Chủ nhật, 22/12/2024, 07:50

Phan Công Sỹ từ thợ cày đến nhà sáng chế

Thứ năm - 09/05/2019 21:39 1.105 0
Phan công Sỹ sinh năm 1969, ở thôn Hồng Hà, xã Hưng Thông, Hưng Nguyên. Tốt nghiệp cấp hai, anh Sỹ không tiếp tục học cấp 3 anh chọn con đường ở lại quê hương lập nghiệp.
Tâm sự với chúng tôi anh Sỹ cho hay anh có đam mê chế tạo máy từ hồi con nhỏ. Một thời ở  nông thôn có phong trào mua xe  Công nông, anh là một trong những người đi đầu làm điều đó. Sau một thời gian thấy làm nghề nay rất vất vả, hơn nữa cái ước mơ sáng chế nổi dậy nên anh quyết định chuyển sang sữa chữa máy công cụ nói chung và máy Công nông nói riêng. Từ một chang trai thuần nông nhưng với lòng đam mê ngành cơ khí anh quyết định vào Đà nẵng để thỏa mạn điều đam mê đó. Sau một thời gian hành nghề sửa chữa ôtô, xe máy tuy có thu nhập nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Anh quyết định trở về quê tìm một địa điểm để mở xưởng. 
  Làm cái nghề dịch vụ sửa chữa  ở quê anh vừa xa đường quốc lộ đi khó khăn, anh quyết định thuê đất ở xóm 7 xã Hưng Tân để hành nghề. Đây là địa điểm khá thuận lợi cho công việc. Từ  chỗ sửa chữa máy công công cụ rồi đến sữa chữa ô tô, anh trở thành địa điểm được khách hàng  trong vùng biết đến. Sau nhiều năm gắn bó với nghề cơ khí với lòng đam mê sáng chế. Năm 2010, anh bắt tay vào công việc chế tạo. Anh tâm sự là người đã từng ngồi trên những chiếc công nông, đã từng theo sau con trâu mà từ sáng đến trưa chỉ cày được gót gét một sáo ruộng. Ngườivất vả đã đành còn đối con trâu trông cũng tội cho nó. Anh quyết định sẽ làm chiếc máy cày. Đây là quyết định táo bạo và vô cùng khó khăn. Vì đối với anh trình độ cơ khí, động lực học hoàn toàn là con số không. Nhưng đã quyết là làm. Từ năm 2010 anh bắt đầu thực hiện ước mơ của mình. Được vợ là chị Nguyễn Thị Xoan động viên là hậu phương quan trọng với quyết tâm của bản thân. Sau gần 7 năm vật lộn với bao khó khăn vất vả. Anh chia sẽ nhiều lúc muốn bỏ cuộc. Nhưng cái “máu” sáng chế cứ trổi dậy và thôi thúc anh hơn nữa lại được người vợ động viên, chia sẽ, tiếp lửa. Anh lại tiếp tục công việc. Bao công sức vất vả của bạn thân và chia sẽ động viên của vợ đã được đền đáp. Năm 2017, chiếc máy cày đầu tiên được hoàn thành. Anh nói với chúng tôi trong niềm hân hoàn cái máy cày này được hoàn thành xuất  xưởng là sản phẩm đầu tiên, anh Sỹ coi đây như một đứa con được ra đời. 
 Anh cho máy ra đồng chạy thử với sự chứng kiến của người thân và bà con hàng xóm. Anh nói trong niềm hân hoan: Những đườg cày đầu tiên được lật lên xếp hàng thẳng tắp, dưới ánh nắng ban mai mãi mãi là kỹ niệm không bao giờ quên trong cuộc đời của anh. Đó cũng là thành quả lớn nhất là “ Đứa con cơ khí ” đầu lòng của anh ra đời trong niềm vui vở òa của vợ chồng anh, người thân, bạn bè và bà con láng giềng
 Về tính năng của máy cày anh Sỹ chia sé: Chiếc máy chạy bằng động cơ Diesel 28 mã lực, hộp số được chế tác từ máy gặt liên hợp, có bộ phận tăng, giảm tốc độ, Chiếc máy cày cũng được trang bị một bộ nâng thủy lực để nâng hạ toàn bộ thân máy lên xuống mỗi lúc di chuyển trên đường. 
 Hỏi về những khó khăn trong quá trình sáng chế chiếc máy cày đa năng Anh Sỹ cho biết, về chế tác theo anh bộ phận lắp ráp khó nhất và mất nhiều thời gian nhất của chiếc máy này là bộ ly hợp cắt trực tiếp từ động cơ,  còn những bộ phận khác  xưởng của anh tự sản xuất. Về tài chính đối với anh chỉ có lòng đam mê còn tài chính phải vay là chủ yếu, hiện nay còn vay của ngân hàng gần 1 tỷ đồng.
 Cuối năm 2017 chiếc máy cày đa năng đầu tiên chạy thử xong anh Nguyễn Văn Vĩnh trong  xóm mua ngay với giá 65 triệu. Anh Vĩnh chia sẽ “ Em đã sử dụng nhiều loại máy song chiếc máy cày đa năng của anh Sỹ có nhiều ưu điểm nổi bật so với các máy cày cùng tính năng: Với tốc  độ bình thường chỉ mất 18-20 phút  sẽ cày được một sào Trung bộ (500 m2). Nếu tốc độ nhanh hơn chỉ mất 15-18 phút/ sào. Máy cày này tiết kiệm nhiên liệu hơn so với các máy nhập khẩ cùng chức năng . Một sào chỉ tiêu tốn 0,7-0,8 lít dầu Diesel, bằng khoảng 17.000 đồng/sào. Về giá thành vừa với túi tiền của nông dân. Hơn nữa việc bảo hành rất thuận lợi. Đây là thiết bị tự chế trong nước nên khi cần thay thế là có ngay”
 Hiện nay có 3 công nhân đang làm việc thường xuyên tại xưởng. Theo anh Nguyễn Văn Thắng người cùng quê ở Hưng Thông đã làm việc với anh Sỹ 7 năm,  tâm sự “ Chú sỹ đam mê với nghề cơ khí từ khi còn chạy công nông, máy gặt lúa đến sữa chữa ôtô . Làm việc chú Sỹ chúng cháu học hỏi được tính chịu khó, kiên trì, ham học hỏi và lòng vị tha. Về chế độ anh Thắng cho biết, chúng em làm ngày 8 tiếng, lương thử việc 7-7,5 triệu, khi được tuyể dụng lương cao hơn”. 
 Trao đổi với chúng tôi về tiêu thụ anh Sỹ chia sẽ: Từ chiếc máy đầu tiên sản xuất năm 2017 đến nây đã xuất bán trên 40 chiếc với giá hiện nay là 90 triệu đồng. anh cho biết thị trường của anh đã được khách hàng ở nhiều tinh biết đến như: Hà Tĩnh, Huế, Gia Lai, Đăk Lak, Thanh Hóa. Đô Lương 
 Được biết sở khoa học công nghệ Nghệ An đang giúp anh hoàn thiện hồ sơ để đăng ký Quyền sở hữu trí tuệ. Từ khi biết đến máy cày đa năng của anh nhiều cơ quan, trường đại học đã đến tham quan chia sẽ kinh nghiệm. Cũng từ đó anh được các trường đại học như Đại học Cần Thơ, đại công nghiệp Nghệ An mời tham gia các cuộc hội thảo chuyên ngành cơ khí. Đây là dịp tốt để anh tiếp cận học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn./.


Phan Bùi Tân - nguồn TSKN
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a2-9.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-che-huu-co.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a25-4.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây