Thứ bảy, 23/11/2024, 17:25

Một số dịch hại trên cây trồng vụ Xuân 2020 và biện pháp phòng trừ

Thứ năm - 16/04/2020 22:06 769 0
Vụ Xuân 2020, toàn tỉnh đã gieo cấy gieo cấy được trên 91.673 ha lúa, 16.800 ha ngô. Hiện nay các trà lúa đang ở thời kỳ đẻ nhánh đến làm đòng, ngô xuân thời kỳ cây con đến trỗ cờ, nhìn chung các cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Các đối tượng sâu, bệnh hại chính như Bệnh đạo ôn lá, chuột, bạc lá vi khuẩn,... hại lúa, sâu keo mùa thu hại ngô đang phát sinh và có xu hướng gia tăng gây hại nặng trên diện rộng.
Một số dịch hại trên cây trồng vụ Xuân 2020 và biện pháp phòng trừ
Toàn tỉnh đã có trên 1.600 ha lúa nhiễm bệnh đạo ôn lá, 2.400 ha bị chuột phá hại và 220 ha ngô nhiễm sâu keo mùa thu. Dự báo trong thời gian tới điều kiện thời tiết ấm, xen kẽ các đợt không khí lạnh ẩm độ không khí cao kèm theo mưa kết hợp với việc nông dân bón thúc cho lúa là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát sinh, lây lan gây hại nặng trên diện rộng. Đặc biệt trên những chân đất cát pha, vùng bán sơn địa, gieo cấy giống hàng năm có mức độ nhiễm cao như: Xi, P6, Vật tư NA6, AC5, TBR 225, BC15, Nếp 352, BTE1,Thiên Ưu 8, Hương Ưu 98,.... và trên những ruộng bón phân không cân đối, bón thừa đạm. Chuột sẽ tiếp tục phát sinh gây hại gia tăng, đặc biệt tại những vùng gần khu dân cư, cồn bãi, gò đồi, khu nghĩa địa, mương máng lớn,…làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất lúa. Sâu keo mùa thu hại ngô sẽ tiếp tục phát sinh gây hại gia tăng, nhất là trên các trà ngô xuân thời kỳ cây con.
Để chủ động phòng trừ kịp thời, hiệu quả, không để dịch hại phát sinh gây hại nặng trên diện rộng. Đề nghị các địa phương, bà con nông dân thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Thường xuyên giám sát đồng ruộng để kiểm tra, phát hiện kịp thời sự phát sinh gây hại của bệnh đạo ôn lá, chuột hại và sâu keo mùa thu hại ngô và các sâu bệnh khác.
- Chăm sóc, bón phân cân đối đúng quy trình kỹ thuật để cây trồng sinh trưởng phát triển khoe, han chế tác hại do sâu bệnh gây ra.
- Khi phát hiện sâu bệnh hại có khả năng gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng cân khẩn trương thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng trừ, cụ thể đối với các đối tương dịch hại như sau:
1. Đối với bệnh đạo ôn lá: Trên những diện tích lúa đã nhiễm bệnh, điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại cần tạm dừng ngay việc bón thúc, giữ đủ nước trên ruộng và tiến hành phòng trừ bằng một trong các loại thuốc có hoạt chất như: Tricyclazole, Edifenphos + Isoprothiolane,… phun theo lượng khuyến cáo, nếu bệnh vẫn tiếp tục phát sinh cần phun lại lần 2 sau phun lần 1 từ  5 - 7 ngày, khi bệnh ngừng phát triển mới tiến hành chăm bón trở lại. Tuyệt đối không sử dụng các loại phân bón qua lá trên những ruộng bệnh đang phát sinh gây hại.
2. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông: Sự phát sinh và mức độ gây hại phụ thuộc vào điều kiện thời tiết giai đoạn lúa trỗ đến ngậm sữa. Nếu thời kỳ lúa trỗ gặp điều kiện thời tiết thuận lợi (thiếu ánh sáng, ẩm độ cao, mưa kéo dài,…) bệnh sẽ gây hại nặng do đó nhất thiết phải phun phòng trên những diện tích này bởi khi bệnh đã gây hại việc phòng trừ sẽ không mang lại hiệu quả cao. Trong điều kiện trời nắng, ẩm độ thấp bệnh gây hại không đáng kể.
3. Đối với chuột: Thực hiện vệ sinh bờ vùng, bừa thử, phát quang bờ, bụi rậm để hạn chế nơi cư trú của chuột.  Áp dụng các biện pháp thủ công như: Đào bắt hoặc dùng các loại bẫy kẹp vạn năng, bẫy sập, bẫy hom, bẫy dính,.... Sử dụng các loại thuốc sinh học như: Bả diệt chuột sinh học, …; các loại thuốc hoá học có hoạt chất như: Brodifacoum, Bromadiolone, Flocoumafen, Coumatetralyl,…để diệt chuột. Công tác diệt chuột phải thường xuyên và mang tính cộng đồng, thu gom tiêu hủy đúng quy định.
4. Bệnh thối thân thối bẹ, lem lép hại: Bệnh phát sinh gây hại phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Bệnh thối bẹ thường gây hại nặng trong điều kiện thời tiết nóng- ẩm, thời kỳ lúa trỗ nếu gặp thời tiết âm u, mưa kéo dài bệnh lem lép hạt sẽ phát sinh gây hại nặng, ảnh lớn đến năng suất. Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nếu vào giai đoạn lúa trỗ – phơi mao gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển cần chủ động phun phòng bệnh bằng các loại thuốc có hoạt chất: Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, chú ý các trà lúa trỗ gặp mưa kéo dài, cần phun phòng sớm bằng một trong các loại thuốc có hoạt chất : Difenoconazole, Propiconazole,  Azoxystrobin, Tebuconazole, Trifloxystrobin,...Phun 2 lần vào giai đoạn lúa trỗ 1 - 3% và sau khi lúa trỗ hoàn toàn.
5. Bệnh lạc lá vi khuẩn: Khi phá hiện bệnh hoặc dịch vi khuẩn xuất hiện (vết bệnh chưa hình thành rõ) cần tiến hành bằng một trong các loại thuốc có hoạt chất: Oxolinic acid, Bronopol, Bismerthiazol, Ningnamycin, Kasugamycin,...
6. Đối với sâu keo mùa thu: Trên những diện tích ngô có mật độ sâu non cao (từ 2 – 3 con/m2 trở lên) khuyến cáo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Indoxacarb, Lufenuron, Spinetoram, Emamectin benzoate (để phun trừ khi sâu đa số tuổi 1-3 (ngô giai đoạn cây 3 - 9 lá), phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun tập trung vào nõn cây ngô./.
 Trịnh Thạch Lam – Trưởng phòng BVTV, Chi cục Trồng trọt và BVTV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây