Thứ sáu, 22/11/2024, 12:56

Hội thảo: Chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế và phát triển nông nghiệp sinh thái

Thứ năm - 02/11/2023 23:57 460 0
Ngày 01/11/2023, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo trực tuyến “Chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế và phát triển nông nghiệp sinh thái” nhằm cụ thể hoá quan điểm, định hướng phát triển được xác định tại Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hội thảo: Chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế và phát triển nông nghiệp sinh thái
Thành phần tham dự trực tiếp Hà nội có Đại diện Cục, Vụ, Viện thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện Viện, Trường liên quan, đại diện cơ quan phát triển Quốc tế, Tổ chức phi Chính phủ, cơ quan truyền thông, đại diện Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, đại diện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn một số tỉnh. Đồng thời, có sự tham gia của các đại biểu tham dự trực tuyển tại các điểm cầu của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, các đơn vị, các tổ chức nghiên cứu liên quan.
Chủ trì tại điểm cầu Nghệ An, đồng chí Võ Thị Nhung Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và có sự tham gia của đại diện lãnh đạo và các chuyên viên liên quan phòng Kế hoạch Tài chính, Quản lý kỹ thuật và KHCN, Văn phòng Sở; đại diện lãnh đạo và chuyên viên liên quan của các Chi cục, Trung tâm thuộc sở.
Theo FAO, Nông nghiệp sinh thái là phương pháp tiếp cận tổng hợp, áp dụng đồng thời các khái niệm và nguyên tắc về hình thái và xã hội nhằm xây dựng và quản trị hệ thống nông nghiệp và thực phẩm, tối ưu hoá các mối quan hệ động thực vật, con người và môi trường, bao gồm cả các yếu tố xã hội hướng tới một hệ thống thực phẩm bình đẳng và bền vững.
Tư duy sản xuất nông nghiệp là lấy sản lượng làm mục tiêu, còn tư duy kinh tế nông nghiệp là lấy giá trị gia tăng làm mục tiêu. Chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp là bán cái mình có sang tư duy kinh tế nông nghiệp nghĩa là chuyển đổi tư duy tăng sản lượng sang tăng giá trị, bán cái thị trường cần (bao gồm giá trị, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiện ích). Trong sản xuất, người nông dân ít khi tính tới chi phí đầu vào mà chỉ chú trọng đến giá bán, trong khi đó càng giảm chi phí đầu vào thì càng tăng được lợi nhuận, tăng giá trị gia tăng. Giá cao hay thấp chỉ phản ánh sự khan hiếm của hàng hóa, bàn tay vô hình của thị trường sẽ tự điều chỉnh giá cả.
Các diễn giả cũng chỉ ra rằng, hạn chế của sản xuất nông nghiệp truyền thống là tạo ra nhiều sản phẩm nhưng có ít lợi nhuận; lạm dụng tài nguyên, nguyên vật liệu đầu vào gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm của người nông dân không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm cho thị trường trong nước và Quốc tế; không sản xuất được với số lượng lớn, đồng nhất về chất lượng hình dạng, kích thước, màu sắc; giá cả hợp lý; lạm dụng tài nguyên dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên,…
Chiến lược thời gian tới là xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới…; phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Do đó, nhiệm vụ giải pháp đặt ra đó là: Thực hiện rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ chế chính sách, các quy trình tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản xuất, chế biến và tiêu dùng lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững; Phát triển hệ thống cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp; hệ thống chế biến và phân phối; thúc đẩy thực hành tiêu dùng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng chống chịu trước các cú sốc, góp phần nâng cao uy tín và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên toàn cầu. Đồng thời nâng cao thu nhập cho người sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, đảm bảo khả năng tiếp cận và thụ hưởng lương thực thực phẩm lành mạnh cho mọi đối tượng và trong mọi tình huống, đặc biệt là đối với các khu vực khó khăn, nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương./.
a
 Quang cảnh hội thảo tại điểm cầu Nghệ An
 
Cao Tuấn - Trung tâm Khuyến nông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây