Khi còn nhỏ tôi đã từng được thưởng thức những món ăn nấu từ rươi. Song với tài nghệ của đầu bếp Võ Văn Thiết nhà hàng Lam Châu đã thổi hồn vào những món ăn làm cho những món ăn đó đậm đà, mang đầy hương vị đông quê.
Trao đổi với chúng tôi về duyên cơ nào đã đưa anh đến với nghề kinh doanh ẩm thực, Thiết vui vẻ chia sẻ: Hưng Khánh là một xã ven sông Lam đất chật người đông, bình một lao động chỉ có 300 m2, quanh năm người dân nơi đây chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất bán lưng cho trời . Vì vậy thanh niên Hưng Khánh sau khi học xong hầu hết đều đi làm xa. Em cũng không ngoài trường hợp đó. Năm 2000 tốt nghiệp Phổ thông trung học em đi xuất khẩu lao động Đài Loan. Sau một thời gian em quyết định về quê, được một thời gian ngắn em đi làm thuê cho các nhà hàng từ năm 2004-2008. Thời gian đầu hơn 4 năm làm tại nhà hàng dê núi Đại Huệ ở thành phố Vinh. Sau làm ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Trong khi làm em luôn quan sát, học hỏi ở những đầu bếp giỏi, được họ tận tình chỉ bảo nên em đã tích lũy được một số kinh nghiệm. Trong quá trình đó em nghĩ đã đến lúc phải thực hiện ước mơ làm “ Đầu bếp” . Đầu năm 2009 từ Hà Nội về quê với hành trang chẳng có gì ngoài những bài học không chép bằng giấy mà được nghi lại bằng bộ nhớ của một thanh niên nông dân 27 tuổi.
Mọi kế hoạch em đã vạch sẵn trong đầu. Em bàn với mẹ và người thân trong gia đình. Người phản đối đầu tiên là mẹ em, mẹ em bảo “ tiền không có một xu, hai bàn tay trắng mà giám kinh doanh với sản xuất, đừng có ảo tưởng con ơi, cứ chăm chỉ làm mấy sào lúa trong đồng, mấy thước đất ngoài bãi cho tốt cũng đủ ăn ”. Bà nói tiếp con xem mấy ông trong xóm 1 nuôi bồ câu Pháp lúc đầu tưởng ngon ăn nhưng rồi có bán được mô. Mấy nhà ở xóm ta đào ao nuôi cá cũng chẳng ăn thua. Tóm lại theo mẹ đã là nông dân thì cày là ăn chắc con ạ.
Sau một thời gian tâm sự, thuyết phục mẹ em cũng phải xuống thang. Được mẹ ủng hộ, hai anh tán thành. Từ đó em bắt tay vào công việc.
Thời gian đầu em làm đồ ăn nhanh như: Xúc xích, dò lợn xông khói. Thú thật khi đó những loại này là món ăn được nhiều người ưa thích, trong các buổi tiệc, đám cưới hầu như món dò lợn xông khói bao giờ cũng có mặt. “ Hữu xạ tự nhiên hương”, từ chỗ sản xuất nhỏ lẽ chủ yếu cung cấp cho bà con trong xã thì khách hàng càng ngày càng đông, thì trường được mở rộng ra các xã, huyện và cả Đức Thọ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Tuy vất vả nhưng có đồng ra đồng vào cả nhà phấn khởi. Lúc này mẹ em mới thật sự yên tâm bà con khe “ con trai mẹ giỏi ”, đúng là có chí thì nên.
Trao đổi với chúng tôi về nhân công anh Thiết cho biết; Đây là vấn đề không đơn giản vì tìm được người siêng năng, trung thực, sáng tạo là cả một vấn đề. Quan niệm của em là “Cầm tay chỉ việc”. Ngày thường có 10 nhân công nhân, hững tháng cao điểm có khi lến tới 15 người, lương tập sự 3-3,5 triệu/người/ tháng. Hết tập sự tùy theo trình độ và công việc có mức lương khác nhau bình quân từ 4-4.5 triệu. Đây là điều chúng tôi tâm đắc nhất từ chỗ làm thuê nay Thiết đã trở thành ông chủ. Anh đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục thanh niên có việc làm ổn đinh. Hỏi thăm công việc, nhân viên Nguyễn Hồng Sơn 27 tuổi ở Hưng Khánh cho hay: Sau khi học xong phổ thông dược anh Thiết cho vào làm tại nhà hàng. Công việc không có gì vất vả, lương hàng tháng 5 triệu đồng, ăn uống ngũ nghĩ tại nhà hàng luôn. Anh thiết coi bọn em như người nhà, thân thiện và cởi mở.
Về nguyên liệu hầu hết là từ sông Lam. Đối với con rươi chủ yếu của bà con Xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, Năm được mùa cửa hàng nhập 3-4 tấn với giá cao nhất là 450.000- 550.000 đòng/kg . Bà con rất phấn khởi trước đây bắt được rươi đã khó còn bán được nó không hề đơn giản vì 1 kg rươi tương đương gần một tạ thóc, nông dân lấy đâu ra tiền mà mua. Từ khi cửa hàng thu mua bà con cứ việc mang đến là bán, tiền trao cháo múc, không chịu một đồng. Ngoài ra một số bà con ở Đức Vĩnh, Đức Quang, Đức Thọ cũng mang đến bán. Các sản phẩm khác từ sông như ca Mòi, cá Ngạnh… của bà con trong vùng cũng được cửa hàng thu mua. Thiết nhấn mạnh cái gì cũng có hai mặt của nó mình giúp bà con bán ản phẩm nhưng mình lại có sản phẩm tươi ngon đảm bảo an toàn thực phẩm. Chính vì lẽ đó mà khi thưởng thức các món cùng loại thì ở Lam Châu bao giờ hương vị hoàn toàn khác các nơi khác. Ngoài những món ăn liền hàng năm cửa hàng còn sản xuất “Rươi muối” đây cũng là món đặc sản nổi tiếng ở vùng Hưng Khánh từ xa xưa. Thịt lợn luộc, dưa hành ba ngày tết chấm với rươi muối thì ăn không biết chán. Anh thiêt cho biết có năm em muối cả tấn mà vẫn cháy hàng.
Chia tay vợ chồng Lam Châu, thiết nghĩ từ một thanh niên nông dân sinh ra trên những đường cày, lớn lên nhờ củ khoai, hạt gạo mà nay đã có một cơ ngơi khang trang, tuy chưa giàu có song đây cũng là kết quả khởi nghiệp đầy chông gai. Thành quả hôm nay là hội tụ của quyết tâm, sáng tạo, giám nghĩ, giám là và sự đông tình giúp đỡ chia sẽ của người thân trong đó có hai người đàn bà đó là người mẹ thân yêu và người vợ chung thủy đảm đang. Em cũng vô cùng biết ơn người bố thân yêu khi còn sống em đã học được ở ông cách chế biến các món ăn dân dã. Theo anh thiết sự thành công hôm nay cũng nhờ sự quan tâm giúp đỡ của Đãng và chính quyền địa phương của hai xã Hưng Khánh là nơi chôn nhau cắt rốn và Hưng Châu là quê hương thứ hai của Lam Châu và cũng không thể quên được những ” Thượng đế ” trong suốt thời gian qua luôn đồng hành cùng Lam Châu đã đến với cửa hàng với tình thương yêu và sự chia sẽ chân thành. Nhân đây Lam Châu cũng vô cùng biết ơn Thiên nhiên đã ban tặng cho Nghệ Tĩnh dòng sông Lam thơ mộng, có nhiều đặc sản vô cùng quý hiếm như tôm, cá mòi, cá ngạnh, ba ba, rươi… Trong đó rươi là một sản phẩm thật sự nhiên siêu sạch, món ăn bổ dưỡng đậm đà, được nhiều người lựa chọn.
Đây những tâm sự chân thành, mộc mạc của Võ Văn Thiết thay cho lời kết của bài viết này mong sẽ có nhiều thanh niên lập nghiệp thành công trong cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 và cuộc cách mạng Nông nghiệp 4.0 hiện nay./.
Phan Bùi Tân - nguồn TSKN