Thứ bảy, 04/01/2025, 03:53

Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch Covid-19

Thứ hai - 16/03/2020 23:00 740 0
Chiều ngày 12/3/2020, tại Văn phòng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai Hội nghị trực tuyến thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch Covid-19, do đồng chí Nguyễn Xuân Cường, ủy viên TW đảng, Bộ trưởng chủ trì, cùng với các Bộ, ngành, đơn vị trực thuộc Bộ.
Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch Covid-19

Tại đầu cầu truyền hình Nghệ An, dưới dự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Đệ- Ủy viên BCH Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì.

Tham dự hội nghị có: Lãnh đạo các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Sở Tài chinkhs, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Liên minh HTX, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng UBND tỉnh, Đài phát thanh và Truyền hình Nghệ An, Báo Nghệ An và các phòng chuyên môn liên quan của Sở, các đơn vị thuộc Sở.

Phía doanh nghiệp, Công ty Lâm nghiệp tháng 5, Tập đoàn Thiên Minh Đức, Công ty TNHH Biomass Fuel Việt Nam, Tổng công ty CP vật tư Nông nghiệp Nghệ An, Công ty mía đường Sông Lam, Công ty bò sữa Việt Nam, Công ty CP thực phẩm sữa TH True Milk Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng Bắc Á,….

Thông qua báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, kết quả sản xuất nông ghiệp 2019 và 2 tháng đầu năm 2020, ngành nông nghiệp đã đạt được những thành quả rất quan trọng. Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 2,01% (Nông nghiệp tăng 0,61%, lâm nghiệp tăng 4,98% và thủy sản tăng 6,3%). Kim ngạch xuất khẩu đạt 41,3 tỷ USD.

Hai tháng đầu năm 2020, cả nước gieo cấy được khoảng 3,01 triệu ha lúa Đông Xuân, 185,3 nghìn ha ngô…

Về thủy sản: Năm 2019 đạt 8,2 triệu tấn, năm 2020 phấn đấu đạt 8,4 triệu tấn; chuyển bị hội nghị chuyên đề về tôm, hội nghị khai thác chế biến, đề nghị các đơn vị địa phương tập trung chuẩn bị đủ giống thủy sản để đưa vào sản xuất.

Với dự báo tình hình thế giới, kinh tế toàn cầu tiếp tục xu hướng tăng trưởng chậm, các nền kinh tế đối mặt với những khó khăn. Sự bùng phát của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế chung, sự gia tăng căng thẳng thương mại giữa Trung quốc và Mỹ…

Theo đồng chí Bô trưởng Nguyễn Xuân Cường, năm 2019 và 3 tháng đầu năm 2020, ngành nông nghiệp đã gặp phải 3 thách thức, khó khăn đó là: Hạn hán xâm nhập mặn ở 3 miền, dịch tả lợn Châp Phi xảy ra trong cả nước, đầu năm 2020 (âm lịch) phía Bắc xảy ra mưa đá lớn, mưa giông lớn trên diện rộng, tiếp tục là dịch Covid-19.

Trong nước, ngành nông nghiệp bên cạnh những thuận lợi, cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như: Tác động của biến đổi khí hậu, dịch tả lợn Châu Phi, dịch Covid-19, việc khắc phục thẻ vàng trong thủy sản…

Với những khó khăn, thách thức như vậy, ngành nông nghiệp cần phải tập trung quyết liệt chỉ đạo, triển khai một số nhiệm vụ: (1) Thúc đấy sản xuất nông nghiệp những tháng cuối năm 2020 trong điều kiện dịch Covid-19, phải đảm bảo tăng trưởng, đảm bảo sản lượng lương thực, thực phẩm đủ để cung ứng cho người dân trong cả nước, đồng thời đảm bảo đạt kế hoạch xuất khẩu nông sản. (2) Đảm bảo mục tiêu xuất khẩu. (3) An sinh môi trường bền vững. cả 3 mục tiêu trên rất khó, nhưng phải nhận diện sớm, nhận diện rõ những thách thức để tập trung chỉ đạo đồng bộ cả 3 mục tiêu.

Theo ý kiến của đồng chí Bùi Đức Tiến, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị các địa phương đã tập trung công tác tái đàn lợn trong điều kiện an toàn dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả lợn Châu phi, đặc biệt là 17 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn. Tập trung giải quyết giá thịt lợn, không để sốt giá….

Theo ý kiến ông Hoài, Chủ tịch Hiệp hội gỗ Việt Nam. Công nghiệp xuất khẩu gỗ tiếp tụ duy trì đà phát triển, tuy nhiên 3 tháng đầu năm 2020 thị trường gỗ xuất khẩu có giảm: Gỗ dăm giảm 3 %, xuất khẩu sang Trung quốc, Hàn quốc đều tăng. Tuy nhiên hiện nay có 6 nhóm tác động: 1 số đơn hàng chậm, 2. Các đơn hàng mới bị trình trệ, 3.Nguyên liệu vận chuyển tăng. 5. Sản phẩm phụ phục vụ sản xuất thiếu. Viên nén bị ảnh hưởng. 6. Chê biến gỗ một số nhà máy tình hình phải đóng cửa.

Ông Nguyễn Xuân Cường, kết luận: Với 3 thách thức trên, rất khó khăn, nhưng chúng ta phải đồng lòng, thực tế đặt ra chúng ta phải phấn đấu mục tiêu kép:

- Tập trung chỉ đạo đồng bộ cả nhà nước, doanh nghiệp và người dân

- Xác định vai trò của người đứng đầu: Đứng đầu tỉnh, đứng đầu doanh nghiệp, đứng đầu hộ gia đinh để thực hiện….

- Phát hiện những lợi thế để biến nguy thành cơ hội, khai thác tất cả cơ hội của doanh nghiệp: Tập trung thực hiện để đạt mục tiêu lương thực, thực phẩm để phục vụ đủ cho khoảng 100 triệu dân.

Trong thực phẩm là 65-67 % là thịt lợn, vì vậy kêu gọi các tập đoàn kiên quyết hạ giá lợn, nhằm để ổn định lâu dài thị trường.

Nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo hướng liên kết chuỗi bền vững, liên kết thương mại, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với Bộ Công thương để tích cực xúc tiến thương mại nông sản vào thị trường Trung Quốc,

                   Lâm Duy Thưởng -  Phó trưởng phòng qLKT & KHCN nguồn sonnptnt.nghean.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a1-16.jpg a15-12.jpg a4-17.jpg a20-1.jpg a19-1.jpg a5-14.jpg a18-8.jpg a2-14.jpg a17-10.jpg a06-2.jpg a07-1.jpg a09.jpg a02.jpg a08-3.jpg a01-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây