Thứ ba, 24/12/2024, 14:17

Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm

Thứ năm - 25/06/2020 04:15 1.169 0
 Diện tích nuôi tôm có lẽ đã chạm ngưỡng, ngành chức năng hướng đến mục tiêu nâng cao hơn nữa năng suất vụ nuôi. Để thực hiện được điều này, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ đang được đánh giá là giải pháp khả thi nhất.
Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm

Lợi thế lớn của tôm Việt

Theo ông Vũ Duyên Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản), Việt Nam đã hình thành một hệ sinh thái tôm rất bền vững, với các tên tuổi, thương hiệu lớn như Minh Phú, Việt - Úc… Hiện nay, ngành tôm đang đứng trước cơ hội rất lớn khi có sự hậu thuẫn từ hiệp định thương mại tự do với các thị trường nhập khẩu tôm chủ lực. Vì vậy, Tổng cục Thủy sản đã và sẽ tổ chức nhiều diễn đàn nhằm tạo không gian kết nối các thành phần trong hệ sinh thái thông qua việc giới thiệu một số kết quả công nghệ, giải pháp kỹ thuật, quản lý tốt nhất, giúp hệ sinh thái ngành tôm khỏe mạnh hơn, thích ứng tốt hơn với các rủi ro, thách thức đến từ biến đổi khí hậu, thị trường, dịch bệnh…; từ đó, đưa năng suất, giá trị ngành tôm ngày một cao hơn.

Ảnh minh họa

Đại diện cho GIZ (Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức), ông Ngô Tiến Chương cho biết, thời gian qua, GIZ thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo trong sản xuất tôm, để thích ứng biến đổi  khí hậu và cải thiện chuỗi giá trị tôm. Riêng về thị trường, ông Chương cho rằng xu hướng tiêu dùng trên thế giới ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm hữu cơ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nên trước mắt cần phải đổi mới công nghệ, quản lý trong nuôi tôm.

Thông tin thêm về thị trường tôm từ nay đến cuối năm, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP nhận định, cơ hội cho ngành tôm thời hậu COVID-19 là rất lớn, khi các đối thủ xuất khẩu tôm của Việt Nam như Ấn Độ, Ecuador, Thái Lan, Indonesia… vẫn còn dịch, còn Trung Quốc thì đang vướng bệnh mới trên tôm là DIV1. “Con tôm Việt Nam đang có lợi thế lớn về thuế tại các thị trường lớn, như: Mỹ, EU, Nhật Bản… cùng với đó là nhu cầu tiêu dùng thế giới tăng trở lại do các điều kiện phong tỏa, cách ly để chống dịch COVID-19 đang dần được nới lỏng, xóa bỏ. Do đó, vấn đề còn lại là làm sao ứng dụng kỹ thuật, quản lý tốt để có vụ nuôi thành công, đảm bảo sản lượng cho chế biến, xuất khẩu”, ông Hòe cho biết.

Tất yếu phải thay đổi

Ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, cho biết do ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt, kéo dài cùng với giá tôm quý I/2020 giảm khoảng 20% so cùng kỳ, nên tiến độ thả nuôi có phần chậm hơn. Do đó, để đảm bảo hoàn thành kế hoạch vụ nuôi, Tổng cục Thủy sản đã đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp chính, như: tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Thủy sản năm 2017 cũng như kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025; ứng phó tốt hạn mặn và công tác quan trắc môi trường phòng chống dịch bệnh; quản lý chặt vật tư đầu vào; phổ biến nhân rộng các mô hình nuôi có hiệu quả, tăng cường chuyển giao khoa học công nghệ…

Trước xu thế tiêu dùng ngày một thay đổi; các rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe; thời tiết, khí hậu diễn biến khó lường; dịch bệnh trên tôm vẫn chưa được loại trừ… con đường tất yếu để phát triển ngành tôm hiệu quả và bền vững được xác định là phải ứng dụng các giải pháp kỹ thuật và quản lý tiên tiến vào nuôi tôm. Mới đây, có rất nhiều giải pháp kỹ thuật và quản lý được các doanh nghiệp giới thiệu đến người nuôi tôm như: Giải pháp thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị ngành tôm nước lợ Việt Nam của Công ty Tôm Sài Gòn; các giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng tôm nuôi của Minh Phú, WWF Việt Nam, C.P. Việt Nam, Hikaru, Fuji… hay các giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0 vào ngành tôm của EpertSea, Boch… Cùng đó là các giải pháp phòng trị bệnh trên tôm, như: giải pháp tổng hợp kiểm soát bệnh EMS, EHP và phân trắng; một số giải pháp phòng trị bệnh do vi bào tử trùng…

>> Theo Tổng cục Thủy sản, đến nay diện tích thả nuôi tôm tại các địa phương đạt 481.534 ha/730.000 ha, trong đó, tôm sú chiếm gần 85% diện tích thả nuôi. Tuy nhiên, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại gần 16.000 ha, nguyên nhân do dịch bệnh và môi trường.   

 

                                                     Xuân Trường - nguồn thuysanvietnam..com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
hh6-2.jpg hh2.jpg hh7-1.jpg hh3-1.jpg hh4-2.jpg hh1.jpg hh5-3.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg a2-9.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg mo-hinh-luon-4.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây