Thứ bảy, 28/12/2024, 14:42

Kết quả phát triển lĩnh vực thủy sản năm 2018

Thứ tư - 24/04/2019 20:59 967 0
1. Tình hình chung. Năm 2018, bên cạnh những thuận lợi, ngành thủy sản tỉnh nhà còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng thời tiết, giá cả một số mặt hàng thủy sản biến động theo chiều hướng giảm; giá nhiên liệu tăng cao; cơ sở hạ tầng nhiều vùng nuôi chưa đồng bộ; dịch bệnh trên đối tượng nuôi tái diễn... đã ảnh hưởng lớn đến tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Kết quả phát triển lĩnh vực thủy sản năm 2018
Tuy nhiên, với sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy - HĐND, UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT và sự hỗ trợ, ủng hộ của nhiều nguồn lực của nông dân, tổ chức, thành phần kinh tế... Ngành Thủy sản đã phối hợp tốt với các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương chỉ đạo, tổ chức sản xuất, khắc phục khó khăn, thúc đẩy kinh tế thủy sản phát triển; Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giúp đỡ người dân yên tâm sản xuất, khắc phục thiên tai, dịch bệnh. UBND tỉnh cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
 Kết quả, các chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng và môi trường sản xuất thủy sản cơ bản phát triển ổn định và có bước tăng trưởng khá. 
 Bên cạnh sự phát triển đó, trong năm 2018 cũng còn gặp nhiều khó khăn:
- Thời tiết thay đổi thất thường gây khó khăn cho hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản của người dân.
- Cơ sở hạ tầng nhiều vùng nuôi chưa đồng bộ dẫn đến môi trường ô nhiễm, việc kiểm soát nguồn bệnh gặp nhiều khó khăn
- Nguồn cung ứng về số lượng và chất lượng tôm sú bố mẹ gặp nhiều khó khăn, giá bán cao hơn mọi năm.
- Nguồn lợi thủy sản suy giảm đáng kể, nguồn lực lao động thiếu, thu nhập nghề biển thấp và không ổn định. 
- Một số ngư dân còn chưa chấp hành tốt các quy định của Nhà                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                      nước về khai thác thủy sản; các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, tìm mọi biện pháp né tránh lực lượng kiểm tra, gây khó khăn cho việc kiểm tra, kiểm soát trên biển.
- Giá nhiên liệu tăng cao đã ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả khai thác và thu nhập của ngư dân.   
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tôm thương phẩm giá bán giảm thấp hơn so với các năm trước.
2. Những kết quả đạt được.
* Về công tác khuyến ngư
 Từ nguồn ngân sách Tỉnh gần 900 triệu, xây dựng 08 mô hình trình diễn gồm: Mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa (03 điểm), nuôi cá trắm giòn, chép giòn (02 điểm), Mô hình nuôi cá chép giòn theo VietGAP (01 điểm), nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp (01 điểm), nuôi cá vược, cá mú trong ao nuôi tôm kém hiệu quả (01 điểm), Mô hình nuôi cá Leo trong lồng (01 điểm), Mô hình nuôi chạch quế gắn với bao tiêu sản phẩm (01 điểm), Mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh bằng công nghệ Biofloc (02 điểm).
Nhìn chung các mô hình Khuyến ngư triển khai trong năm 2018 đều có khả năng nhân rộng, đặc biệt là mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh bằng công nghệ Biofloc, Mô hình nuôi chạch quế, Mô hình nuôi cá chép giòn.
Tập huấn cho nông dân: 21 Trạm Khuyến nông toàn tỉnh tổ chức tập huấn.
Trong đó, thuỷ sản 198 lớp với 13.860 người tham gia.
  * Về Sản xuất giống thủy sản:
+ Về sản xuất giốngmặn lợ.
- Tôm Thẻ chân trắng là đối tượng chủ lực với số lượng giống P12 sản xuất, ương dưỡng trong năm là 1.715  triệu con bằng 114,00% so cùng kỳ năm 2017. Tình hình sản xuất và cung ứng giống có nhiều thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu nuôi trong địa bàn tỉnh Nghệ An và xuất bán các tỉnh lân cận. 
- Sản xuất Tôm Sú: Trên địa bàn có 16  cơ sở đã sản xuất đạt 215 triệu con, bằng 116% so năm 2017. Có thể khẳng định thời gian qua tôm Sú giống Nghệ An đã tạo được thương hiệu tại các tỉnh phía Bắc.
- Sản xuất cua giống: Toàn tỉnh có 15 cơ sở sản xuất được 29 triệu con cua giống. Giai đoạn cuối vụ, khi lượng cua giống khan hiếm, giá giống tăng cao nên đã khuyến khích người dân kéo dài vụ sản xuất.
- Sản xuất cá giống mặn, lợ: Hiện có 01 cơ sở ương dưỡng giống cá Hồng Mỹ, cá Bống Bớp, cá Chim, cá Đối đạt gần 1 triệu con.
-  Sản xuất Ngao giống: sản xuất và ương ngao giống đạt 2,5 tỷ con ngao cám.
- Sản xuất Hàu giống: Hàu giống là đối tượng mới đã được một số cơ sở sản xuất thử nghiệm thành công, tuy nhiên do cơ sở hạ tầng chưa phù hợp (tận dụng cơ sở sản xuất tôm sú giống) nên sản lượng chưa cao. Năm 2018 đã sản xuất được 600 xâu, mang lại thu nhập khá cho cơ sở.
+ Sản xuất giống nước ngọt: 
Số lượng cá giống các loại sản xuất ngày càng tăng và được đảm bảo chất lượng, đáp ứng đủ nhu cầu của người nuôi. Sản lượng cá giống các loại sản xuất được năm 2018: 735 triệu con. Đối tượng sản xuất chủ yếu là các loại cá truyền thống như: cá Trắm, cá Trôi, cá Mè, cá Chép, cá Rôphi và một số loài khác. Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu cho người dân về đa dạng hóa đối tượng nuôi, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như cá Lăng, Leo, Lóc, Tôm càng xanh...Nhìn chung năm 2018, sản xuất cá giống có phần thuận lợi: tỷ lệ đẻ, ấp nở đạt cao, tỷ lệ cá bị bệnh giảm, con giống đạt chất lượng tốt. Với chính sách hỗ trợ  này đã góp phần cải tiến rõ rệt chất lượng giống thúc đẩy nghề nuôi thương phẩm năng suất, sản lượng ngày càng tăng và phát triển bền vững.
*Về Nuôi trồng thủy sản:
+ Nuôi thủy sản mặn, lợ:
Nuôi tôm thương phẩm ngày càng được đầu tư theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất. Công tác ứng dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng, ngày càng quan tâm và có những bước phát triển tốt. Cơ cấu đối tượng nuôi ngày càng hợp lý và đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm.
- Diện tích nuôi tôm đạt 2.152 ha trong đó nuôi tôm Thẻ chân trắng là 2.127 ha, tôm Sú 25 ha, hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh, bán thâm canh. 
 - Công nghệ nuôi: Bên cạnh hình thức nuôi truyền thống trong ao đất, ao bê tông, ao lót bạt thì hiện nay công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh hai giai đoạn trong lồng nổi và nhà kín đang được nhiều hộ nuôi lựa chọn và mang lại kết quả khả quan, tính theo mặt nước nuôi năng suất bình quân toàn tỉnh tỉnh là 4,8 tấn/ha. 
- Thị trường tiêu thụ: năm 2018 thị trường tiêu thụ không ổn định, giá tôm thương phẩm giảm thấp, đặc biệt đối với tôm có kích cỡ từ 80 con/kg trở lên. Mặc dù vậy một số gia đình vẫn thu hoạch với sản lượng khá và có lợi nhuận lớn từ 700 triệu đến 1,5 tỷ đồng. 
+ Nuôi ngao bãi triều:
Tổng diện tích thả nuôi toàn tỉnh 163 ha,  Diện tích thả nuôi tập trung chủ yếu huyện Quỳnh Lưu. Mật độ thả nuôi bình quân 200 con/m2. Tình hình nuôi ngao bãi triều năm nay thuận lợi hơn so với năm trước:  Ngao phát triển tốt, tình hình bệnh ít xảy ra; Sản lượng thu hoạch tăng đạt trên 3.870 tấn; 
+ Nuôi cá, cua nước lợ: 
Diện tích nuôi cá, cua toàn tỉnh đạt 86ha chủ yếu tập trung ở xã Diễn Vạn, Diễn Ngọc, Diễn Bích - huyện Diễn Châu; Nghi Hợp - huyện Nghi Lộc. Qua nắm bắt và đánh giá của người nuôi tình hình cá phát triển tương đối tốt, cá kích cỡ 1 - 1,2 kg/con; Cua khoảng 0,2 - 0,3 kg/con .
 + Về nuôi thủy sản nước ngọt: 
- Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá nuôi truyền thống: cá Mè, Trắm, Trôi, Chép,… Hiện nay một số địa phương đang phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao cho kết quả tốt như: nuôi cá Lăng, Leo, Chép giòn, Trắm giòn, Ba Ba, Ếch, Lươn, Cua đồng, Tôm Càng Xanh, chạch quế...
- Hình thức nuôi: Với hình thức nuôi quảng canh cải tiến, chủ yếu sử dụng phụ phẩm từ nông nghiệp của hộ gia đình nên năng suất vẫn chưa cao. 
- Nuôi cá ruộng lúa là mô hình nuôi đơn giản, người dân chỉ đầu tư con giống ban đầu, giảm chi phí thức ăn, ít tốn công chăm sóc, thời gian nuôi lại ngắn nhưng hiệu quả rất khả quan vừa góp phần tăng thu nhập cho nông hộ vừa bảo vệ môi trường sinh thái trên đồng ruộng nên được nhiều người dân quan tâm. 
- Thức ăn: Chủ yếu sử dụng thức ăn tự nhiên, chỉ một vài vùng quan tâm đầu tư như thị trấn Đô Lương, người dân sử dụng bã bia làm thức ăn cho cá.
+ Về nuôi cá lồng trên sông, hồ thủy lợi thủy điện mặt nước lớn:
 Trong các hình thức nuôi trồng thủy sản nước ngọt thì hình thức nuôi lồng trên sông, hồ đập thủy lợi, thủy điện được người dân quan tâm đầu tư phát triển mạnh từ công nghệ, đến đối tượng nuôi. Số lượng lồng nuôi toàn tỉnh năm 2018 là 758 chiếc, tăng 62 lồng so năm 2017. Các địa phương có nghề nuôi cá lồng phát triển mạnh như: huyện Tương Dương, Quế Phong, Qùy Hợp, Qùy Châu, Anh Sơn. Nhìn chung các lồng nuôi phát triển mới trong năm đều đầu tư lắp đặt theo công nghệ cải tiến, kích cỡ từ 50 m3 trở lên.
Đối tượng nuôi: cá Trắm, Rô phi là chủ yếu một số hộ đã triển khai nuôi các đối tượng đặc sản có giá trị kinh tế cao như: Cá Lăng, cá Leo, Cá Chép giòn, Trắm giòn.
 * Về công tác Quản lý khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản:
- Tổng số lượt tàu cá được cấp giấy phép khai thác thủy sản trong năm 2018 là: 2.633 lượt cấp (gia hạn: 1.650 lượt; cấp mới: 214 lượt; cấp đổi: 769 lượt).
- Số tàu đã cấp phép (còn hạn) đến hết 12/12/2018: 2.615/2.814 chiếc, đạt 92,93% số tàu thuộc diện phải cấp phép, đạt 106,82% so với kế hoạch năm. 
- Tổng số lượt tàu cá được cấp phép là 2.661 lượt. Số tàu còn hạn là 2.622/2.818 chiếc, đạt 93,04% số phương tiện phải cấp phép, đạt 106,94% so với kế hoạch. 
- Phối hợp với  Tổng cục Thủy sản cấp 151 giấy phép KTTS cho tàu cá tham gia khai thác trong Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ năm 2018 - 2019 tại các địa phương. 
+ Lũy kế sản lượng khai thác thủy sản năm 2018 đạt 148.609 tấn. Trong đó: Sản lượng khai thác hải sản: 143.105 tấn, bằng 102,95% so với kế hoạch năm; tăng 10,04% so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị ước đạt 3.383,010 tỷ đồng; Sản lượng khai thác thủy sản nội đồng: 5.504 tấn, bằng 110,08% so với kế hoạch năm, tăng 8,69% so với cùng kỳ năm trước. 
  - Công tác Dự báo ngư trường: đã phối hợp với Đồn Biên phòng trực tiếp cung cấp 2400 bản tin dự báo ngư trường với các nghề lưới Rê, Chụp và lưới Vây cho ngư dân.
  - Tổ chức tốt lễ hội tuyên truyền thả cá tái tạo nguồn lợi năm 2018. Tổ chức 10 lớp đào tạo nghề khai thác, đánh bắt hải sản cho ngư dân tại huyện Diễn Châu và Thị xã Hoàng Mai.
   - Công tác đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm: Kiểm tra, xếp loại điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cho tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên.
* Công tác Quản lý tàu cá và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá:
Công tác quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá: Toàn tỉnh hiện có 3 cảng cá chính gồm: Cảng cá Cửa Hội, Lạch Vạn, Lạch Quèn và cảng cá Quỳnh Phương đang trong thời gian hoàn thiện xây dựng chuẩn bị đưa vào hoạt động và 05 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Hiện nay năng lực của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh mới chỉ đáp ứng được từ 55 - 65% nhu cầu neo đậu, bốc xếp hàng hóa và tránh trú bão của ngư dân tỉnh nhà.
- Tổng số tàu cá toàn tỉnh là 3.523 tàu.
- Tổng số tàu cá đã đăng ký tham gia khai thác trên các vùng biển xa theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg được UBND tỉnh phê duyệt đủ điều kiện thường xuyên tham gia khai thác trên các vùng biển xa đến thời điểm hiện tại là 460 tàu, riêng năm 2018, UBND tỉnh đã phê duyệt 199 tàu. 
- Số tàu đã tham gia khai thác trên các vùng biển xa từ đầu năm 2018 đến nay là 166 tàu.
3. Chỉ tiêu phát triển thủy sản năm 2019.
  - Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 21.500 ha, trong đó diện tích nuôi ngọt 19.050 ha; nuôi mặn lợ 2.450 ha.
 - Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 52.000 tấn, trong đó: Sản lượng nuôi ngọt đạt 41.000 tấn, Sản lượng nuôi mặn, lợ đạt 11.000 tấn (trong đó tôm đạt 6.800 tấn).
 - Sản xuất giống: Sản xuất, ương gièo tôm giống 1.750 triệu con, sản xuất cá giống các loại đạt 700 triệu con.
- Công tác cấp giấy phép thủy sản trong tỉnh: Kế hoạch đạt 90% số phương tiện phải cấp phép KTTS.
  - Tổng sản lượng khai thác hải sản: 139.000 tấn.
  - Tổng sản lượng khai thác thủy sản nội đồng: 5.000 tấn.
- Xây dựng các mô hình khuyến ngư cần gắn với quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh và định hướng tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn hiện nay, sản xuất gắn với chuỗi giá trị nhằm phát huy hiệu quả và nhân rộng mô hình.

  
                        Tạ Quang Sáng: Trung tâm KN Nghệ An

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
hh6-2.jpg hh2.jpg hh7-1.jpg hh3-1.jpg hh4-2.jpg hh1.jpg hh5-3.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg a2-9.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg mo-hinh-luon-4.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây