Từ lợi thế đó, người dân ở đây đã thuần hóa được loại ong rừng và nuôi ở vườn của mình để khai thác mật, trở thành nghề nuôi ong lấy mật đặc trưng giúp nhiều nông dân xã Nghĩa Bình xóa đói giảm nghèo, dần dần ổn định cuộc sống.
Hiện nay, toàn xã Nghĩa Bình có hơn 200 hộ nuôi với gần 600 đàn. Một đàn ong mỗi năm cho trung bình khoảng 4 lít mật. Các hộ nuôi ong như ông Trang, ông Hùng bán giá tại vườn là 400 ngàn đồng/lít. Để nghề nuôi ong rừng lấy mật đạt hiệu quả hơn, các hộ nuôi thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như kỹ thuật nuôi ong. Xã Nghĩa Bình cũng đã thành lập Tổ hợp tác xã nuôi ong để thu hút bà con tham gia, mở rộng quy mô đàn ong, cùng nhau phát triển nghề nuôi ong rừng lấy mật.
Tuy có tiềm năng và thế mạnh để phát triển nhưng hiện nay nghề nuôi ong lấy mật ở xã Nghĩa Bình chủ yếu là phát triển tự phát, nhỏ lẻ. Mật ong Nghĩa Bình đã được giới thiệu tại nhiều hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp sạch trong tỉnh Nghệ An và được người tiêu dùng đánh giá rất cao về chất lượng. Tuy nhiên, do nuôi nhỏ lẻ ở các gia đình nên lượng mật ong bán ra vẫn còn hạn chế so với nhu cầu càng càng tăng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc chưa tạo dựng được thương hiệu, người tiêu dùng vẫn chưa biết nhiều về mật ong Nghĩa Bình khiến giá trị chưa được kỳ vọng và thiếu ổn định. Vì thế, tham gia chương trình trình mỗi xã một sản phẩm là hướng đi đúng đắn để để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị và quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng ổn định, lâu dài./.
Mô hình nuôi ong của ông Phan Xuân Trang, xã nghĩa bình, Nghĩa đàn
Bài và ảnh: Trần Trung Thành