Hội thảo trực tuyến góp ý dự thảo “ Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”

Thứ năm - 28/10/2021 06:09 533 0
Với mục tiêu bảo vệ, bảo tồn, phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản; khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia và quốc phòng an ninh trên các vùng biển, hải đảo của Tổ quốc.
Hội thảo trực tuyến góp ý dự thảo “ Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”
Hôm này ngày 26 tháng 10 năm 2021, Bộ Nông nghiệp PTNT tổ chức Hội thảo trực tuyến góp ý dự thảo “ Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Hội thảo do các đồng chí: Phùng Đức Tiến thứ trưởng Bộ NN và PTNT, và đồng chí Trần Đình Luân Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuỷ sản đồng Chủ trì. Thành phần gồm các Bộ KHCN, Bộ tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng …. các Cục trực thuộc Bộ NN và PTNT và đầu cầu trực tuyến của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Tại đầu cầu Nghệ An; Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh thành lập cầu trực tuyến tại Sở Nông nghiệp PTNT do Đồng chí: Trần Xuân Học, Phó Giám đốc Sở chủ trì; thành phần tham gia có Đại diện các phòng: Kế hoạch Tài chính, Quản Kỹ  thuật KHCN, Văn phòng Sở. Đại diện lãnh đạo và chuyên viên liên quan các đơn vị: Chi cục Thủy sản; Trung tâm Khuyến nông; Trung tâm Giống thủy sản và Ban Quản lý Cảng cá.
Hội thảo đã được nghe Đại diện đơn vị tư vấn thông qua dự thảo quy hoạch, theo đó Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km với vùng đặc quyền kinh tế biển rộng hơn 1 triệu km2, tạo việc làm cho khoảng 552 nghìn lao động trực tiếp trên biển và khoảng 4 triệu lao động dịch vụ nghề cá. Thuỷ sản Việt Nam là ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nƣớc với quy mô ngày càng mở rộng, đạt tốc độ tăng trưởng cao, tạo ra giá trị sản xuất lớn. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ về mọi mặt cho người dân bám biển, ngư trường; chú trọng công tác bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập của người dân hướng đến phát triển khai thác thủy sản hiệu quả và bền vững, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng biển đảo.
Giai đoạn 2010-2020, tổng số tàu cá cả nước có xu hướng giảm từ 128.449 chiếc xuống còn 94.572 chiếc; tổng sản lượng khai thác thủy sản tăng từ 2,41 triệu tấn năm 2010 lên tới 3,86 triệu tấn năm 2020; kim ngạch xuất khẩu KTTS đạt 3,4 tỷ USD. Đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng người dân được nâng cao, góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, an ninh dinh dưỡng và phát triển kinh tế.
                                                              Điểm cầu tại Nghệ An
Bên cạnh đó những thành tựu đạt được, bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: Ngành Thủy sản Việt Nam bị Ủy ban châu Âu (EC) áp thẻ vàng cảnh cáo bởi các hành vi khai thác đánh bắt bất hợp pháp IUU; sự suy giảm nguồn lợi thủy sản cả vùng biển và vùng nội địa; cơ cấu nghề chưa phù hợp; số lượng tàu thuyền khai thác thủy lớn, đặc biệt tàu khai thác ven bờ với nghề khai thác hủy diệt, khai thác không theo mùa vụ; tổn thoát sau thu hoạch trong khai thác cao; đa dạng sinh học, các hệ sinh thái suy giảm; trang thiết bị an toàn còn chưa đảm bảo; cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá chưa đồng bộ.
Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Hải sản, nguồn lợi hải sản trên biển liên tục suy giảm qua các thời kỳ điều tra: Giai đoạn 2000-2005, trữ lượng khoảng 5,07 triệu tấn; giai đoạn 2011-2015, khoảng 4,36 triệu tấn (giảm 15% so với giai đoạn 2000-2005); đến giai đoạn 2016-2019 giảm xuống còn khoảng 3,95 triệu tấn (giảm 23% so với giai đoạn 2000-2005). Có thể thấy, trữ lượng nguồn lợi suy giảm nghiêm trọng trong thời gian qua, đặc biệt là nguồn lợi hải sản tầng đáy, các đối tượng có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, áp lực khai thác thủy sản ngày càng lớn, sản lượng khai thác qua các năm không ngừng tăng lên; cơ cấu nghề khai thác chưa phù hợp, đặc biệt là các loại nghề cấm, xâm hại đến nguồn lợi thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao đã tạo ra áp lực vô cùng lớn đối với công tác quản lý ngành.
Công tác bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được quan tâm, tuy nhiên kết quả chưa đạt được những kỳ vọng: Các khu bảo tồn biển tuy đã có quy hoạch nhưng chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra (có 12/16 khu được quy hoạch và đi vào hoạt động). Quy hoạch vùng nước nội địa đã có nhƣng chƣa có khu nào được thành lập và đi vào hoạt động do có sự chồng chéo về phạm vi giữa khu bảo tồn vùng nước nội địa theo quy định tại Luật Thủy sản năm 2003 và khu bảo tồn đất ngập nước theo quy định tại Luật Đa dạng sinh học 2008. Do đó, giai đoạn sau năm 2015, việc lập quy hoạch chi tiết để thành lập các khu bảo tồn vùng nước nội địa đã không tiếp tục được triển khai thực hiện.
Cùng với đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khu vực đang đặt ra những cơ hội và thách thức mới đối với nghề cá trên biển của nước ta. Phát triển thủy sản bền vững, có trách nhiệm là xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập. Ngành thủy sản đang bước vào giai đoạn phát triển mới, trong bối cảnh tình hình thế giới đang có những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường; Tình hình an ninh, chính trị trên thế giới và trên biển Đông còn bất ổn, diễn biến phức tạp; dịch bệnh Covid-19 toàn cầu, cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động đến lớn đến định hướng phát triển bảo vệ và khai thác thủy sản nước ta trong thời kỳ mới.
Luật Thủy sản 2017 với các điểm mới quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành thủy sản theo hƣớng hội nhập, hiệu quả và bền vững. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, toàn diện được chú trọng và Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ đã ban hành Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành, Luật Quy hoạch được xây dựng với yêu cầu cụ thể cho việc định hướng phát triển ngành thủy sản. Chính vì vậy, lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cần thiết trong điều kiện hiện nay.
Trần Trung Thành

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg rau-thom-2.jpg a1-5.jpg a7-6.jpg a1-4.jpg a8-6.jpg a4.jpg a5-3.jpg a6-4.jpg a2-3.jpg a12-3.jpg Nam-Nghia-1.jpg a8-2.jpg a9-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây