Chủ nhật, 22/12/2024, 11:52

Chị Nguyễn Thị Yến làm lẵng hoa

Thứ năm - 09/05/2019 21:26 891 0
Hưng Long vốn nổi tiếng về nghề đan lát từ lâu đời, từ xưa sản phẩm ở đây đã có mặt nhiều chợ trong và ngoài tỉnh.
 
Theo những người cao tuổi  ở Hưng Long chủ yếu là dụng cụ gia đình như thúng mủng, dần sang, nong nia...ngày xưa có mặt khắp các chợ ở Nghệ An và Hà Tỉnh nhất là chợ Vinh, chợ Tràng ( Hưng Khánh) những chợ sầm uất từ những năm 60 trở về trước. Ngày nay do các dụng đó được thay thế bằng đồ nhưa nên nghề đan đã mai một. 
Trước tình hình đó lãnh đạo địa phương đã tổ chức mở các lớp đào tạo về làm các mặt hàng thủ công mỹ nghề từ mây tre đan, tạo điều kiện cho bà con vay vốn phát triển sản xuất, liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho bà con. Hàng trăm lao động có công ăn việc làm, có thu nhập, nhiều hộ đã xóa được nghèo, đời sống cải thiện.
Nói nghề đan lát ở Hưng Long phải nói đến thôn 12, vùng đất ngoài đê sông Lam chưa mưa đã lụt, chưa nắng đã hạn. Sản xuất nông nghiệp ở đây rau màu là chính, chủ yếu nhờ trời. Vì vậy bà con đã chọn nghề đan lát từ lâu đời, theo các cụ cao niên có thể đã có hàng trăm năm. Đến thăm gia đình anh Hoàng Minh Khánh và chi Nguyễn Thị Yến, họ đang ở tuổi thanh niên. Tiếp nối cha ông anh chi Khánh Yến đã phát triển nghề đan lát. Song mặt hàng của họ là giỏ hoa, lẳng hoa, các loại vật liệu dùng trong căm hoa nghệ thuật...Chị Yến chia sẻ, gia đình làm công việc này từ năm 2007. Gần 10 năm, khoảng thời gian đó cũng gặp vô vàn khó khăn nhất là thị trường. Nhưng đến nay có thể nói đã đi vào ổn định. Theo chị Yến doanh thu hàng năm khoảng 2 tỷ đồng. Có được kết quả đó là anh chị đã đổi mới công nghệ từ chỗ làm bằng tay đến nay tất cả các khâu từ nguyên liệu thô đến ra sản phẩm đều được làm bằng máy.  Hiện nay gia đình có 2 cơ sở, một tại nhà là nơi sản xuất, cơ sở hai tại xóm 9 Hưng Long là kho chứa thành phẩm. Gia đình có 2  ô tô để vận chuyển và giao hàng đến tận nơi. 
Ngoài việc sản xuất các mặt hàng trên gia đình còn là đại lý độc quyền cho một công ty lớn ở Đà Lạt chuyên cung ứng các mặt hàng về hoa.
Điều tâm đắc ở đây là doanh nghiệp đã thu hút được lực lượng lao động tại chổ tạo công ăn việc làm cho bà con trong xóm. Theo chị Yến lao động thường xuyên làm tại xưởng là 13 người chủ yếu là phụ nữ. Cách thức trả công là theo tay nghề và vị trí đảm nhiệm.Thời gian làm việc đủ 8 giờ/ngày. Ngoài lao động trực tiếp tại xưởng doanh nghiệp còn hợp đồng với 100-120 hộ trong thôn làm gia công đây là điều ấn tượng nhất vì đã tạo việc làm cho bà con khi nông nhàn, tận dụng được lao động. Có người  nói với chúng tôi “ở nhà trông cháu mà vẫn có tiền”. Tuy nhiên cũng có hợp đồng hết sức chặt chẻ nhất là về kỷ thuật và thời gian giao sản phẩm.
Ở vùng ven sông từ khi nghề mây tre đan phát triển đời sống ở đây ngày một đổi thay, nhà cửa khang trang, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, nhiều nhà cao tầng được xây dựng, đời sống văn hóa của bà con giáo dân ngày một nâng cao, nhiều con em thi đậu vào đại học và cao đẳng 
Tâm sự với chúng tôi chị Yến chia sẻ nếu được nhà nước và địa phương tạo điều kiện về vốn chắc chắn gia đình chị cùng bà con sản xuất có cơ hội phát triển hơn, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng nông thôn mới./.
                                                                                         

                                      Phan Bùi Tân - nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a2-9.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-che-huu-co.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a25-4.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây