Thành công từ mô hình trồng thâm canh giống lúa thuần chất lượng cao NA6 gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm vụ hè thu năm 2021
Thứ hai - 18/10/2021 23:469510
Trong những năm qua, nông nghiệp Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển sản xuất, nâng cao sản lượng lương thực thông qua việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng. Đối với cây lúa là một trong những loại cây trồng chính của tỉnh Nghệ An, hàng năm gieo trồng khoảng 190 nghìn ha.
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nên năng suất ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, khi đời sống con người ngày càng được nâng lên thì ngoài việc tăng năng suấtthì cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay. Trên thực tế, các mối liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm chưa chặt chẽ, chưa phát huy hết lợi thế trong liên kết tiêu thụ sản phẩm. Việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hiện nay đang được nhiều địa phương quan tâm.Để chủ động được thị trường tiêu thụ sản phẩm, tránh được tình trạng” được mùa mất giá, được giá mất mùa” thường xảy ra trong sản xuất nông nghiệp thì việc xây dựng và phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất là rất cần thiết. Vì vậy, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã triển khai xây dựng mô hình “Trồng thâm canh giống lúa thuần chất lượng NA6 gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” năm 2021 tại huyện Thanh Chương.Mô hình nhằm thúc đẩy thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, ổn định sản phẩm đầu ra cho bà con nông dân; nhân rộng diện tích trồng giống lúa thuần chất lượng để có năng suất và chất lượng cao đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân trên một đơn vị diện tích, từ đó nâng cao đời sống vật chất – tinh thần cho người tham gia sản xuất một cách bền vững hơn. Ngoài ra, mô hình triển khai trong vụ Hè thu để tránh người dân bỏ hoang ruộng. Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp Tổng Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An đểxây dựng mô hình, hai bên đã tiến hành khảo sát lựa chọn địa điểm tại những vùng sản xuất giống lúa thuần và địa điểm được lựa chọn là xã Thanh Hòa.Được sự đồng ý của UBND huyện Thanh Chương, Trung tâm Khuyến nông đãphối hợp với UBND xã Thanh Hòa để tiến hành tổ chức thực hiện mô hình, với quy mô 12 ha. Dựa vào các tiêu chí chọn điểm chọn hộ, Trung tâm Khuyến nông đã thống nhất với UBND xã Thanh Hòa chọn xóm Đồng Hòa và xóm Thuận Hòa. Điểm xây dựng mô hình là vùng sản xuất tập trung, liền vùng, liền thửa, gần đường giao thông và thuận lợi cho việc tưới tiêu, với hơn 90 hộ tham gia thực hiện mô hình. Các hộ nông dân đồng tình hưởng ứng, tự nguyện tham gia, có kinh nghiệm sản xuất, cam kết thực hiện mô hình theo hướng dẫn, chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật, đóng góp phần đối ứng đầy đủ và đúng yêu cầu.Hộ nông dân tham gia có điều kiện tổ chức sản xuất, nhân lực, đất trồng lúa trong vùng quy hoạch xây dựng mô hình để sản xuất có hiệu quả. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% giống, vật tư và người dân tham gia đóng góp đối ứng 50% giống, vật tư. Trước khi gieo cấy, bà con nông dân tham gia được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật về kỹ thuật trồng và chăm sóc. Trong quá trình thực hiện, cán bộ kỹ thuật đã phối hợp với UBND xã Thành Hòa để chỉ đạo, thường xuyên theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn các hộ thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật.Các hộ tham gia mô hình gieo mạ khay tập trung tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp vào ngày 26/5/2021 nên cây mạ đồng đều, sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo chất lượng của cây mạ. Hầu hết các hộ cấy bằng máy tập trung vào ngày 08/6/2021nên đảm bảo được mật độ và kỹ thuật cấy.Trong mô hình đã áp dụng quy trình bón phân NPK khép kín là NPK 16-16-8 và NPK 15-5-20 cho cây lúa. Ngoài ra các hộ chăm sóc đúng kỹ thuật, bón phân đúng thời điểmnên cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đẻ nhánh tập trung, nhánh to, đồng đều vàsâu bệnh gây hại không đáng kể. Thời kỳ trổ là lúa trổ đều, thoát và trổ tập trung, thời gian trổ ngắn từ 3-4 ngày, bông to và dài.Qua đánh giá thực tế năng suấtbình quân đạt 60 tạ/ha.
Kiểm tra cây mạ được gieo tập trung tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Thanh Hòa
Về liên kết tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ Ancam kếtthu mua toàn bộ sản phẩm lúa NA6 thương phẩm của mô hình. Sau thu hoạch, ngoài người dân để lại sử dụng thì được phía Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An thu mua theo cam kết.
Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông và UBND huyện Thanh Chương kiểm tra mô hình.
Cây lúa giai đoạn sắp thu hoạch của mô hình
Như vậy, mô hình trồng thâm canh giống lúa thuần chất lượng NA6 gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm vụ Hè thu năm 2021 được triển khai thực hiện đúng tiến độ, cho năng suất cao, đảm bảo chất lượng và đạt mục tiêu đề ra. Sản xuất lúa có đơn vị liên kết bao tiêu sản phẩm giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất,nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích, ổn định cuộc sống, đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang phức phức tạpnhưng nông dân vẫn tiêu thụ lúa với giá ổn định, tránh đứt gãy trong khâu tiêu thụ. Thông qua mô hình đã làm thay đổi tập quán canh tác truyền thống, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tạo được sự kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụsản phẩm bền vững, vừa tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng cung ứng thị trường, nhất là liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa./.