Thứ sáu, 22/11/2024, 23:21

Làm giàu từ mô hình trồng cây có múi - Chi Khê - Con Cuông

Thứ ba - 12/01/2021 02:47 987 0
Ở xã Chi Khê, huyện Con Cuông, nhiều người biết đến Ông Nguyễn Viết Hùng sinh năm 1965, ở thôn Quyết Tiến, là một điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Làm Chi hội trưởng chi hội Nông dân Thôn Quyết Tiến, với sự nỗ lực hết mình trong công việc, anh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Làm giàu từ mô hình trồng cây có múi - Chi Khê - Con Cuông

Qua tìm hiểu và tham quan một số mô hình ở các địa phương và các tỉnh lân cận, nhận thấy cây có múi cụ thể là cây cam và cây bưởi phù hợp phát triển trên mảnh đất gia đình.  Nghĩ là làm năm 2013 Anh Hùng đã bàn với gia đình mạnh dạn đưa toàn bộ diện tích gần 15.000 mđất đầu tư trồng cây cam và bưởi.  Nhận thấy giống cam Vân Du là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh có thời gian sinh trưởng dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao nên anh đã mạnh gian đầu tư đến nay hơn 400 gốc trên tổng diện tích 9.000m2. Còn với cây bưởi gia đình anh đã trồng 200 gốc bưởi trên tổng diện tích 6.000m2 chủ yếu là giống bưởi da Xanh, bưởi Hồng Quang Tiến. 

          Anh Hùng tâm sự: Với tổng diện tích của gia đình gần 15.000mtừ năm 2013, gia đình tôi bắt đầu trồng những cây cam và bưởi đầu tiên. Sau một năm, thấy cây cam và bưởi hợp đất sinh trưởng và phát triển tốt, gia đình tiếp tục nhân rộng đến nay gia đình có 400 gốc cam giống Vân Du và 200 gốc bưởi da Xanh và Quang Tiến cho thu hoạch. Do gia đình Anh Hùng chịu khó đầu tư nguồn lực cùng với sự am hiểu và vận dụng kiến thức khoa học kỹ thuật trong chăm sóc và bảo vệ cây trồng, nên diện tích trồng cam và bưởi của gia đình Anh đều phát triển tốt và cho năng suất cao. Vụ cam năm nay, với hơn 400 cây đã cho thu hoạch, ước tính mỗi cây trung bình thu hoạch được 30 kg, với giá bán bình quân 10.000đ/ kg, sau khi trừ chi phí thì 400 gốc cam có lãi thu về khoảng 40 triệu đồng. Còn đối với bưởi Quang Tiến hiện anh bán với giá 10.000đ/ quả, bưởi da Xanh với giá 25.000đ/ kg. Sau khi trừ chi phí 200 gốc bưởi có lãi thu về khoảng 200 triệu đồng. Để giống cây có múi phát triển tốt và đạt hiệu quả, theo Anh Nguyễn Viết Hùng, người trồng phải chăm sóc rất công phu, áp dụng quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất để cây ra hoa như mong muốn là cần theo dõi chặt chẽ thời tiết và thời điểm chăm sóc. Để đảm bảo cam sạch và an toàn, Anh Hùng dùng phân chuồng ủ hoai mục bón cho cây theo từng giai đoạn.
          Nhận thấy cây cam và bưởi phát triển tốt, dễ trồng, ít sâu bệnh cho chất lượng quả cao và giá trị kinh tế vượt trội so với các loại cây trồng khác, nhiều hộ dân trong vùng đã tìm để học tập, Anh Hùng tận tình chia sẻ, anh nói: Là một cán bộ cần phải đi đầu trong các phong trào, mạnh dạn thử nghiệm thì mới có thể tuyên truyền, vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế gia đình. Một số bà con đến tham quan, học hỏi, tôi rất vui và sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ những gì mình biết, những cái mà mình đã thực hiện trên vườn nhà.
          Chị Nguyễn Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Chi Khê cho biết: Hiện nay toàn xã Chị Khê có gần 37 ha đưa vào trồng cây có múi, chủ yếu là cây cam. Trồng tập trung ở Thôn Quyết Chiến, Anh Nguyễn Viết Hùng là một cán bộ chị hội nông dân là người năng nổ, nhiệt tình trong công việc, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, Anh Hùng là người rất tích cực trong việc chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế. Đây là một trong những mô hình hiệu quả, đánh dấu sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã.
          Hiện nay, huyện Con Cuông có gần 300 ha trồng cam, trong đó gần 200 ha cam tập trung tại xã Yên Khê, Chi Khê. Lục Dạ, Môn Sơn…. Hiện nay, Cam đang trong mùa thu hoạch rộ, giá bán thấp nhất tại vườn là 10.000 đồng/kg. Giờ đây, khi sản xuất thành công các sản phẩm phụ phẩm từ cam gắn với du lịch cộng đồng thì giá trị từ cam sẽ tăng cao hơn nhiều. Các sản phẩm cam sạch sẽ là một trong những sản vật du lịch chủ lực, góp phần thúc đẩy du lịch cho huyện miền núi Con Cuông. Cùng với việc mở rộng quy mô diện tích trồng cam, huyện cũng từng bước khẳng định nhãn hiệu cam Con Cuông, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến từ cam gắn với du lịch cộng đồng.
          Giờ đây, người dân Con Cuông nói chung và xã Chi Khê nói riêng đã tự tin sản xuất ra các sản phẩm cây có múi đặc biệt là cây cam nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần tạo thêm việc làm cho người dân miền núi và mở ra một triển vọng mới về các sản phẩm du lịch địa phương. Hy vọng, các mô hình sản xuất các sản phẩm từ cây có múi tại huyện Con Cuông ngày càng phát triển, khẳng định chỗ đứng trên thị trường../

Lệ Hằng: TT Khuyến nông NA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây