Thứ hai, 23/12/2024, 20:07

Cảnh giác mùa mưa bão năm nay đối với sản xuất nông nghiệp

Thứ hai - 18/10/2021 23:44 1.588 0
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH), nên thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Điển hình nhất là các hiện tượng xuất hiện những đợt nắng nóng đỉnh điểm trên 400C; những trận mưa xối xả, dồn dập với cường độ mạnh, gây ra ngập úng, lũ ống, lũ quét, lở đất cục bộ ở một số nơi…
Cảnh giác mùa mưa bão năm nay đối với sản xuất nông nghiệp
Mùa mưa bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) diễn ra ở nước ta nói chung, Nghệ An nói riêng tập trung chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 11 trong năm. Trong đó tần suất xuất hiện nhiều nhất từ tháng 9 đến hết tháng 10.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia mùa mưa năm nay cho biết, số cơn bão và ATNĐ ở khu vực biển Đông có ảnh hưởng đến nước ta có từ 12 - 14 cơn, tương đương trung bình nhiều năm. Trong số đó có 5 - 7 cơn có ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền. Lượng mưa mùa mưa bão năm nay nhiều hơn TBNN và tập trung mưa nhiều ở vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ cuối tháng 7 đến tháng 9, từ tháng 10 đến tháng 12 ở vùng Trung và Nam Trung Bộ.
Do biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp về cực đoan, nên mùa mưa bão năm nay có những hiện tượng thời tiết bất thường cần hết sức lưu ý để chủ động có phương án phòng chống và né tránh tốt nhất, đó là:
Mùa mưa bão đến sớm hơn các năm trước đây. Thông thường mùa mưa bão thịnh hành ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ diễn ra từ tháng 8 đến tháng 9, Nghệ An và các tỉnh Bắc Trung Bộ từ thượng tuần tháng 9 đến tháng 10. Mùa mưa bão năm nay khả năng sẽ diễn ra sớm hơn và được bắt đầu từ cuối tháng 7 trở đi.
Sự xuất hiện các cơn bão có thể có những cơn bão rất mạnh (siêu bão), có sức tàn phá mạnh, gây thiệt hại lớn, nếu nó đổ bộ vào đất liền gây ra sóng dữ và sức tàn phá khó lường.
Khả năng sẽ xuất hiện những trận mưa xối xả, cường độ mưa rất lớn làm ngập úng trên diện rộng ở các vùng đồng bằng sâu trũng và cả ở các thành phố, khu đô thị lớn. Nguy cơ xẩy ra lũ ống, lũ quét ở các vùng núi cao và ở các vùng núi có các con sông suối nhỏ hẹp, khả năng tiêu thoát nước chậm.
Từ những hiện tượng thời tiết bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay như nói trên, chúng ta cần sớm chủ động có các biện pháp cụ thể để phòng chống, né tránh tác hại do hậu quả của mưa bão gây ra, cụ thể là:
Một: Đối với các loại cây trồng ngắn ngày được sản xuất trong vụ hè thu như lúa, ngô, lạc, vừng, đậu đỗ… cố gắng thu hoạch xong, thu hoạch nhanh gọn trước mùa mưa bão đến. Riêng cây lúa hè thu hầu hết gieo cấy ở vùng thấp trũng. Vì vậy cần chủ động thu hoạch khi lúa có số hạt trên bông chín được từ 80% trở lên nên thu hoạch ngay, không chần chừ, chờ đợi để lúa chín thêm 1-2 ngày nữa.
Hai: Đới với chăn nuôi gia súc, gia cầm cần có kế hoạch chống đỡ chuongf trại vững chắc, che chắn kín chuồng ràn, trang trại. Nếu là vùng thấp lụt dễ bị ngập úng khi có mưa to, mưa kéo dài thì cần sớm có kế hoạch chọn địa điểm sơ tán đàn gia súc, gia cầm lên vùng cao, vùng ít bị ngập lụt. Nếu là lợn, gà, vịt… có đủ trọng lượng để xuất chuồng thì nên chủ động xuất bán trước khi mùa mưa, bão lụt chưa đến.
Ba: Đối với các trang trại, lồng bè nuôi trồng thủy sản (tôm, cá…) cần sớm chủ động có các biện pháp phòng tránh tốt trước khi mùa mưa, bão lụt chưa đến, cụ thể là:
Đối với cá nuôi ở ao hồ, trước mùa mưa, bão, lụt, bà con nông dân cần kiểm tra, tu bổ lại bờ ao cho chắc chắn, bờ ao cần được đắp cao hơn mức nước năm bị ngập úng lớn nhất từ 0,5m trở lên. Tất cả các ao nuôi phải có tràn hoặc cống thoát nước khi có mưa to, lượng nước trong hồ ao quá lớn hơn mức nước bên ngoài ao thì phải xả tràn hoặc xả qua cống thoát nước. Đối với cá nuôi ở các lồng bè ở trên các sông suối, hồ đập lớn, cần kiểm tra kỹ lồng bè đã an toàn chưa, nên gia cố thật chắc hệ thống dây chằng, dây neo phao lồng bè và di chuyển lồng bè về nơi kín gió có dòng chảy nhẹ để tránh gió bão làm hư hỏng lồng bè. Nếu lồng bè không thể di chuyển được thì phải hạ độ sâu của lồng bè xuống để giảm bớt sóng gió. Những nơi nào có dòng chảy mạnh thì nên dùng tấm phên, bạt che chắn phía trước lồng bè để làm giảm tốc độ dòng chảy trực tiếp vào lồng. Đồng thời cần chuẩn bị đủ thuyền máy, phao cứu sinh để hỗ trợ khi cần thiết.
Bốn: Yêu cầu tất cả các hồ đập lớn khi có mưa to, mưa kéo dài, lượng nước tích lại ở trong các hồ đập vượt ngưỡng dung tích thiết kế cho phép cần phải xả lũ để chống vỡ thân đê đập thì phải báo trước cho các địa phương vùng hạ cho biết trước để chủ động sơ tán của cải, tài sản, tính mạng con người… trước khi xả lũ nước dâng ngập lên cao. Khi xả lũ nước trong các hồ đập phải tuyệt đối tuân theo quy trình vận hành xả lũ do Bộ NN & PTNT và Liên bộ NNPTNT và Bộ Công thương ban hành.
Năm: Trong mùa mưa, lụt, bão, các địa phương và bà con nông dân nên thường xuyên theo dõi, lắng nghe các thông báo diễn biến thời tiết trong ngày, trong tuần về tình hình mưa, gió, bão, lụt để chủ động có biện pháp tránh né sớm nhất có thể. Đặc biệt trong mùa mưa, bão, lụt, người nuôi trồng thủy sản tuyệt đối không được ở lại trên các chòi canh lồng bè nuôi cá khi có mưa to, gió lớn, bão về để đảm bảo an toàn tính mạng.
                                                                  Doãn Trí Tuệ - nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
hh3-1.jpg hh7-1.jpg hh4-2.jpg hh1.jpg hh5-3.jpg hh2.jpg hh6-2.jpg z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg a2-9.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye mo-hinh-buoi-1.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây