Thứ năm, 19/12/2024, 03:08

Đọc và hiểu nội dung trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật

Thứ tư - 11/12/2024 20:21 101 0
Thuốc bảo vệ thực vật là  là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc. (Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2023).
Đọc và hiểu nội dung trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật
Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong điều kiện thâm canh, chuyên canh thì thuốc bảo vệ thực vật đóng vai trò rất quan trong  việc kiểm soát sinh vật gây hại bảo vệ kết quả sản xuất. Tuy nhiên thuốc bảo vệ thực vật là loại có khả năng gây độc cho con người, gia súc, gia cầm, sinh vật có ích và môi trường nếu không hiểu và đảm bảo tuân thủ tốt các nguyên tắc trong sử dụng.
Do tính chất nguy hiểm nên việc ghi nhãn thuốc bảo vệ thực vật được pháp luật quy định khá chặt chẽ. Nội dung, mẫu mã nhãn thuốc phải được đăng ký với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương. Cụ thể:
Quy định chung về nhãn thuốc bảo vệ thực vật: Theo Khoản 2 Điều 71 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 và Điều 66 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trên thị trường phải có nhãn đáp ứng yêu cầu sau đây:
- Ngôn ngữ bằng tiếng Việt (trừ những nội dung sau có thể ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La-tinh: Tên thông thường của hoạt chất; tên thông thường hoặc tên khoa học các thành phần, thành phần định lượng của thuốc trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật).
- Chứa thông tin đầy đủ hướng dẫn người sử dụng thuốc an toàn;
- Tuân thủ quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và hướng dẫn của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);
- Nhãn thuốc bảo vệ thực vật phải phù hợp với nội dung mẫu nhãn đã đăng ký với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương.
Nhãn sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật cung cấp thông tin quan trọng về cách xử lý và sử dụng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên các thông tin, ký hiệu ghi trên nhãn thuốc không phải ai cũng biết cách đọc và hiểu để lựa chọn và sử dụng đúng.
Nội dung chính ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật
- Các thông tin chính ghi trên nhãn thuốc: Theo quy định tại điều Điều 68, Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT thì có nội dung bắt buộc ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm gồm:
1. Tên thuốc: Gồm tên thương phẩm (tên thương mại) và tên hoạt chất. 
- Tên thương phẩm hay tên thương mại là tên do nhà sản xuất đặt cho sản phẩm và gồm 03 phần: Tên thuốc, hàm lượng hoạt chất, đạng thuốc.  Ví dụ: Radiant 60 SC (Radiant: Tên thương phẩm; 60: Hàm lượng hoạt chất; SC: Dạng thuốc huyền phù đậm đặc)
- Tên, hàm lượng hoạt chất: Tên hoạt chất là tên khoa học của  thành phần chủ yếu trong thuốc có tác dụng tiêu diệt dịch hại . Đây là thông tin quan trọng giúp bạn xác định loại thuốc và công dụng của nó. Hàm lượng hoat chất tể hiện lượng hoạt chất có trong một đơn vị thể tích hoặc khối lượng của thuốc.
- Dạng thuốc: Là trạng thái vật lý của thuốc thành phẩm với tính chất lý học đặc thù như: Dạng bột, dạng hạt, dạng lỏng,.. Ví dụ: SC , FL, HP (dạng huyền phù đậm đặc), EC, ND (nhũ dầu), WP, BTN (bột thấm nước), WG, WDG ( hạt phân tán trong nước),...
2. Nồng độ, liều lượng: Cho biết tỷ lệ phần trăm của hoạt chất trong thuốc. Lượng hoạt chất, lượng nước thuốc sử dụng trên đơn vị diện tích.
3. Hướng dẫn sử dụng: Xác định cây trồng, đối tượng dịch hại phòng trừ, liều lượng sử dụng, các pha thuốc,....
4. Nồng độ liều lượng sử dụng: Cho biết tỷ lệ phần trăm của hoạt chất trong thuốc. Lượng hoạt chất, lượng nước thuốc sử dụng trên đơn vị diện tích.
5. Thời gian cách ly hay PHI: Chỉ số ngày tối thiểu kể từ lần phun cuối cùng đến khi  thu sản phẩm
6. Ngày sản xuất, số lô sản xuất, hạn sử dụng.
7. Nguồn gốc: Gồm tên địa chỉ người, đơn vị cung ứng, sản xuất, gia công đóng gói để liên hệ khi cần thiết.
8. Số đăng ký thuốc BVTV: Xác nhận thuốc đã được cơ quan chức năng cấp phép lưu hành.
9. Biểu tượng cảnh báo về mức độ độc hại của thuốc gồm hình đồ, màu sắc.
Hình đồ và màu sắc thể hiện độ độc của thuốc bảo vệ thực vật
10. An toàn lao động và cách sơ cứu 
- Biểu tượng cảnh báo về mức độ độc hại của thuốc gồm hình đồ, màu sắc.
- Biện pháp phòng ngừa: Hướng dẫn cách sử dụng thuốc an toàn, như đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ...
- Sơ cứu khi ngộ độc: Hướng dẫn cách xử lý khi bị ngộ độc thuốc.
Biểu tượng cảnh báo, an toàn lao động khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên bao bì thuốc
Trịnh Thạch Lam – Chi cục Trồng trọt và BVTV-nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a2-9.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-che-huu-co.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a25-4.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây