Thứ ba, 21/01/2025, 19:30

Thuỷ sản Nghệ An: Một số giải pháp bảo vệ và Khai thác bền vững

Thứ năm - 01/06/2023 23:29 1.548 0
Nghệ An có chiều dài bờ biển 82 km, diện tích vùng biển khoảng 4.230 hải lý vuông, ngư trường rộng lớn, nguồn lợi thuỷ hải sản phong phú, có nhiều cửa lạch cho tàu thuyền ra vào neo đậu, đây là những tiềm năng lớn để phát triển kinh tế thuỷ sản theo hướng bền vững.
Thuỷ sản Nghệ An: Một số giải pháp bảo vệ và Khai thác bền vững

ts
Toàn cảnh Hội nghị bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác hải sản và triển khai các Chương trình, Đề án trọng tâm trong lĩnh vực khai thác thủy sản giai đoạn 2022 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Trong những năm gần đây, ngành khai thác hải sản của Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, liên tục duy trì nhịp độ tăng trưởng cao theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả, đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của địa phương. Với sự hỗ trợ, quan tâm của Trung ương, tỉnh Uỷ, UBND tỉnh và chính quyền địa phương các cấp, đội tàu khai thác thuỷ sản của tỉnh nhà đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô nghề nghiệp. Tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 3.521 chiếc, trong đó số tàu khai thác xa bờ là 1.430 chiếc. Số lượng tàu cá tham gia khai thác vùng biển Hoàng Sa ngày càng tăng, năm 2014 chỉ mới 1 tàu tham gia với 3 chuyến thì năm 2018 đã có 163 tàu tham gia với 621 chuyến. Năm 2018, sản lượng khai thác biển đạt 143.107 tấn, tổng giá trị ước đạt trên 3. 383 tỷ đồng. Sản lượng khai thác thủy sản nội đồng đạt 6.260 tấn. 

sd
Đ/c Nguyễn Văn Đệ - Ủy viên BCH Đảng bộ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác hải sản và triển khai các Chương trình, Đề án trọng tâm trong lĩnh vực khai thác thủy sản giai đoạn 2022 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Bên cạnh những kết quả đạt được, nghề khai thác thuỷ sản của tỉnh đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đó là: Số lượng tàu thuyền nhỏ, khai thác ven bờ còn nhiều, gây áp lực lớn lên nguồn lợi hải sản ven bờ vốn đang có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng; Nguồn lợi thuỷ sản ở các vùng biển đang có dấu hiệu bị khai thác quá mức, năng suất khai thác thấp, hiệu quả kinh tế của ngư dân bị giảm sút; Ngư dân vẫn có xu hướng khai thác tự do và phát triển các loại nghề, đội tàu theo hướng tự phát, tình trạng khai thác bất hợp pháp còn diễn ra dưới nhiều hình thức. Trong khi đó, công tác kiểm tra, giám sát đội tàu khai thác trên biển thời gian qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

m
Kết quả chuyến vươn khơi của tàu chụp mực anh Lê Văn Sơn xã Tiến Thuỷ huyện Quỳnh Lưu

Để bảo vệ và Khai thác thuỷ hải sản một cách bền vững cần có một số giải pháp căn cơ đó là: Sắp xếp lại cơ cấu nghề và hạn ngạch khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng; Sắp xếp lại tàu thuyền, cơ cấu nghề khai thác, cắt giảm các đội tàu bị cấm hoạt động theo quy định của pháp luật đối với các tàu đang làm các nghề khai thác hải sản bị cấm (khoảng 595 tàu).
Điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền dựa trên kết quả tính toán số lượng tàu khai thác bền vững tối ưu và mức độ xâm hại của các nghề khai thác khác, trữ lượng nguồn lợi hải sản và cơ cấu nghề khai thác hải sản. Quy định khu vực cấm khai thác có thời hạn, được xác định dựa trên khu vực sinh sản, ương nuôi nguồn giống các loài kinh tế tập trung ở vùng biển ven bờ gồm Khu vực Lạch bên cạnh đó cũng cần quy định kích thước khai thác cho phép.
Tăng cường công tác quản lý, thực thi pháp luật về khai thác thuỷ sản. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá nhằm phát hiện kịp thời các hành vi khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, đặc biệt là các quy định về ngư trường khai thác, nghề cấm khai thác, kích thước ngư cụ…xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Sớm thành lập và nâng cao năng lực của lực lượng kiểm ngư tỉnh trên cơ sở lực lượng thanh tra thuỷ sản hiện nay.
Đi cùng với đó là đầu tư trang thiết bị, nhân lực cần thiết đảm bảo đủ năng lực hoạt động và hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng ngư dân trong hoạt động khai thác, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn lợi thuỷ sản. Phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện việc rà soát, thống kê đầy đủ cơ cấu tàu thuyền làm nghề khai thác hải sản hiện có trên địa bàn tỉnh, thường xuyên thực hiện cập nhật đầy đủ thông tin tàu cá vào Cơ sở dữ liệu nghề cá, thực hiện xoá đăng kí đối với các tàu cá theo quy định tại Điều 72, luật thuỷ sản.
Các cơ quan quản lý nghề cá (Chi cục Thuỷ sản, UBND các huyện/thị xã/ thành phố ven biển) tăng cường việc quản lý tàu cá, đặc biệt là không cho phép đóng mới phát triển tàu cá có chiều dài lớn nhất nhỏ hơn 12m trên địa bàn, kiên quyết giải bản các tàu cũ, lạc hậu; Tăng cường việc quản lý hoạt động của các cơ sở đóng, sửa tàu cá; thực hiện nghiêm việc đánh giá, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá theo quy định. Rà soát và cấp giấy chứng nhận đăng kí tàu cá đủ điều kiện nhằm phục vụ công tác quản lý, đặc biệt là các tàu chưa được cấp giấy chứng nhận đăng kí theo quy định. Tăng cường thành lập các tổ chức đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại vùng biển ven bờ. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chức năng liên quan với các tổ chức cộng đồng ngư dân trong công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Về cơ chế, chính sách, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương, UBND tỉnh đã ban hành nhằm hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân trong phát triển khai thác thuỷ sản.
Tham mưu và đề xuất HĐND tỉnh, UBND tỉnh xây dựng một số chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho ngư dân nhằm giảm áp lực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đặc biệt là ở vùng biển ven bờ, hỗ trợ cho ngư dân bị ảnh hưởng trong thời gian cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn trên địa bàn tỉnh nhằm bảo vệ, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
Chính sách khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng đồng dân cư tham gia đầu tư để hình thành, quản lý và phát triển các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và khu vực cư trú nhân tạo cho loài thuỷ sản. Bên cạnh đó các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, các ngành, các cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp, người dân về luật thuỷ sản, vấn đề chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Nghiên cứu áp dụng các thiết bị chọn lọc cho lồng bẫy ghẹ, nghề lồng bát quái (nghề lồng bẫy hỗn hợp) lưới kéo để giải thoát các loại cá non, cá con chưa trưởng thành. Ứng dụng, chuyển giao các công nghệ khai thác tiên tiến nhằm cơ giới hoá, hiện đại hoá, giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế cho đội tàu cá của địa phương, đặc biệt là đội tàu khai thác ở vùng khơi, các công nghệ bảo quản tiên tiến nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch trên tàu và tăng hiệu quả kinh tế như : Hầm bảo quản bằng vật liệu PU, CPF; công nghệ lạnh thấm cho nghề lưới chụp; công nghệ cấp đông cho tàu dịch vụ hậu cần; công nghệ bảo quản sống ghẹ, mực trên tàu lồng bẫy ghẹ, nghề câu…công nghệ thông tin, công nghệ số trong công tác quản lý.
Điều tra, đánh giá nguồn lợi và hoạt động của tàu cá nhằm bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loại thuỷ sinh trên các vùng biển. Xây dựng các biện pháp chuyển đổi các nghề khai thác kém hiệu quả, xâm hại cao đến nguồn lợi hải sản nhằm đảm bảo lộ trình điều chỉnh cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản. Nghiên cứu thả rạn nhân tạo nhằm bảo tồn, bảo vệ bền vững nguồn lợi hải sản vùng ven bờ và vùng lộng biển Nghệ An.
Về nguồn vốn cần ưu tiên nguồn kinh phí để thực hiện các giải pháp nhằm chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân khai thác hải sản, đặc biệt là việc cắt giảm đội tàu ở vùng biển ven bờ. Tạo cơ chế, chính sách đồng bộ để thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp vào lĩnh vực khai thác thuỷ sản; đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá; phục hồi, trồng mới rừng ngập mặn và thành lập khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi. Tạo điều kiện các doanh nghiệp, ngư dân tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi; chuyển hướng Ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất thuỷ sản sang hỗ trợ lãi suất tín dụng ./.


                                                      Trần Trung Thành - Trung tâm Khuyến nông
                                                                  Nguồn: Tập san Khuyến nông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
35.jpg 36.jpg 34-2.jpg a123.jpg a125-1.jpg 02.png 06.png 09.png 05-2.png 04.png 07-2.png a22.jpeg a23-1.png 12.jpg 14-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây