Chúng tôi về thăm Diễn Liên, huyện Diễn Châu Nghệ An vào thời điểm nông vụ tấn thì “Ngày làm tháng ăn”,bà con nông dân vừa thu hoạch vụ đông, vừa khẩn trương làm đất đổ ải để gieo trồng vụ xuân năm 2021.
Dọc hai bên con đường từ làng ra đồng được trải nhựa nhấp nhô mũ nón. Tiếng người gọi nhau làm thủy lợi, chuyển sản phẩm vụ đông từ đồng về nhà vang lên lanh lảnh. Giám độc hợp tác xã nông nghiệp xã Diễn Lâm Võ Văn Giáp cho biết: “ Qua hơn 10 năm thực hiện nghị quyết 02 và chỉ thị 08 của tỉnh ỷ Nghệ An về tăng cường làm giao thông thủy lợi và dồn điền đổi thửa, xã đã chuyển từ 2 vụ sang mỗi năm làm 3 vụ ăn chắc, tạo ra cánh đồng lúa chuyên canh với diện tích mỗi vụ 430 ha. Vụ đông và vùng nuôi trồng thủy sản rộng hơn 250 ha. Từ chổ mỗi gia đình phải làm 10 thửa, mỗi thửa rộng 150 – 200 m2 nay cao nhất chỉ là 4 thửa, mỗi thửa rộng từ 1000 m2 -1.500 m2 . Ngoài 430 ha lúa được gieo cấy các loại giống lúa năng suất cao, bán được giá như khải Phong số I,Nhị Ưu 986, AC5 và gần đây là Thái xuyên 111, Thái nguyên ưu 8, nếp 97, Diễn Liên còn tạo ra được mô hình cá lúa 45 ha, trong đó có 20 ha cá ao, vụ đông được trồng các loại giống ngô nếp, đậu tương, khoai lang Nhật Bản, cá lúa với tổng diện tích hơn 200 ha. Nhờ làm giao thông thủy lợi, chỉnh trang đồng ruông và dồn điền đổi thửa, thâm canh các loại giống cây trồng năng suất cao, nên mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng Diễn Liên vẫn được mùa lớn. Năng suất lúa xuân đạt bình quân 72 tạ/ ha, ngô vụ trồng 50 tạ/ ha, tổng sản lượng lương thực đạt hơn 6000 tấn/ năm. Đặc biệt xã đã xây dựng được Thương hiệu “Gạo ngon xứ nghệ” với giống lúa AC5 nổi tiếng mỗi năm cung cấp ra thị trường 600 tấn”. Chia sẽ niềm vui được mùa của bà con nông dân xã Diễn Liên, chúng tôi rong ruổi phóng xe trên con đường nhựa nối từ xã Diễn Hạnh, với các xã Diễn Xuân, Diễn Đoài, Diễn Tháp về thăm các xã trọng điểm lúa của huyện Diễn Châu như Diễn yên, Diễn Trường, Diễn cát, mỗi xã thâm canh từ 420 ha đến 536 ha lúa chất lượng cao. Đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp niềm vui được mùa ánh lên trên gương mặt mỗi người. Vào nhà nào của 15 xã trọng điểm lúa cũng thấy thóc đầy thềm, đầy quầy vàng ánh. Các cụ già, em nhỏ phấn khởi khi được ăn bát cơm thơm gạo mới. Năm 2020, là năm thứ 12 Diễn Châu được mùa lúa lai chất lượng cao, chỉ tính ở 63 HTX trồng lúa với diện tích 9200 ha, nhà ít thu 600 kg thóc, nhà nhiều đến từ 3 – 4 tấn thóc/ vụ. Bốn xã có sản lượng thóc nhiều nhất huyện là Diễn yên, Diễn Trường, Diễn Liên, Diễn Cát, mỗi xã thu hoạch từ 5.800 tấn đến hơn 6.500 tấn thóc/ năm. Bà con nông dân xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu phấn đấu gieo cấy 420 ha trông tết lập xuân Phó chủ tịch UBND huyện Diễn Châu Phan Xuân Vinh nói: “Ở Diễn Châu cây lúa làm no, cây lạc, cây dưa, con cá làm giàu”. Trong 10 năm qua, bên cạnh cây lúa lai và lạc L14 phủ nilon cho năng suất cao, huyện còn chỉ đạo bà con nông dân các xã vùng màu đưa vào gieo trồng mỗi năm 4.000 ha rau cao cấp và hơn 600 ha bí xanh, dưa chuột, dưa hấu để làm hàng hóa, tạo ra cánh đồng cho thu nhập từ 120 đến 160 triệu đồng/ ha”. Cái hay ở Diễn Châu là cả 10 xã vùng máu đều thực hiện công thức luân canh gối vụ: Lạc xuân + Dưa hấu, vừng hè thu + Ngô, rau ngắn ngày vụ đông. Ở 2 xã Diễn Trung, Diễn Thịnh thì vụ xuân trồng 950 ha lạc, vụ hè thu trồng 900 ha vừng, còn vụ đông thì khép kín diện tích ngô với hơn 800 ha. Do được trồng xen gối vụ, chăm bón, phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên năng suất lạc của 2 xã này đạt 36 – 38 tạ/ ha. Còn ngô đông thì đạt 50 tạ/ ha, vừng hè thu đạt 50kg/ sào. Thu nhập 80 – 100 triệu đồng ha/ năm. Còn ở 3 xã Diễn Kỷ, Diễn Thành, Diễn Hồng thì áp dụng công thức: Lạc Xuân + Dưa hấu, hè thu + Rau ngăn ngày vụ đông cho thu nhập 120 triệu đồng / ha. Đặc biệt 3 năm qua, xã Diễn Phong xây dựng được cánh đồng trồng dưa hấu chuyên canh mỗi năm 3 vụ với diện tích mỗi vụ 80 – 100 ha. Các xã kéo điện ra đồng để bà con nông dân làm lán trại, đào giếng khoan tại ruộng để lấy nước tưới cho dưa. Hai giống dưa năng suất cao, có vị thơm ngọt bổ dưỡng được bà con đưa vào gieo trồng là Hắc Mỹ Nhân và Dưa Thái Lan. Cũng như cây vừng vàng, dưa hấu, dưa chuột, dưa leo chỉ có 75 ngày là cho thu hoạch, lại trồng được 3 – 4 vụ trong năm. Được mùa, được giá tư thương đến tận ruộng để mua, trừ chi phí mỗi sào trồng rau sạch, củ quả còn lãi 10 – 12 triệu đồng. Nếu trồng 3 vụ trong năm thì thu từ 80 đến 200 triệu đồng / ha. Từ mô hình 30 ha dưa hấu ở 6 xã trong huyện đến vụ hè thu năm 2019 này, Diễn Châu đã có 15 năm trồng dưa hàng hóa với 2000 hộ ở 20 xã tham gia trồng, thu gom, xuất bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh.. Nơi ít trồng 20 ha, Xã trồng dưa nhiều như Diễn Phong, Diễn Hồng, Diễn Kỷ, Diễn Thành, Diễn Xuân, mỗi nơi trồng 2 đến 3 vụ/ năm, với diện tích mỗi nơi từ 45 ha đến 165 ha. Năm 2019, ngoài 9200 ha lúa và 3000 ha lạc Xuân, Diễn Châu là huyện có diện tích rau hàng háo nhiều nhất tỉnh Nghệ An, bao gồm 2000 ha rau ngắn ngày và 600 ha dưa hấu các loại. Xã Diễn Phong đã thành lập được 20 câu lạc bộ trồng dưa hấu với 550 hộ tham gia. Còn các xã Diễn Hồng, Diễn kỷ, Diễn Xuân, Diễn Thành, mỗi xã xây dựng 2 làng dưa với diện tích mỗi làng từ 10 đến 15 ha. Nhiều kiện tướng trồng dưa, trồng hoa giỏi như anh Nguyễn Đại Phó xã Diễn Hồng, Lê Thiện Cường xã Diễn Thành, ông Nguyễn Văn Thế xã Diễn Kỷ thu từ 80 đến 120 triệu đồng hộ/ năm. Điều mắt thấy tai nghe gây ấn tượng sâu sắc ở Diễn Châu, không chỉ là bề nổi về xây dựng cơ sở hạ tầng, đường, trường trạm với những căn nhà cao tầng,mái bằng khang trang bề thế, mà ẩn đằng sau lũy tre làng là vào nhà nào cũng thấy của ăn của để, đàn lợn, đàn gà đông đúc, mua sắm được tiện nghi sinh hoạt đắc tiền như ô tô, xe máy, tủ lạnh, ti vi. Quả là trải qua lao động sản xuất nuôi chí làm giàu, bà con nông dân Diễn Châu đã biến vùng đất bạc màu thành cánh đồng chuyên canh lạc, ngô, lúa, rau cao cấp cho thu nhập từ 100 đến 120 triệu đồng/ ha với diện tích 8000 ha. Tổng sản lượng và lương thực mỗi năm hơn 135.000 tấn, trong đó có 10 vạn tấn thóc và 10.000 tấn lạc hàng hóa. Đó là chưa kể đàn gia súc đông đảo với hơn 120.000 con cùng với 46.000 tấn hải sản, 10 triệu lít nước mắn đã tạo ra hàng trăm tỷ đồng. Tổng giá trị thu nhập nông nghiệp, chăn nuôi đạt hơn 2.200 tỷ đồng một năm. Trong cuộc vận động xây dựng nông thôn mới hiện nay, nhất là chuyển dịch kinh tế, xây dựng cánh đồng cho thu nhập cao, cây lúa lai, dưa hấu đỏ, lạc L14 phủ nilon, lợn hướng nạc, bò siêu lai, tôm he thẻ chân trắng được huyện Diễn Châu đưa vào nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện khóa 31 nhiệm kỳ 2020 – 2025, trở thành cây con mũi nhọn làm giàu cho bà con nông dân. Toàn huyện phấn đấu nâng mức thu nhập bình quân 46 triệu đồng năm 2019 lên 55 triệu đồng/ người vào năm 2023. Đến mùa xuân năm 20201, toàn huyện đã có 34/38 xã đạt chuẩn nông thôn mới./.