Thứ bảy, 23/11/2024, 15:22

Một số lưu ý trong chăn nuôi trước và sau mùa mưa bão

Thứ ba - 23/04/2019 21:14 1.269 0
Nghệ An là một trong những tỉnh hàng năm phải chịu tác động lớn của mưa bão, áp thấp nhiệt đới và các tác động tiêu cực của khí hậu, thời tiết đã gây thiệt hại nặng nề tới sản xuất nông nghiệp, trong đó phải kể đến nghành chăn nuôi.
Một số lưu ý trong chăn nuôi trước và sau mùa mưa bão
 Mưa bão đã làm cho hàng vạn con gia súc gia cầm bị chết, hàng nghìn chuồng, trại chăn nuôi bị ngập úng, sập đổ gây ra thiệt hại vô cùng lớn. Mặt khác, sau mưa bão môi trường bị ô nhiễm trầm trọng, kết hợp độ ẩm không khí tăng cao, môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm mống bệnh tật phát sinh, lây lan và gây bệnh. Thiệt hại sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để khắc phục và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai mang đến, giúp người chăn nuôi yên tâm ổn định phát triển chăn nuôi. Người chăn nuôi cần lưu ý trước và sau mùa mưa bão một số vấn đề  như sau:
1.Trước mùa mưa bão: 
- Chủ động nguồn thức ăn kể cả thức ăn công nghiệp cũng như thức ăn tự phối trộn  có sẵn trong hộ gia đình, đảm bảo đầy đủ cho gia súc, gia cầm. Riêng với gia súc nhai lại, chủ yếu thức ăn thô xanh chiếm gần 80%, nên người chăn nuôi chủ động dự trữ nguồn thức ăn này bằng cách ủ xanh (hoặc kiềm hóa rơm với urê), nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho gia súc trong mùa mưa lũ.
-  Chuồng trại, phải chống đỡ (Dùng gỗ, tre để đỡ chuồng, đóng các bao cát dằng trên ngói  để đỡ tốc ngói khi có gió,..), che chắn chuồng nuôi kín đáo  tránh mưa tạt làm ngập chuồng. Có những vùng chuồng nuôi không kiên cố, chỉ tạm bợ ( như một số vùng ở các huyện Quế Phong, Quỳ Châu,…) nên di dời vật nuôi đến những nơi an toàn khác.
-  Hệ thống cống rãnh xung quanh khu vực nuôi phải được khơi thông thoáng, để nước thoát nhanh, tránh đọng nước, gây ngập xunh quanh khu vực nuôi. 
- Tiêm phòng cho gia súc, gia cầm đầy đủ theo quy trình kỹ thuật, giúp vật nuôi có sức đề kháng sau mùa mưa bão.
2. Sau mùa mưa bão:
 - Để đảm bảo cho gia súc gia cầm sinh trưởng phát triển, hạn chế nguy cơ thiệt hại và dịch bệnh sau mưa bão, nhất thiết cần phải lưu ý:
+ Thu gom và xử lý xác gia súc gia cầm chết, và chôn kỹ ở những nơi cao ráo không bị ngập nước, trước khi chôn lấp phải dùng vôi bột hoặc các thuốc sát trùng như Phenol 3 – 5 %, benkozid (30 – 40 ml pha trong 10 lit nước sạch), chloramin B 2 – 5 %, thuốc tím 1- 2 %,… rải lên xác chết. Hố chôn sau khi lấp cần được phun tiêu độc khử trùng trên khắp bề mặt, để hạn chế tối đa  ô nhiễm môi trường, khống chế dịch bệnh lây lan..
+ Thu dọn sạch bùn, đất, phân, rác thải trôi dạt; đối với rác thải là phân, chất độn chuồng, rác hữu cơ cần phải ủ hoặc đào sâu chôn chặt để hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường và các loại mầm bệnh.
+ Tu sửa lại chuồng trại chăn nuôi, hệ thống nước, hệ thống xử lý nước thải (nếu đã bị hư hỏng); Đồng thời cọ rửa toàn bộ tường xây, vách ngăn, nền chuồng, phương tiện, dụng cụ chăn nuôi bằng nước sạch; khơi thông cống, rãnh thoát nước hố chứa phân, chất thải để tránh nước mưa chảy ngược vào chuồng nuôi.
+ Dùng vôi bột hoặc các loại thuốc sát trùng như Phenol 3 – 5 %, benkozid (30 – 40 ml pha trong 10 lit nước sạch), chloramin B 2 – 5 %, thuốc tím  1- 2 %, … để tiêu độc, khử trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi, hệ thống cống, rãnh thoát nước, hố chứa phân cũng như phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi
            - Đồng thời, cần tăng cường thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho đàn gia súc gia cầm sau mưa lũ bằng cách:
+ Thay mới chất độn chuồng để giữ ấm cho gia súc, gia cầm, đặc biệt là đối với gia súc bú sữa, gia cầm giai đoạn nuôi úm.
+ Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi, thức ăn phải đảm bảo đầy đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng phù hợp với từng lứa tuổi vật nuôi.
 + Bổ sung thêm vitamin (ADE), khoáng chất, men tiêu hóa… cho gia súc, gia cầm để nâng cao sức đề kháng.
 + Chủ động dùng kháng sinh để phòng các bệnh nhiễm khuẩn có nguy cơ cao như tiêu chảy, phân trắng, bạch lỵ, thương hàn…. 
 + Thực hiện tốt công tác vệ sinh, quét dọn chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi hàng ngày
 + Định kỳ phun tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi để hạn chế các loại mầm bệnh. Tiêm phòng bổ sung vắc xin để phòng chống dịch bệnh đối với đàn gia súc, gia cầm mới nhập đàn cũng như đàn gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng .
Như vậy, việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật đối với gia súc gia cầm trước và sau mùa mưa bão là rất cần thiết tạo cơ hội cho đàn vật nuôi giảm thiểu được tác động do thời tiết khí hậu. Người chăn nuôi cần quan tâm và chủ động thực hiện toàn bộ mọi giải pháp để tạo môi trường, điều kiện sinh trưởng phát triển tốt nhất cho vật nuôi, góp phần thành công trong chăn nuôi.


                                      Nguyễn Thị Thu – Trung tâm Khuyến nông Nghệ An
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây