè gắn với xây dựng thương hiệu”  tại  xã Quỳnh Thắng và Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Mô hình chăn nuôi gà đồi Bến Ghè được triển khai ở xã Quỳnh Thắng và Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu, với 7 hộ tham gia, quy mô 1000 con(50 con gà bố mẹ, 950 con gà con). Trước khi đưa gà về nuôi, các hộ được tập huấn về kỹ thuật từ khâu làm chuồng có hố xử lý phân, rác thải,…đến khâu vệ sinh phòng bệnh: Như yêu cầu chuồng cách xa nhà ở, cuối hướng gió, trước và trong khi nuôi được tẩy uế chuồng bằng benkocid, vôi bột,... thường xuyên vệ sinh máng ăn máng uống sạch sẽ. Nuôi với phương thức bán chăn thả, khoanh vùng khu vực nuôi, không nuôi chung với các đối tượng nuôi khác trong cùng khu vực nuôi, xung quanh khu vực chuồng nuôi định kỳ thu gom rác thải, quét dọn sạch sẽ và rắc vôi bột khử trùng, đặc biệt các hộ có sử dụng các chế phẩm men vi sinh để khử mùi hôi của phân gà thải ra. Trong quá trình nuôi, các hộ nuôi đã biết sử dụng  hóa chất benkozid hoặc vôi bột để tiêu độc khử trùng chuồng nuôi 2 - 3 lần/tháng, làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng sức đề kháng cho đàn gà, giảm thiểu lây lan dịch bệnh. Con giống được cấp gồm 50 con gà bố mẹ được tuyển chọn đảm bảo chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật; con giống khỏe mạnh, không dịch bệnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được sản xuất từ các cơ sở sản xuất kinh doanh có uy tín trên địa bàn của xã. Và 950 con gà 1 ngày tuổi có giấy kiểm dịch chất lượng con giống tại địa phương. Giống này, có khả  năng thích nghi với điều kiện môi trường tự nhiên rất tốt, khả năng chống chịu được thời tiết bất lợi, ít dịch bệnh, ngoài thức ăn hỗn hợp được hỗ trợ, người chăn nuôi biết tận dụng thêm thức ăn sẵn có: ngô, lúa, các loại rau xanh, nhằm giảm chi phí đầu vào. Trong quá trình nuôi dưỡng chăm sóc đàn gà thì công tác phòng bệnh luôn được chú trọng và chấp hành đúng theo lịch phòng bệnh cho gà ở từng giai đoạn sinh trưởng phát triển, nên đàn gà không bị nhiễm các bệnh như Gumboro, cúm gia cầm, viêm thanh khí quản truyền nhiễm,… Tuy vậy, đàn gà cũng mắc một số bệnh như cầu trùng cấp, đậu gà, nhưng đã được cán bộ trạm kịp thời hướng dẫn các hộ sử dụng vác xin, được tiêm phòng, chăm sóc tốt nên đàn gà giảm tối đa các bệnh trên và sinh trưởng phát triển tốt. Mặc dù vậy, trong khi thực hiện mô hình, cũng gặp không ít khó khăn như diễn biến thời tiết phức tạp, mưa gió thất thường, gà đang ở giai đoạn úm, gà mới đưa về còn yếu sức đề kháng kém nên đàn gà của nhiều hộ có biểu hiện bệnh ỉa phân trắng, cầu trùng... Cùng theo đó, trình độ dân trí còn hạn chế, người dân chưa quen chăn nuôi quy mô lớn nên hộ tham gia xây dựng mô hình còn lúng túng, ý thức chưa cao, còn trông chờ ỉ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.  Đầu ra sản phẩm không ổn định, khó tiêu thụ giá cả gà đồi cao hơn so với các giống gà lai ở địa phương, nên bị thương lái ép giá do đó các hộ không mặn mà trong việc đầu tư sản xuất . Nhưng sau 3 tháng nuôi, tỷ lệ nuôi sống cao 94 %, trọng lượng xuất chuồng đạt 1,8 kg/con, giá bán 90.000đ/kg, tổng thu 138.150.000 đ, lãi thu được 31.487.500đ . Các hộ cho biết thêm, với phương thức nuôi nhốt kết hợp với thả rông sẽ tiết kiệm được chi phí thức ăn đáng kể, nếu nuôi nhốt hoàn toàn tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng hết 2.6 – 2.8 kg thức ăn, nhưng nuôi bán chăn thả chỉ tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng hết 1,2 – 1,5 kg thức ăn, chất lượng thịt thơm ngon hơn.

Vậy nên đây là dạng mô hình hoàn toàn phù hợp với điều kiện chăn nuôi cho các hộ gia đình vùng bán sơn địa, giúp các hộ có kiến thức chăn nuôi, tiếp cận khoa học kỹ thuật mới đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường nhằm khai thác hiệu quả vùng đồi phía Tây của huyện Quỳnh Lưu, tạo thêm việc làm và cải thiện thu nhập  cho người dân, từ đó xây dựng nên thương hiệu gà đồi có sức cạnh tranh trên thị trường, đem lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi.
Nguyễn Thị Thu – Trung tâm KN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
hh3-1.jpg hh7-1.jpg hh4-2.jpg hh1.jpg hh5-3.jpg hh2.jpg hh6-2.jpg z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg a2-9.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye mo-hinh-buoi-1.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây