Thứ tư, 25/12/2024, 02:56

Giải pháp giảm chất thải ao nuôi tôm

Thứ tư - 20/05/2020 05:32 1.294 0
TTCT (Litopenaeus vannamei) được nuôi phổ biến ở Việt Nam; nhưng với hình thức nuôi thâm canh và siêu thâm canh mật độ cao như hiện nay đã tạo ra lượng chất thải lớn gây ô nhiễm môi trường. Do đó, việc giảm lượng chất thải, và xử lý chất thải còn lại ở cuối vụ nuôi là vấn đề cần được quan tâm.
Giải pháp giảm chất thải ao nuôi tôm

Chất thải chính phát sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh thường phát sinh các loại chất thải như nước thải, bùn thải, chất thải rắn trên bờ. Lượng phát thải thường phụ thuộc vào mức độ thâm canh, quy trình công nghệ áp dụng và khả năng quản lý ao nuôi của người nuôi. Đặc điểm kỹ thuật và chất thải từ một số công nghệ nuôi tôm thâm canh điển hình tại Việt Nam được tóm tắt như sau.

 

Các giải pháp chính nhằm giảm chất thải

Sử dụng cá rô phi

Sử dụng cá rô phi để xử lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm là giải pháp phù hợp cho các hộ nuôi tôm thâm canh có trên 2 ao. Trong hệ thống nuôi, sử dụng 1 ao nuôi tôm, dùng chế phẩm sinh học để thay thế hóa chất trong xử lý chất hữu cơ và khí độc dưới đáy ao; một ao nuôi rô phi để xử lý nước thải từ ao nuôi tôm chuyển sang, nước sau khi cá rô phi xử lý được cấp ngược trở lại ao nuôi tôm.

Sử dụng chế phẩm sinh học

Hiện nay các hộ nuôi tôm đã sử dụng nhiều loại chế phẩm sinh học khác nhau để xử lý nước và xử lý bùn đáy ao nuôi. Chế phẩm sinh học đã góp phần rất lớn vào việc xử lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm, đồng thời hỗ trợ cho tôm tiêu hóa tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

Loại bỏ chất thải giúp giảm rủi ro và nâng cao năng suất cho vụ nuôi Ảnh: CTV

Ao nuôi lót bạt sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý chất thải cho bùn thải tốt, chủ yếu chất thải gồm phân tôm, vỏ tôm lột xác, xác tảo, có một phần nhỏ (dưới 2%) dư lượng hóa chất (vôi, dolomite) xử lý môi trường, không lẫn đất từ bờ và đáy ao. Hình thức nuôi tôm trong ao đất sử dụng chế phẩm sinh học có diện tích nuôi khoảng 27.461 ha, lượng bùn thải khoảng 290.991 tấn/năm (chiếm khoảng 29%). Bùn thải có dư lượng hóa chất xử lý đáy ao nuôi và chất thải từ nuôi tôm như phân tôm, vỏ tôm lột xác, xác tảo (chiếm 15 - 20%) và lẫn với đất từ bờ và đáy ao (chiếm khoảng 80 - 85%)

Quản lý chất lượng thức ăn và tỷ lệ cho ăn

Thức ăn chiếm gần 80% giá thành nuôi tôm, nên đây là giải pháp được nghiên cứu nhiều nhất cả trong và ngoài nước. Việc kiểm soát thức ăn trong NTTS nhằm tránh lãng phí, giúp thủy sản phát triển nhanh và giảm ô nhiễm môi trường.

Kiểm soát sử dụng hóa chất và kháng sinh

Hiện nay, hình thức nuôi tôm trong ao đất có sử dụng hóa chất và kháng sinh là chính có diện tích nuôi khoảng 52.081 ha tạo ra lượng bùn thải khoảng 551.880 tấn/năm (chiếm khoảng 55%). Bùn thải chứa hóa chất xử lý đáy ao nuôi, dư lượng kháng sinh trị bệnh và chất thải từ nuôi tôm như phân tôm, vỏ tôm lột xác, xác tảo và lẫn với đất lở từ bờ và đáy ao, chiếm khoảng 80 - 85%.

Các cơ sở nuôi tôm ở Việt Nam hiện đã ý thức được việc giảm dần sử dụng hóa chất để xử lý môi trường, cải tạo ao nuôi và hạn chế việc sử dụng kháng sinh trị bệnh. Mặc dù người nuôi đã biết các kỹ thuật để giảm dư lượng kháng sinh trong tôm, ví dụ ngừng sử dụng hóa chất, kháng sinh vài tuần trước khi thu hoạch, để giảm nguy cơ ATTP; nhưng hóa chất và kháng sinh tồn tại trong nước và bùn thải sẽ tạo ra vi khuẩn kháng kháng sinh trong môi trường. Do vậy, lựa chọn các hình thức nuôi và công nghệ nuôi giúp người nuôi từ bỏ thói quen sử dụng hóa chất, kháng sinh là rất quan trọng.

Ứng dụng công nghệ nuôi

Nuôi tôm siêu thâm canh, ít thay nước đã được nuôi thành công tại Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây; tuy nhiên, đến nay diện tích nuôi theo hình thức này còn thấp (khoảng 1% diện tích nuôi tôm của cả nước). Khối lượng bùn thải khoảng 6.021 tấn/năm (chiếm khoảng dưới 1%). Bản chất của nuôi tôm siêu thâm canh, ít thay nước là bổ sung vào nước ao nuôi một lượng carbon (thông thường là mật rỉ đường hoặc bột mỳ) để tổng lượng carbon/nitơ trong nước nuôi đạt tỷ lệ từ 12/1 trở lên (thức ăn cho tôm chỉ đạt tỷ lệ C/N giao động trong khoảng 9/1), khi có tỷ lệ C/N >12/1 sẽ là điều kiện tốt cho nhóm vi khuẩn có chức năng chuyển hóa các chất gốc nitơ thành protein và gom các chất lơ lửng trong nước (tảo, hữu cơ, vi khuẩn, động vật phù du …) thành viên làm thức ăn cho tôm, qua đó giảm chất thải trong ao nuôi tôm. Chất lượng bùn thải từ hình thức nuôi này tốt. Chất thải chủ yếu gồm phân tôm, vỏ tôm lột xác, xác tảo, có một phần nhỏ (dưới 1%) dư lượng hóa chất (vôi, khoáng) xử lý môi trường trong quá trình nuôi chiếm 100%; không lẫn đất từ bờ và đáy ao. Nuôi tôm theo công nghệ siêu thâm canh, ít thay nước là giải pháp giảm khối lượng bùn và nâng cao chất lượng bùn tốt nhất so với các công nghệ nuôi hiện nay.

>> Chất thải sinh ra trong quá trình nuôi là yếu tố quan trọng cần được xem xét và xử lý đúng kỹ thuật, đặc biệt là trong nuôi tôm thâm canh; vì vậy cần một chiến lược quản lý chất thải có hệ thống trong đó bao gồm xử lý, xả bỏ và tái chế nhằm quản lý nuôi tôm bền vững.

 

                                                                     Nguyễn Hà - nguồn thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
hh6-2.jpg hh2.jpg hh7-1.jpg hh3-1.jpg hh4-2.jpg hh1.jpg hh5-3.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg a2-9.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg mo-hinh-luon-4.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây