Đào tạo và Huấn luyện nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyên nông và Nông dân đang là nhu cầu thiết yếu của thực tiễn và được các cấp các ngành quan tâm nhằm áp dụng các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp nông nghiệp, góp phần phấn đấu hoàn thành các tiêu chí về nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới.
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT, các ban ngành và chính quyền các cấp đã tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ KHKT thông qua đào tạo huấn luyện nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Khuyến nông và Nông dân trên địa bàn tỉnh một cách thuận lợi, chất lượng và hiệu quả.
Năm qua bằng sự năng động, Trung tâm đã tranh thủ từ nhiều nguồn kinh phí thông qua Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, từ các Dự án, nguồn tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội khác tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tỉnh, huyện, Khuyến nông viên và Cộng tác viên khuyến nông. Triển khai được 04 lớp thuấn TOT với 200 học viên là Khuyến nông tỉnh/ huyện tham gia; 35 lớp cho đối tượng là Khuyến nông viên cấp xã với 1.229 học viên; 64 lớp cho đối tượng Khuyến nông viên thôn bản với 3.200 học viên; 1.022 lớp cho đối tượng là nông dân với gần 80 ngàn lượt người tham gia. Ngoài ra hàng năm từ nguồn ngân sách huyện (Thường xuyên, Nguồn theo NĐ35/CP, chương trình dự án khác) các trạm Khuyến nông đã tổ chức và phối hợp tập huấn 668 với hàng ngàn học viên tham gia. Đào tạo nghề cho Lao động nông thôn theo QĐ1956 của Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức được 10 lớp/09 huyện với 328 học viên tham gia.
Nội dung tập huấn xuất phát từ nhu cầu thực tế của sản xuất, đối tượng học viên về tất cả các lĩnh vực như: Các cơ chế chính sách mới trong nông nghiệp phát triển nông thôn từ Trung ương và của Địa phương, các tiến bộ KHKT mới như sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP... trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản ...phần nào đã đáp ứng được mong đợi của học viên. Đội ngũ giảng viên: Là các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản ... từ các Trường Đại học, các Cục, Vụ Viện (giảng cho các đối tượng Khuyến nông Tỉnh huyện) và đội ngũ các CBVC của Trung tâm khuyên nông được đào tạo chuyên sâu Thạc sĩ và Đại học chuyên ngành (giảng cho các đối tượng Khuyến nông Xã và Thôn bản). Các giảng viên được Trung tâm bố trí là những cán bộ có nhiều kinh nghiệm và truyền tải bằng phương pháp phù hợp, sử dụng phương pháp thuyết trình có minh hoạ, thảo luận nhóm, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường trao đổi thông tin hai chiều và hướng dẫn thực hành.
Có thể nói thông qua hoạt động đào tạo tập huấn về cơ bản năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ khuyến nông viên đã được nâng cao một cách đáng kể, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn công tác khuyến nông ở cơ sở. Thông qua hoạt động này, Nông dân cũng đã được bổ sung thêm thông tin mới về các cơ chế chính sách của Đảng, nhà nước trong nông nghiệp phát triển nông thôn để vận dụng vào điều kiện sản xuất của mình, bên cạnh đó với những phương thức sản xuất, KHKT mới được tiếp thu từ các lớp tập huấn được bà con áp dụng vào thực tế sản xuất một cách hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho bản thân, gia đình, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định đó là: Nghệ An được biết đến là tỉnh có diện tích tự nhiên đứng đầu cả nước, dân số đông và với địa hình phức tạp, sản xuất nông nghiệp đa dạng và đầy đủ các lĩnh vực từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng khai thác chế biến thủy hải sản ... Nhu cầu đào tạo tập huấn là hết sức cần thiết, tuy nhiên với phần kinh phí được bố trí hàng năm cho công tác thông tin đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ Khuyến nông viên và nông dân còn ít, nên mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ của nhu cầu, học viên tham gia các khóa Đào tạo nâng cao năng lực thường nhiều độ tuổi, trình độ, là không đồng đều (đặc biệt là đối tượng nông dân) nên khó khăn cho công tác quản lý, tổ chức lớp học và phương pháp giảng dạy. Đồng thời thời gian tập huân đào tạo thường gián đoạn thay đổi so với kế hoạch xây dựng ban đầu do mùa vụ, thời tiết khí hậu và tính chất văn hóa, đặc thù của địa phương, việc lồng ghép các Khóa tập huấn đào tạo thông qua xây dựng các mô hình trình diễn là chưa nhiều do tính thời vụ của sản xuất.
Nên thời gian tới đối với công tác Đào tạo và Huấn luyện chuyển giao KHKT nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ Khuyến nông viên và nông dân nhất thiết phải gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu lao động cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, theo chuổi giá trị cho các ngành nông , lâm , ngư… Làm tốt công tác khảo sát xác định nhu cầu thực sự của người học, gắn với xác định nhu cầu từng vùng, từng địa phương. Thực hiện tốt công tác tuyển sinh, phân lớp, phân loại đối tượng, lựa chọn nội dung và xác định địa điểm đào tạo hợp lý. Nâng cao chất lượng tài liệu, chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Chú trọng nội dung thực hành để rèn luyện kỹ năng cho học viên. Đội ngũ giáo viên phải được chuẩn hoá, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn và sử dụng thành thạo các kỹ năng tập huấn chuyển giao như: Tập huấn có sự tham gia, tập huấn trên hiện trường ... và sử dụng thành thạo các trang thiết bị phục vụ projester,... Tăng cường cập nhật những thông tin về các tiến bộ KHKT, các cơ chế chính sách phục vụ trong NN&PTNT mới từ Trung ương tới địa phương, kết hợp với việc đúc kết các kết quả từ các mô hình trình diễn hàng năm để xây dựng nội dung bài giảng được phong phú và sinh động.
Riêng công tác đào tao nghề cho lao động nông thôn cần tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn đối với lao động nông thôn về lựa chọn các ngành nghề cần học, các thông tin thị trường hàng hóa dịch vụ nông nghiệp... Đào tạo nghề gắn với các dự án liên kết sản xuất giữa nông nghiệp với doanh nghiệp và tiêu thu sản phẩm hàng hóa, đào tạo nghề nông nghiệp phải theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn và theo phương thức nâng cao giá trị sản phẩm. Tiếp tục đào tạo các nghề nông nghiệp trên nguyên tắc gắn với quy hoạch sản xuất từng vùng, từng địa phương. Phát huy và ưu tiên phát triển nghề gắn với làng nghề, nghề truyền thống bằng hình thức tổ hợp tác, Hợp tác xã.
Nói đến nông nghiệp là nói đến nông thôn và nói đến nông thôn là nói đến nông dân và tính thời vụ vì vậy hàng năm cũng cần sớm có Quyết định phê duyệt kinh phí và chương trình đào tạo tập huấn để đơn vị sớm chủ động triển khai phù hợp với đối tượng và thời vụ nhằm mang lại hiệu quả cao trong công tác đào tạo tập huấn chuyển giao KHKT cho Khuyến nông viên và nông dân.
Trần Trung Thành - nguồn TSKN