Làm giàu từ mô hình vườn - ao - chuồng (VAC)

Thứ năm - 09/05/2019 21:47 5.897 0
Anh Nguyễn Hữu Thảo sinh năm 1970 trú tại xã Quỳnh Vinh - Thị Xã Hoàng Mai sinh ra trong một gia đình thuần nông. Sau khi học xong hết cấp III anh lên đường nhập ngũ. Đến năm 1992 anh xuất ngũ và lập gia đình rồi lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình.
Làm giàu từ mô hình vườn - ao - chuồng (VAC)
 Lúc bây giờ vợ chồng anh chị mới ra ở riêng, kinh tế gia đình rất khó khăn, cuộc sống khá vất vả. Với những ý chí làm giàu từ mảnh đất quê hương được ấp ủ từ lâu. Sau nhiều năm trăn trở với nghề, nhưng vẫn không đạt kết quả như mong muốn. Kinh tế gia đình vẫn không khá giả là bao. Với ý chí quyết tâm làm giàu. Đến năm 2013 gia đình anh nhận thầu đất hoang 5% của xã với tổng diện tích khoảng 8ha. Đây là vùng đất bỏ hoang của xã sau khi nhận thầu xong vợ chồng anh đã mạnh dạn cải tạo đưa vào đào ao thả cá với diện tích 1 ha, xây dựng chuồng trại để chăn nuôi gà, lợn với diện tích 1000m2, trồng rau sạch với diện tích 1 ha, diện tích còn lại gia đình anh đưa vào trồng giống cây bóng mát. Sau khi xây dựng trang trại xong anh chị quyết định tìm hiểu kỹ thuật quản lý trạng trại  vườn - ao - chuồng (VAC) trên nhiều kênh thông tin như báo chí, ti vi, tham gia tập huấn….  Đây là mô hình đã thành công từ nhiều hộ trong Tỉnh, kể cả trên địa bàn Thị xã Hoàng Mai cũng có rất nhiều hộ thành công. Bước đầu vì kinh phí không có, kiến thức còn hạn chế vì thế anh chị chỉ phát triển với số lượng ít. Nhờ tính chịu thương, chịu khó học hỏi và tính cận thận trong kỹ thuật chăm sóc bước đầu anh chị đã phát triển thành công mô hình nuôi VAC trên mảng đất hoang mà gia đình đã nhận thầu khoán trước đó.
 Từ thành công ban đầu, đến nay gia đình anh Thảo đã mở rộng quy sản xuất, chăn nuôi, thủy sản. Hiện nay, diện tích đưa vào phát triển kinh tế chủ yếu là ươm giống cây bóng mát. Một năm sau khi trừ hết chí phí lãi thu về gần 250 triệu đồng. Đối với chăn nuôi thì năm 2018 gia đình anh đưa vào nuôi 1000 con gà thịt và 50 con lợn. Một năm bán 2 lứa gà và 4 lứa lợn. Sau khi trừ chi phí thu về khoảng 200 triệu đồng. Còn về 1 ha sản xuất rau sạch cũng đưa về lợi nhuận không nhỏ cho gia đình anh. Sau khi trừ chi phí lãi khoảng  trên 50 triệu đồng /1 ha rau màu. Bên cạnh đó việc tận dụng thức ăn dư thừa của chăn nuôi gia súc, gia cầm để phát triển nuôi trồng thủy sản đã đem lại hiệu quả nhất định. Đối tượng được anh đưa vào nuôi chủ yếu vẫn là cá nước ngọt (mè, trôi, trắm, chép, rô phi…). Một năm sau khi trừ chi phí  với 1 ha nuôi cá thu về lãi khoảng gần 40 triệu đồng . Như vậy tính trên tổng quy mô diện tích khoảng 8ha đưa vào sản xuất mô hình VAC, năm 2018 vừa qua sau khi trừ chí phí gia đình anh Nguyễn Hữu Thảo đã thu về gần 500 triệu đồng lợi nhuận. Đây là  một số tiền không nhỏ đối với một gia đình phát triển kinh tế trang trại tại 1xã bán sơn địa.
Để mô hình kinh tế của gia đình mang tính bền vững, anh Thảo đã bỏ ra nhiều thời gian mày mò, nghiên cứu áp dụng nhiều biện pháp khoa học - kỹ thuật trong canh tác, chăn nuôi  theo hướng trang trại. Kết hợp tận dụng phụ phẩm thức ăn để nuôi cá, trồng rau theo hướng an toàn... Ngoài việc học hỏi trên các phương tiện sách báo…, anh còn tìm đến những trang trại lân cận để học hỏi cách làm tiêu biểu.
Hiện mô hình VAC của anh Thảo đã rất ổn định với khoảng 6 ha sản xuất giống cây bóng mát, 1 ha nuôi cá, 1 ha sản xuất rau màu. Còn diện tích chuồng trại gần 1000m2 nuôi 50 con lợn thịt và 1000 gà thịt mang lại thu nhập ổn định.
Anh Thảo chia sẻ: “Mô hình canh tác VAC luôn mang lại hiệu quả cao nếu khai thác tốt. Chính nhờ mô hình này mà đời sống gia đình tôi được nâng cao. Lợi ích của mô hình VAC này là tạo nên vòng tròn khép kín. Chất thải của chăn nuôi gà và lợn cung cấp thức ăn cho cá, nước ao cá để tưới cho rau và cây giống, ao cá còn cung cấp bùn để làm tăng năng suất cho cây trồng”.
Bằng ý chí và nghị lực vươn lên, mô hình phát triển kinh tế VAC của anh Nguyễn Hữu Thảo được chính quyền xã đánh giá là một trong những mô hình làm ăn hiệu quả, điển hình của xã. 
Thiết nghĩ mô hình VAC hiệu quả như gia đình Anh Thảo đang là hướng đi hoàn toàn phù hợp với việc phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay. Đồng thời là tiền đề cho sản xuất theo hướng an toàn sinh học gắn kết với tiêu thụ sản phẩm nâng cao hiệu quả giá trị gia tăng bền vững trong tương lai./.

                                                        Lệ Hằng: Trung tâm KN Nghệ An - nguồn TSKN
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg rau-thom-2.jpg a1-5.jpg a7-6.jpg a1-4.jpg a8-6.jpg a4.jpg a5-3.jpg a6-4.jpg a2-3.jpg a12-3.jpg Nam-Nghia-1.jpg a8-2.jpg a9-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây