Nghi Lộc: Thu nhập cao từ trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ

Thứ ba - 14/09/2021 21:24 878 0
Trong khi điều kiện đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, và tình hình ngộ độc thực phẩm do rau, củ, quả không an toàn gây ra ngày càng tăng, thì việc xây dựng mô hình trồng dưa lưới, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao là phù hợp với điều kiện hiện nay. Ở Nghi Lộc đã hình thành nhiều mô hình dưa lưới vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người nông dân.
  Nghi Lộc: Thu nhập cao từ trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ
Mô hình dưa lưới công nghệ cao của gia đình Anh Trần Mạnh Hùng ở xóm Hợp Thắng xã Khánh Hợp, với diện tích trên 3.600 mét vuông. Năm 2018 nhận thấy đất đai tại khu vực này phù hợp với việc trồng dưa lưới, Anh Hùng đã mạnh dạn đầu tư trên 1,5 tỷ đồng để xây dựng nhà màng. Mỗi năm gia đình Anh trồng 2 vụ, mỗi vụ 6 ngàn gốc, chủ yếu trồng các loại giống TL3, Taki (nhật bản). Loại giống dưa này có ưu điểm vỏ xanh, ruột vàng, dòn, ngọt, phù hợp với thời tiết nắng nóng của Miền Trung. Mỗi vụ  3 tháng cho thu hoạch trên 10 tấn quả. Với giá hiện nay giao động từ 40 - 50 ngàn đồng/ kg, mỗi vụ gia đình thu về xấp xỉ 500 triệu đồng. Ngoài 2 vụ trồng dưa lưới, Anh Hùng còn trồng 01 vụ cà chua, 01 vụ dưa chuột. Từ mô hình này đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động, có thu nhập bình quân từ 5 đến 7 triệu đồng.
Mô hình nhà màng trồng dưa lưới của gia đình Anh Hoàng Văn Trang ở xóm 6 xã Nghi Phong được xây dựng từ đầu năm 2021, theo công nghệ tưới nhỏ giọt tự động của ISRAEL. Với diện tích trên 2.800 mét vuông, kinh phí đầu tư trên 1,2 tỷ đồng. Năm nay do thời tiết thuận lợi, cùng với việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, nên cây dưa sinh trưởng tốt. năng suất bình quân đạt 1,5 - 1,7 tấn/sào. Tuy vậy, năm nay do dịch bệnh nên mặc dù được mùa, nhưng việc tiêu thụ sản phẩm chậm, giá cả thấp hơn mọi năm.
Tính đến nay, Nghi Lộc đã có 8 mô hình trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ. Để khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư, UBND huyện đã xây dựng cơ chế mỗi mô hình từ 2000 m2  trở lên sẽ hỗ trợ từ 200 – 250  triệu đồng. Từ việc hỗ trợ ban đầu, đến nay đã nhân rộng mô hình ra đại trà. Một số địa phương tận dụng cơ chế hỗ trợ để mở rộng diện tích như:  Nghi Trung, Nghị Trường, Khánh Hợp... Năm nay do thời tiết thuận lợi, cộng với việc chọn giống dưa phù hợp, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, nên năng suất, sản lượng đạt cao. Bình quân mỗi sào đạt xấp xỉ 1,5 đến 2 tấn dưa. Tính đến nay mỗi mô hình có diện tích trên 2000 m2   cho thu nhập từ 550 đến 600 triệu đồng/năm. Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã tạo ra sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mở ra cơ hội mới trong hiện đại hóa nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương. Ông Nguyễn Đức Thọ - PCT UBND huyện Nghi Lộc cho biết: “Trong thời gian tới sẽ tiếp tục huy động các đội ngũ chuyên gia, đội ngũ cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp hỗ trợ khoa học công nghệ, tập huấn chuyển giao, gắn tiêu thụ sản phẩm. Chỉ đạo nông dân xây dựng thương hiệu, nhãn mác tập thể để đảm bảo địa chỉ tin cậy cho người tiêu dùng; gắn việc sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi liên kết bền vững”.
Việc trồng dưa lưới đã tạo mọi điều kiện cho nông dân địa phương tiếp cận kỹ thuật công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người tiêu dùng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân ./.

                                                                               Hải Quang
                                                              Trung tâm VHTT-TT Nghi Lộc

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
rau-thom-2.jpg 20240316-101921.jpg a1-5.jpg anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg a5-3.jpg a2-3.jpg a6-4.jpg a1-4.jpg a7-6.jpg a4.jpg a8-6.jpg a15-3.jpg a10-1.jpg a7-2.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây