Thứ tư, 25/12/2024, 03:03

Vai trò của khoáng chất trong nuôi tôm

Thứ hai - 11/05/2020 21:32 4.016 0
Tôm rất cần khoáng chất cho quá trình sinh trưởng và phát triển, chúng có thể hấp thu các chất khoáng này qua thức ăn và môi trường nước ao nuôi. Đặc biệt là với tôm thẻ chân trắng, đây là đối tượng nuôi đòi hỏi nhu cầu khoáng rất lớn
do mật độ nuôi dày nhất là trong quá trình lột xác. 
          Vậy  các chất khoáng đó là gì và kỹ thuật bổ sung chất khoáng cho tôm như thế nào cho hợp lý bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:
Vai trò của khoáng chất trong nuôi tôm
       1. Phân loại
          Khoáng là tên gọi tắt của một nhóm các chất cần thiết cho tôm, nếu thiếu khoáng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho tôm nuôi. Hiện nay, các chuyên gia đã phân chất khoáng thành 2 loại, gồm: khoáng vi lượng (Cu, Fe, Mn, Ni,…) và khoáng đa lượng (Ca, P, L, Mg,…). Các chất khoáng được xem là rất cần thiết cho tôm nuôi là: Fe (sắt), Ca (Canxi), Cu (Đồng), P (Phosphorus), Mg (Magie), K (Kali), Zn (Kẽm),… Trong đó, mỗi chất khoáng khác nhau sẽ có vai trò khác nhau
          2. Vai trò chất khoáng:
          - Nếu như Canxi (Ca) góp phần quan trọng tham gia vào quá trình đông máu, các chức năng của cơ, sự truyền dẫn thần kinh, điều hòa áp suất thẩm thấu,… thì Phosphorus (P) đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, duy trì ổn định pH trong cơ thể tôm,... Ngoài ra, cả (Ca) và(P) được xem là thành phần quan trọng góp mặt trong quá trình hình thành lớp vỏ kitin.
          - Đối với Sắt (Fe) là thành phần cấu tạo nên Hemoglobin, đóng vai trò vận chuyển máu và hô hấp trên cá. Cá có thể hấp thu Fe qua môi trường, còn nếu bổ sung nên chọn muối có chứa ion (Fe2+) vì sẽ giúp cá dễ  hấp thu hơn. Thiếu sắt sẽ làm số lượng tế bào hồng cầu giảm, gan cá bị vàng.
          - Các chất khoáng như Na+, Cl- và K+ tham gia vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, hoạt động của enzyme trong tế bào. Na+ có chức năng trong dẫn truyền xung động thần kinh cơ. K+ có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, do đó khi thiếu K+ tôm sẽ bị suy yếu, biếng ăn, thậm chí là chết hàng loạt.
          - Đồng (Cu) là thành phần cấu tạo nên Hemocyanin, đóng vai trò vận chuyển máu và hô hấp trên tôm, góp phần hình thành nên sắc tố melanin.Thiếu Cu tôm sẽ giảm sinh trưởng, giảm lượng (Cu) trong máu và gan tụy. Tôm có thể hấp thu (Cu) qua môi trường nước và trong bột cá.
          - Magie (Mg) là chất xúc tác trong một số phản ứng quan trọng trong hệ thống enzyme. Tôm cá biển dễ hấp (Mg) từ môi trường nước. Thiếu (Mg) vật nuôi sẽ giảm ăn, tỉ lệ chết cao.
          Cuối cùng là Kẽm (Zn) giúp tăng khả năng vận chuyển CO2 trên động vật thủy sản, kích thích tiết acid chlohyride (HCl). Thiếu kẽm vật nuôi sẽ giảm sinh trưởng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
          2. Một số lưu ý khi bổ sung khoáng chất cho tôm
          Đối với tôm khoáng chất góp phần hình thành vỏ, cân bằng áp suất thẩm thấu. Khoáng là thành phần cấu trúc của các mô, truyền xung động thần kinh và co cơ. Khoáng chất đóng vai trò như thành phần thiết yếu cho các enzyme, vitamin, kích thích tố, sắc tố, yếu tố đồng vận chuyển trong quá trình chuyển hóa, chất xúc tác và hoạt hóa enzyme.
          Đối với tôm lớp vỏ cutin của tôm được hình thành chủ yếu từ CaCO3, với một lượng ít (Mg), (P). Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua uống và hấp thụ qua mang. Do đó, sử dụng khoáng trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất đi trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết. Việc bổ sung khoáng chất vào thức ăn phụ thuộc vào khả năng hữu dụng sinh học của những loại khoáng này ở môi trường nước. Nghĩa là nếu khoáng dồi dào trong môi trường nước thì việc bổ sung vào khẩu phần ăn là không có ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu tôm sống trong môi trường nước có độ mặn cao, nhu cầu về Ca2+, K+, Mg2+ một phần được đáp ứng. Tuy nhiên, nếu tôm sống trong môi trường độ mặn ~4%o thì việc bổ sung 5-10mgK+/L và 10-20mgMg2+ /L để bảo đảm tôm tăng trưởng bình thường và tỉ lệ sống cao. Trong nước nuôi tôm, tỉ lệ Na:K phải đạt 28:1, và Mg:Ca là 3,1:1. Các loài thủy sản có thể hấp thụ hoặc bài tiết khoáng chất trực tiếp từ môi trường nước qua mang và bề mặt cơ thể, hoặc thông qua bổ sung vào thức ăn, và thay đổi theo sự điều hòa áp suất thẩm thấu và muối. Vì vậy, yêu cầu khoáng chất trong chế độ ăn phần lớn phụ thuộc vào nồng độ khoáng chất trong môi trường nước nuôi tôm.
          Khi nuôi tôm ở những vùng có độ mặn thấp, có sự chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu trong cơ thể và môi trường ngoài, kết quả là tôm sẽ lấy nước tự động thông qua mang và ruột. Tôm sẽ khó khăn hơn trong việc lấy muối khoáng hòa tan trong môi trường nước vì vậy khoáng phải được bổ sung trực tiếp trong khẩu phần ăn. Môi trường ngoài có thể đáp ứng đủ Na+ và Cl-  của tôm. Trong khi đó, K+ thường thiếu hụt và cần cân đối khi nuôi tôm ở độ mặn thấp. Theo nhu cầu về hàm lượng K+ thì việc bổ sung khoảng 1% trong khẩu phần là đủ. Tuy vậy ảnh hưởng của K+ còn chưa rõ ràng và ít được quan tâm trong quá trình nuôi. 
          Tôm được nuôi trong môi trường nước có độ mặn cao thì không cần bổ sung (Ca). Trong thức ăn tôm thẻ, lượng (P) sử dụng giao động từ 1-2%. (Ca) có thể ảnh hưởng đến sự hữu dụng của (P) do đó tỉ lệ Ca trong khẩu phần không nên vượt quá 2,5%. Trong nước biển thường tồn tại rất cao hàm lượng (Mg) (~1350mg/l), vì vậy hàm lượng (Mg) thường được bài tiết đối với tôm thẻ, kết quả là hàm lượng (Mg) trong máu luôn thấp hơn trong môi trường ngoài. Do đó tôm thẻ chân trắng có thể không cần yêu cẩu bổ sung (Mg) vào thức ăn. Mặt khác những nguyên liệu phối trộn trong khẩu phần thức ăn tôm rất giàu (Mg), do đó không cần thiết phải bổ sung (Mg) và thức ăn tôm. Na+, Cl-, K+, Ca2+, Mg2+ thường tôm có thể nhận từ nước, đáp ứng phần nào nhu cầu sinh lý của tôm. Riêng PO43- và SO42- thì phải bổ sung thông qua con đường thức ăn. 
                                                                        Lệ Hằng: Trung tâm KN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
hh6-2.jpg hh2.jpg hh7-1.jpg hh3-1.jpg hh4-2.jpg hh1.jpg hh5-3.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg a2-9.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg mo-hinh-luon-4.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây