Mô hình SRI công trình chào mừng đại hội công đoàn Nghệ An
Sử dụng bảng so màu cho việc bón thúc đạm thời kỳ lúa làm đòng
Mục đích của chương trình là Nâng cao năng lực, nhận thức cho cán bộ và bà con nông dân (trong ngành nông nghiệp) về mỗi quan hệ giữa phân bón, dịch hại đến sinh trưởng phát triển cây trồng từ đó sử dụng lượng giống hợp lý, giảm lượng đạm (bón dư thừa), giảm sử dụng thuốc BVTV. Tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng phát triển khoẻ để tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế và tăng chất lượng sản phẩm.
* 3 giảm:
- Giảm lượng giống hoặc lượng nước tưới.
- Giảm lượng phân đạm (lượng đạm bón dư thừa)
- Giảm thuốc bảo vệ thực vật (phun không hợp lý).
* 3 tăng:
- Tăng năng xuất cây trồng
- Tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích
- Tăng chất lượng sản phẩm
Kết quả triển khai chương trình trong những năm qua đã tổng kết được như sau:
- Về giống: nông dân còn sử dụng một lượng giống khá lớn trên đơn vị diện tích do tập quán cấy dày, cấy nhiều dảnh hoặc gieo thẳng (vãi quá nhiều giống),…
- Về phòng trừ sâu bệnh: nông dân thường có thói quen phun thuốc khi có sâu bệnh xuất hiện (chưa đến ngưỡng gây hại kinh tế) hoặc phun theo người khác, chưa chú trọng phân tích hệ sinh thái xem tại thời điểm đó, mật độ sâu đó có cần phun thuốc trừ hay không.
- Về bón phân: nông dân chưa bón đúng lượng phân theo quy trình khuyến cáo cho từng loại giống, trong lúc lượng phân chuồng và vôi giảm thì việc lạm dụng vào phân đạm đã làm mất cân đối N-P-K làm cho lúa sinh trưởng yếu dẫn đến giảm sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh.
Để khắc phục những bất cập nêu trên, chương trình 3 giảm 3 tăng đã hướng dẫn nông dân thực hiện sử dụng lượng giống hợp lý, bón cân đối tỷ lệ N - P - K, việc bón phân đạm phải căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây, chương trình có sử dụng bảng so màu lá lúa để quyết định có bón đạm hay không.
Ví dụ: Vào thời kỳ lúa tượng khối sơ khởi (phân hoá đòng) dùng bảng so màu đo chỉ số lá, nếu chỉ số màu trung bình của lúa lai <4, lúa thuần <3,5 thì bón thêm đạm, nếu chỉ số ở mức trên thì không cần bón thêm đạm.
Việc phun thuốc BVTV phải căn cứ vào điều kiện ngoại cảnh, sinh trưởng cây lúa, mật độ, tuổi sâu và quần thể thiên địch có trên ruộng (điều tra phân tích hệ sinh thái) để quyết định có phun thuốc hay không.
Ví dụ: điều tra tại giai đoạn lúa đẻ nhánh, nếu bị sâu đục thân gây dảnh héo khoảng <10% thì không phải phun thuốc, cây lúa sẽ đẻ thêm dảnh mới để bù lại số dảnh đã mất hoặc sâu cuốn lá < 30con/m2 thì cũng không phải phun trừ mà vẫn không ảnh hưởng đến năng xuất lúa,…
Việc tưới nước cho lúa cũng được cân nhắc theo từng thời gian sinh trưởng của lúa bảo đảm lúa đủ nước, không tưới quá thừa ảnh hưởng đến sức đẻ và tăng chi phí nhất là những vùng không chủ động nước phải dùng bơm.
Ví dụ: Ở thời kỳ lúa sinh trưởng dinh dưỡng, sau cấy bón thúc lần 1 khoảng 5 ngày có thể để ruộng khô nước đến mức nứt nẻ chân chim tạo điều kiện ruộng lúa thông khí, rễ hấp thu nhiều ôxy, đẻ khoẻ,…ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực chỉ cần mức nước 3-4cm, giai đoạn lúa chín thì không cần nước,…
Kết quả chương trình: giống giảm bình quân từ 10-40kg/ha, giảm 1-2 lần phun thuốc/vụ, giảm được lượng đạm bón dư thừa 20-60kg/ha. Năng xuất bảo đảm và tăng từ 4-8tạ/ha, chất lượng sản phẩm tốt lên, hiệu quả kinh tế tăng từ 1,5-4 triệu đồng/ha.
3, Chương trình hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI).
Chương trình (SRI) là chữ viết tắt của System of Rice Intensification = Hệ thống canh tác lúa cải tiến.
Chương trình được đưa vào ứng dụng ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2003. ở Nghệ An chương trình được Trung tâm BVTV vùng khu 4 đưa vào thử nghiệm từ vụ Hè thu mùa 2005 và được Chi cục BVTV triển khai thực hiện từ vụ xuân 2008. Đến nay chương trình đã đào tạo được 131 giảng viên cấp huyện và 200 giảng viên cấp xã; Xây dựng được hàng trăm mô hình ứng dụng với diện tích mỗi mô hình từ vài sào đến 2 ha, 20 ha, diện rộng 1 đến vài xóm và quy mô toàn xã,…điển hình tại các xã Diễn Phú, Diễn Thọ, Diễn Hạnh,…(huyện Diễn Châu), xã Thọ Thành, Xuân Thành (Yên Thành), xã Thượng Sơn, Lưu Sơn, Lam Sơn,…(Đô Lương), xã Xuân Hòa, Hùng tiến,…(Nam Đàn),…Đến nay hàng năm cả tỉnh có diện tích ứng dụng từng phần đến hàng chục ngàn ha ở tất cả các huyện,….hiệu quả tăng trung bình 2,75 triệu đồng/ha.
Chương trình được thực hiện trên 5 nguyên tắc cơ bản sau:
1: Cấy mạ non, mạ khoẻ
2: Cấy thưa, cấy 1 dảnh
3: Quản lý nước (rút nước theo chu kỳ - nông lộ phơi)
4: Phòng trừ cỏ dại kịp thời
5: Bổ sung chất hữu cơ
Triển khai chương trình SRI tại huyện Nam Đàn
- Mạ non, mạ khoẻ: Đây là nguyên tắc quan trọng, cây mạ khi cấy chỉ có từ 2-2,5lá trong khoảng thời gian từ 8-14 ngày tuỳ thuộc vào nhiệt độ, cây mạ non sau khi cấy có thể đẻ và phát triển thành dảnh lúa (trên 40dảnh/khóm trong 30-40ngày). Trong sản xuất lúa tiêu chuẩn mạ luôn được chú ý và được nhắc đến đó là mạ khoẻ cứng cây, đanh dảnh, đủ lá, sạch sâu bệnh,…
- Cấy thưa, cấy một dảnh: Đây là nguyên tắc có ý nghĩa rất lớn trong việc làm thay đổi tập quán của người nông dân. Nông dân thường cấy dày, cấy nhiều dảnh/khóm, cấy mạ già, cấy sâu tay,…làm cho lúa đẻ yếu, tốn giống, dễ phát sinh sâu bệnh
Chương trình yêu cầu cấy 1dảnh/khóm, cấy thưa mật độ từ 30khóm/m2, cấy nông tay,…Khâu kỹ thuật này rất quan trọng quyết định đến tiết kiệm giống, tăng khả năng lúa đẻ sớm, đẻ khoẻ, giảm sâu bệnh phát sinh,…
- Quản lý nước (rút nước theo chu kỳ): Mục đích của việc rút khô nước là làm cho ô xy có điều kiện thấm sâu vào tầng đất qua các kẽ nứt, rễ lúa ăn sâu hơn, lúa đẻ nhiều nhánh hơn. Việc rút cạn nước có ý nghĩa trong giai đoạn lúa sinh trưởng dinh dưỡng và được tiến hành 1 đến vài lần. Lần rút thứ nhất được tiến hành sau cấy khi đã bón thúc lần 1 (vụ xuân bón sau cấy 10-20 ngày, vụ thu mùa bón sau cấy 7-10ngày) kết hợp làm cỏ bằng tay sau 5-7 ngày rút kiệt nước đến khô nẻ chân chim khoảng 1 tuần cho tiếp nước vào hoặc để khô ruộng vừa đủ ẩm cho đến khi lúa phân hoá đòng cho nước vào 3 -5cm bón thúc đòng. Lần rút nước tiếp theo khi lúa bước vào giai đoạn chín sáp đến thu hoạch rút kiệt nước tạo điều kiện thu hoạch dễ dàng hơn.
- Phòng trừ cỏ dại kịp thời: Cỏ dại cạch tranh dinh dưỡng, ánh sáng với lúa làm giảm năng xuất lúa. Việc làm sạch cỏ dại được tiến hành bằng tay hoặc bằng dụng cụ làm cỏ khác, yêu cầu là phải sục bùn tạo thông khí cho lúa, lần làm cỏ thứ nhất được thực hiện ngay sau khi bón thúc lần 1, lần sau tuỳ vào tình hình cỏ để làm tiếp, đối với chương trình SRI không sử dụng thuốc trừ cỏ.
- Bổ sung chất hữu cơ (phân chuồng hoặc phân ủ): Việc bổ sung chất hữu cơ rất quan trọng cho lúa, làm cho ruộng lúa có thêm độ mùn, vi sinh vật có ích, cân đối dinh dưỡng,…nếu ruộng lúa bón đủ lượng phân hữu cơ với phân bón vô cơ đạm, lân, ka ly,…sẽ cho năng suất cao và làm tăng phẩm chất lúa, hạn chế sâu bệnh hại.
Trên cơ sở 5 nguyên tắc cơ bản nêu trên, tuỳ vào tình hình thực tế của từng hộ, từng địa phương để ứng dụng toàn phần hoặc từng phần. Kết quả ứng dụng toàn phần hay từng phần đều cho hiệu quả cao hơn hẳn so với phương pháp canh tác cũ của nông dân. Qua thực tế thực hiện chương trình đã được bà con nhiều vùng chấp nhận và ứng dụng có hiệu quả với kết quả bình quân giảm được từ 30 – 50% lượng giống, giảm 20% lượng đạm, giảm tưới nước 1-2lần/vụ, giảm phun thuốc BVTV 1-2lần/vụ và đã tăng năng xuất từ 5-15% hiệu quả kinh tế tăng từ 3-3,5triệu đồng/ha.
* Xu thế hiện nay, ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, sản xuất theo tư duy kinh tế nông nghiệp. Các chương trình nêu trên đã và đang được áp dụng ngày càng rộng rãi thì song hành hiện nay sản xuất lúa đang được triển khai đó là: sản xuất Lúa hữu cơ; thích ứng với biến đổi khí hậu; giảm phát thải khí nhà kính “tạo tín chỉ các bon”,…
1, Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
Chương trình (IPM) là chữ viết tắt của Integrated pests management = quản lý dịch hại tổng hợp.
Chương trình (IPM) được đưa vào thực hiện ở Việt Nam từ năm 1992. ở Nghệ An được Chi cục BVTV triển khai thực hiện từ vụ Hè thu năm 1993. Từ đó cho đến nay đã mở được hàng nghìn lớp, hàng vạn nông dân được huấn luyện qua chương trình và hiện nay đã có hàng nghìn ha được ứng dụng/năm.
Hiệu quả của chương trình mang lại rất to lớn, chương trình đã có tác dụng mạnh mẽ đến nâng cao nhận thức, khả năng tự quyết định các biện pháp xử lý đồng ruộng của nông dân, thông qua việc nâng cao kiến thức và kỹ năng cho họ để bảo đảm sản xuất có hiệu quả trên cơ sở bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường. Vì thế nông dân đã biết được phân tích hệ sinh thái ruộng lúa để quyết định biện pháp quản lý, đặc biệt là việc phun thuốc BVTV phải dựa trên nhiều yếu tố liên quan như tình trạng sinh trưởng cây trồng, yếu tố về môi trường, yếu tố dịch hại và thiên địch. Người dân đã hiểu được vai trò to lớn của thiên địch có trên đồng ruộng, coi thiên địch là “bạn của nhà nông” vì thế đã hạn chế được việc sử dụng thuốc BVTV một cách tràn lan vừa tăng chi phí sản xuất lại vừa ô nhiễm môi trường và làm mất cân bằng sinh thái.
Chương trình IPM dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản sau:
1- Trồng cây khoẻ 3- Thăm đồng thường xuyên
2- Bảo vệ thiên địch 4- Nông dân trở thành chuyên gia
Và các thí nghiệm, chủ đề đặc biệt khác như thí nghiệm cắt lá, cắt dảnh, chủ đề Rễ và mạnh dẫn; thuốc sâu ảnh hưởng đến sâu hại và thiên địch; chuột - sự tăng trưởng quần thể chuột; vườn côn trùng (insectzoo); vòng đời và chuỗi thức ăn; ngưỡng kinh tế,…
- Trồng cây khoẻ: là nguyên tắc cơ bản, nhằm tạo cho cây lúa sinh trưởng tốt có khả năng cho năng suất cao, hại chế sâu bệnh phát sinh gây hại và có khả năng đền bù những thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
Muốn trồng được cây khoẻ nông dân phải được huấn luyện nắm chắc về kiến thức KH và các kỹ năng về trồng trọt cây lúa như nắm rõ đặc điểm sinh lý của cây lúa ở từng giai đoạn sinh trưởng từ khi hạt giống nảy mầm cho đến khi chín, hiểu được tác dụng của từng loại phân bón vô cơ, hữa cơ, phân bón đa lượng, vi lượng và kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, dịch hại và biện pháp phòng trừ,…để tác động, quản lý làm sao cho lúa sinh trưởng tốt nhất và sâu bệnh phát sinh ở mức độ thấp nhất để đạt được mục tiêu là không phải sử dụng đến thuốc BVTV.
- Bảo tồn thiên địch: Trên đồng ruộng không chỉ dịch hại tồn tại và phát triển gây hại cây trồng mà bên cạnh còn có rất nhiều loại ký sinh, bắt mồi ăn thịt tấn công vào dịch hại gọi là “thiên địch”. Các loài thiên địch khống chế sự phát triển của dịch hại và đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất. Người dân phải biết được đâu là sâu hại, đâu là thiên địch, tác hại của việc phun thuốc trừ dịch hại không đúng sẽ tiêu diệt thiên địch làm mất cân bằng sinh thái dẫn đến bột phát một loài dịch hại nào đó phát sinh thành dịch,…vì vậy cần phải có biện pháp để bảo vệ các loài thiên địch làm đối trọng với sâu hại, coi thiên địch là “bạn của nhà nông” cùng đồng hành với nhà nông trong quá trình sản xuất.
- Thăm đồng thường xuyên: dân gian có câu “công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” đó là một khía cạnh của việc thăm đồng, thăm đồng nhằm mục đích giúp chúng ta biết được tình trạnh sinh trưởng của cây lúa như thế nào, trên ruộng có nước hay khô nước, lúa xanh hay vàng, đẻ được bao nhiêu nhánh, chiều cao là bao nhiêu, thời tiết nắng hay mưa, nhiệt độ, ẩm độ bao nhiêu, trên ruộng có đối tượng dịch hại nào đang phát triển, mật độ sâu, tỷ lệ bệnh, thời gian phát dục và quần thể thiên địch như thế nào,…từ đó phân tích, tính toán, cân nhắc và đưa ra biện pháp quản lý cho phù hợp với từng giai đoạn.
- Nông dân trở thành chuyên gia: Dân gian có câu “trăm hay không bằng tay quen”, chuyên gia ở đây được hiểu đơn giản là khi người dân được đào tạo, huấn luyện các kiến thức về khoa học kỹ thuật canh tác lúa, nắm được kiến thức điều tra, phân tích hệ sinh thái đồng ruộng, tác động qua lại giữa môi trường – cây trồng - dịch hại – thiên địch,…từ đó vận dụng áp dụng vào sản xuất trên thửa ruộng của họ một cách khoa học, thành thục và có hiệu quả và sau đó truyền đạt, vận động người dân khác cùng làm theo mình. Như vậy người nông dân đó đã là chuyên gia của đồng ruộng. Chúng ta không thể có đủ đội ngũ cán bộ để làm tất cả các việc thay nông dân mà chính họ là người trực tiếp thay cán bộ làm việc đó (khi họ đã được đào tạo) và họ cũng là người truyền đạt, vận động hiệu quả nhất nông dân khác cùng làm theo.
* Thực hiện tốt 4 nguyên tắc nêu trên sẽ hạn chế được việc phun thuốc BVTV hoặc khi phải sử dụng đến thuốc BVTV thì người dân đã biết tuân thủ nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng lúc và đúng cách) nên giảm thiểu được tác hại, nhược điểm của thuốc BVTV đến thiên địch, môi trường và sức khoẻ con người. Những diện tích được áp dụng chương trình đã mang lại hiệu quả thiết thực là giảm được 1-2 lần phun thuốc/vụ, tăng hiệu quả kinh tế từ 2-3,5 tiệu đồng/ha.
2, Chương trình quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại cây trồng (ICM) hay còn gọi là chương trình “3 giảm 3 tăng”.
Chương trình “ICM” là chữ viết tắt của Itergated Crop Managenment = chương trình quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại cây trồng hay còn gọi là chương trình 3 giảm 3 tăng (ở miền Nam) 2 giảm 3 tăng (ở miền Bắc).
Chương trình được đưa vào thực hiện ở Việt Nam từ năm 2001,2002, Nghệ An bắt đầu triển khai thực hiện từ vụ đông xuân 2003-2004. Từ đó cho đến nay đã triển khai ứng dụng trên 500 mô hình tại 12 huyện, thị trọng điểm trồng lúa của Tỉnh, đã huấn luyện cho hơn 10.000 nông dân với diện tích ứng dụng hàng nghìn ha/năm.
Nguyễn Đình Hương - nguồn TSKN