Một số lưu ý chống rét và nâng cao sức đề kháng cho cá nuôi

Thứ ba - 29/12/2020 22:29 674 0
 Hiện nay, thời tiết thay đổi với nhiệt độ xuống thấp trong thời gian dài đang làm cho nghề nuôi trồng thủy sản nhiều nơi gặp nhiều khó khăn và có thể bị thiệt hại. Ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho các đối tượng thủy sản nước ngọt nuôi truyền thống ở nước ta nằm trong khoảng 25 - 30 độ C. Như nhiệt độ thích hợp cho cá chép từ 20 - 28°C, khi nhiệt độ dưới 12° C cá chậm lớn, ăn ít và dưới 5°C cá ngừng bắt mồi.
Một số lưu ý chống rét và nâng cao sức đề kháng cho cá nuôi
Do vậy, khi nhiệt độ nước xuống thấp 200C, cá chỉ tồn tại được trong thời gian ngắn, nếu kéo dài tình trạng này trong ao nước nông, không kín gió, cá chắc chắn sẽ bị chết do rét. Ngoài ra, nhiệt độ xuống thấp cũng là điều kiện để các loài nấm phát triển gây bệnh khi cá rúc đầu xuống bùn tránh rét… Để hạn chế thiệt hại do lạnh giá gây ra, chúng tôi xin giới thiệu một số biện pháp chống rét và nâng cao sức đề kháng cho cá nuôi trong mùa rét.
          1. Đảm bảo nhiệt độ tốt nhất cho môi trường ao nuôi:
          Với đàn cá giống đang lưu giữ: Nâng và giữ độ sâu nước ao 1,4 - 1,5 m. Trên mặt ao bà con nên thả 2/3 bèo tây để chắn gió, góc ao để những bó rơm, rạ để làm nơi tránh rét, trú ẩn cho cá.
          Với các đối tượng nuôi thương phẩm: Che kín ao để tránh gió lùa đưa không khí lạnh làm nhiệt độ nước giảm thấp. Mặt ao, bể nuôi nên thả bèo tây chiếm 2/3 diện tích về phía hướng gió. Tu sửa bờ ao, cống cấp, bổ sung nước, tăng độ sâu từ 1,4 - 1,5m. Với các loài sống đáy như chình, bống tượng: Đổ thêm lớp cát mịn khoảng 50 cm hoặc tạo thêm hang trú ẩn bằng đất, thả các ống tre ở góc ao, trên mặt ao nên thả ít bèo để chắn gió.
          2. Cho ăn theo nguyên tắc 4 định:                                                            
          *. Định chất lượng thức ăn: Nếu sử dụng thức ăn tự chế biến nguyên liệu phải đảm bảo tươi, sạch, không bị mốc, ôi thiu , không có mầm bệnh và độc tố, thành phần dinh dưỡng phải thích hợp cho từng giai đoạn phát triển trong quá trình nuôi, thức ăn công nghiệp phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ngành, không chứa các chất trong danh mục cấm.                                                     .                                                                                                 * Định số lượng thức ăn: Nên dựa vào trọng lượng của đối tượng nuôi, sau 3- 4 giờ  ăn hết là lượng vừa phải, thức ăn thừa bà con phải vớt bỏ đi, tránh để lại gây hiện tượng phân hủy làm ô nhiễm môi trường ao nuôi.                                  .                                             
          * Định vị trí cho ăn: Vị trí cho ăn nên cố định, tạo thói quen cho đối tượng nuôi ăn tập trung tại 1 điểm nhất định tránh lãng phí thức ăn, dễ theo dõi hoạt động bắt mồi và trạng thái sinh lý của cá từ đó có biện pháp phòng trị bệnh kịp thời                              . 
          * Định thời gian cho ăn: Nên cho ăn sáng sớm hoặc chiều mát giúp cá chuyển hóa thức ăn tốt hơn, nên cho ăn nhiều lần hơn nhưng số lượng thức ăn mỗi lần ít đi.                                                          .

          3. Chăm sóc quản lý cho ăn trong mùa rét :
          Cần có chế độ chăm sóc thật đặc biệt, ngoài việc theo dõi thì cần phải cho ăn các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng  hoặc thức ăn công nghiệp chất lượng cao. Bên cạnh đó người nuôi cũng cần phải bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn để đối tượng nuôi tăng cường sức đề kháng, giảm khả năng nhiễm bệnh cũng như tăng cường khả năng chống chịu rét đươc tốt hơn.
          Cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Đảm bảo đầy đủ một số thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn có liên quan đến sức đề kháng vật nuôi: các vitamin, khoáng(Ca, P, Mg, Fe, Cu…) axit béo không no. Định kỳ bổ sung Vitamin C để tăng sức đề kháng cho vật nuôi (và trộn bột tỏi vào thức ăn sẽ tránh được các bệnh đường ruột của cá nuôi rất hữu hiệu), đối với cá da trơn có thể bổ sung 50 - 60 mg vitamine C/kg thức ăn, ngược lại đối với cá có vảy liều lượng vitamine C bổ sung là 30 - 35 mg/kg thức ăn. Bên cạch đó việc bón thêm phân hữu cơ trong suối quá trình để tăng cường nguồn thức ăn tự nhiên cho đối tượng nuôi. Chúng có vai trò cung cấp các yếu tố vi lượng cho vật nuôi. Trong quá trình bón phân bà con nên chú ý phân phải được ủ hoai và trộn thêm một ít vôi bột vì nếu bón phân chưa đươc ủ hoai đó là cơ hội để nấm, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể vật nuôi. Vào những ngày nắng ấm bà con nên tranh thủ bổ sung thêm nguồn thức ăn tinh, thức ăn có chất lượng tốt và Vitamin cho đối tượng nuôi để tăng cường sức đề kháng cũng như tăng khả năng phát triển của vật nuôi.
          Kết hợp định kỳ 7 - 10 ngày bón từ 1- 2  kg vôi bột cho 100m2 ao  và xung quanh ao để cải thiện môi trường nước và phòng bệnh cho cá. Dọn sạch cỏ, rác, thức ăn thừa ở nơi cho cá ăn, dùng vôi bột cho vào túi vải treo ở nơi cho ăn để diệt trùng và nấm gây bệnh, có thể dùng lá xoan  phòng trị bệnh ký sinh trùng với 0,3 – 0,5 kg/m3.
          3.Cho ăn theo nguyên tắc 4 định:                                                            
          * Định chất lượng thức ăn: Nếu sử dụng thức ăn tự chế biến nguyên liệu phải đảm bảo tươi, sạch, không bị mốc, ôi thiu , không có mầm bệnh và độc tố, thành phần dinh dưỡng phải thích hợp cho từng giai đoạn phát triển trong quá trình nuôi, thức ăn công nghiệp phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ngành, không chứa các chất trong danh mục cấm.                                                     .                                                                                                      * Định số lượng thức ăn: Nên dựa vào trọng lượng của đối tượng nuôi, sau 3- 4 giờ  ăn hết là lượng vừa phải, thức ăn thừa bà con phải vớt bỏ đi, tránh để lại gây hiện tượng phân hủy làm ô nhiễm môi trường ao nuôi.                                  .                                             
          * Định vị trí cho ăn: Vị trí cho ăn nên cố định, tạo thói quen cho đối tượng nuôi ăn tập trung tại 1 điểm nhất định tránh lãng phí thức ăn, dễ theo dõi hoạt động bắt mồi và trạng thái sinh lý của cá từ đó có biện pháp phòng trị bệnh kịp thời                              . 
         * Định thời gian cho ăn: Nên cho ăn sáng sớm hoặc chiều mát giúp cá chuyển hóa thức ăn tốt hơn, nên cho ăn nhiều lần hơn nhưng số lượng thức ăn mỗi lần ít đi.                                                          .
          Để đảm bảo cho đàn cá tồn tại và phát triển qua mùa đông, tốt nhất nên dùng tổng hợp các biện pháp phòng chống rét, với phương châm “phòng hơn chống”. Cần chuẩn bị đủ vật tư, nguyên nhiên vật liệu chủ động cho phòng chống rét cho cá. Đối với những đối tượng nuôi thương phẩm đạt kích cỡ, khi nhiệt độ xuống quá thấp cần thu hoạch ngay tránh gây thiệt hại cho nuôi trồng thuỷ sản.

          Hy vọng với những khuyến cáo, bà con tham khảo, áp dụng trong quá trình nuôi. Hạn chế rủi ro có thể xẩy ra, nhằm nâng cao sản lượng cũng như chất lượng trong suốt vụ nuôi.  

                                Ao lưu cá rô đông tại hộ ông Nguyễn Văn Xuân- Diễn Hồng- Diễn Châu
                  

                                                 Mô Hình nuôi cá lóc trong bể tại xã Nam Anh - Nam Đàn
                                                               Lệ Hằng: Trung tâm KN Nghệ An

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a4.jpg a8-6.jpg a5-3.jpg a2-3.jpg a6-4.jpg a1-4.jpg a7-6.jpg a13-1.jpg a9-1.jpg a15-3.jpg a10-1.jpg a7-2.jpg a11-3.jpg a12-3.jpg a8-2.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây