Tái cơ cấu ngành thủy sản tỉnh Nghệ An, kết quả đạt được sau 05 năm thực hiện
Thứ tư - 24/04/2019 21:028850
Nghệ an là tỉnhcó bờ biển dài 82 km, có 06 cửa lạch cho tàu thuyền ra vào và neo đậu, số lượng tàu thuyền năm 2018là 3.572chiếc, Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 21.365 ha. Với bờ biển dài, ngư trường rộng lớn, nguồn lợi thủy sản phong phú, nhiều cửa lạch cùng hàng nghìn ha mặt nước nuôi trồng mặn lợ, Nghệ An có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế thủy sản theo hướng bền vững.
Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu nghành nông nghiệp tỉnh Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2013-2020”. Sở Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo, điều hành triển khai đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, xác định hướng cơ cấu cụ thể cho từng lĩnh vực, trong đó có thuỷ sản, sau 5 năm thực hiện, lĩnh vực thuỷ sản đã đóng góp giá trị sản xuất rất quan trọng trong tái cơ cấu nghành nông nghiệp của tỉnh, với một số kết quả đạt được như sau: - Sản xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực: Ứng dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao vào nuôi trồng, phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung sử dụng công nghệ cao, công nghệ nuôi tiết kiệm nước...; áp dụng rộng rãi quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP), nuôi trồng thủy sản có chứng nhận và đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm; ứng dụng công nghệ vào nuôi cá lồng trên sông, hồ đập mặt nước. Triển khai tốt việc xây dựng các mô hình sản xuất: Trong 5 năm đã triển khai xây dựng 21 mô hình nuôi tôm chân trắng áp dụng quy phạm VietGap và 24 mô hình đa dạng sinh học; Việc phát triển cơ sở hạ tầng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất giống; công tác kiểm tra, kiểm soát nâng cao chất lượng giống thủy sản, kiểm tra giám sát vùng nuôithường xuyên được quan tâm.Sản lượng nuôi trồng thuỷ sảnnăm 2018 đạt 52.966tấn,tăng 24,6% so với năm 2013. - Giảm dần sản lượng khai thác thủy sản gần bờ; khuyến khích hoạt động đánh bắt xa bờ theo hình thức tổ đội sản xuất, khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt. Tổ chức thực hiện tốt Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, được Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá là một trong 3 tỉnh triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP tốt nhất cả nước, đến nay, toàn tỉnh đã ký hợp đồng tín dụng đóng mới được 104/KH110 tàu, hiện đã có 104 tàu đi vào hoạt động. Đến hết năm 2018, tổng số tàu cá toàn tỉnh được đăng ký và quản lý: 3.572 chiếc,trong đó: Tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên là1.1450 chiếc, tăng 365 chiếc so với năm 2013; Sản lượng khai thác hải sản của tàu cá trên toàn tỉnh tăng liên tục trong 5 năm qua: năm 2013 đạt 90.069 tấn; năm 2018 đạt 149.365 tấn, tăng 53,08% so với năm 2013. - Cơ sở hạ tầng, dịch vụ thủy sản được đầu tư khá đồng bộ góp phần thúc đẩy lĩnh vực khai thác - nuôi trồng phát triển mạnh. Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn, Cửa Hội; xây mới khu neo đậu tránh trú bão Cửa Lò, cảng cá Quỳnh Phương,đáp ứng yêu cầu phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản. Về hạ tầng vùng nuôi: Thực hiện Chương trình phát triển kinh tế thuỷ sản bền vững hiện đang triển khai các dự án đầu tưnhư: Sửachữa, nâng cấp hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản Trịnh Môn, huyện Quỳnh Lưu với quy mô 170 ha và nâng cấp, cải tạo hạ tầng khu nuôi trồng thủy sản huyện Quỳnh Lưu với quy mô 158 ha; Đã đầu tư nâng cấp 07 vùng nuôi tôm thâm canh an toàn sinh họctại 7 xã ven biển. Đối với sản xuất giống: Đến cuối năm 2012 chỉ có 50 cơ sở sản xuất, ương gièo tôm giống thì đến nay đã tăng lên trên 90 cơ sở; đặc biệt là cơ sở sản xuất tôm giống tại xã Quỳnh Minh - huyện Quỳnh Lưu với công suất thiết kế là 3 tỷ con/năm,tổng vốn đầu tư 1,5 triệu USDcủa công ty giống Việt Úc - Xây dựng và phát triển các mô hình liên kết, liên doanh, gắn kết sản xuất, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ. Tổ chức lại sản xuất trên biển theo mô hình kinh tế tập thể đối với khai thác vùng biển khơi và mô hình đồng quản lý đối với vùng biển ven bờ. Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trong nuôi trồng thủy sản; Thực hiện giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/QĐ-TTg. Thu hút đầu tư, nâng cao năng lực chế biến để tăng giá trị sản phẩm, giải quyết đầu ra và thu nhập ổn định cho ngư dân. Giai đoạn 2013-2018 đã có nhiều cơ sở chế biến thủy sản lớn được xây dựng và đi vào hoạt động, như: Trung tâm Công nghiệp Thực phẩm Masan Miền Bắc, Nhà máy chế biến cá hộp (Royol Foods Nghệ An), Nhà máy chế biến bột cá tại xã Diễn Hùng..../. Nguồn sonnptnt.nghean.vn