Thứ hai, 20/01/2025, 15:57

Phát triển các sản phẩm nông sản theo tiêu chuẩn hữu cơ mang lại giá trị kinh tế cao

Thứ năm - 16/01/2025 22:08 51 0
Sinh năm 1982,với ngoại hình thấp, đậm và vẻ ngoài có phần thô ráp, anh là người có sự kiên trì và nỗ lực không ngừng. Dù gặp phải nhiều thử thách, anh vẫn kiên định với mục tiêu phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ, khắp Nam chí Bắc những nơi anh đặt chân đến đều để lại sự khác biệt.
Phát triển các sản phẩm nông sản theo tiêu chuẩn hữu cơ mang lại giá trị kinh tế cao
Ngay tại chính mảnh đất Nghệ An cằn cỗi đầy nắng gió anh cũng cho ra hoa thơm trái ngọt chỉ sau 5 năm vun đắp. Anh là Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Thành Vinh, một người tràn đầy tâm huyết với nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt tại vùng Soi Bãi, xã Long Xá, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Khi nhắc đến nông nghiệp hữu cơ, anh không chỉ chia sẻ về những khó khăn mà còn là những câu chuyện đầy cảm hứng. Một trong những câu chuyện thú vị mà anh kể là việc anh "ở rể" để cùng vợ phát triển nông nghiệp ở một vùng đất ven sông Lam, nơi đất bãi bồi trước đây không được chú trọng.
Anh Nguyễn Văn Thành đã đầu tư hơn 5 tỷ đồng để triển khai mô hình nông nghiệp hữu cơ tại khu vực bãi trồng màu của huyện Hưng Nguyên.
Với sự kiên trì và sáng tạo, anh Thành và hợp tác xã đã biến mảnh đất này thành nơi sản xuất nông sản hữu cơ chất lượng cao. Từ việc áp dụng các phương pháp canh tác sạch, không sử dụng hóa chất, đến việc phát triển các sản phẩm nông sản theo tiêu chuẩn hữu cơ, anh Thành đã góp phần tạo nên một mô hình nông nghiệp bền vững. Hành trình cải tạo đất của anh là bài học sâu sắc về sự kiên định và đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp..
Anh chia sẻ: “Ban đầu tôi trồng sâm Ngưu Bàng, sau một thời gian nhận thấy điều kiện thổ nhưỡng nơi đây phù hợp với các loại rau màu hàng hóa nên đã chủ động mở rộng sang trồng dưa chuột, bí xanh… Mỗi loại có đặc thù riêng nhưng điểm chung là mang lại giá trị kinh tế cao, thu hút thêm nhiều hộ dân tham gia liên kết. Bà con vùng này trước đây trồng ngô nhưng hiệu quả không cao, từ khi tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tình hình đã thay đổi tích cực. Chúng tôi chủ động ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm để tạo động lực cho bà con. Riêng dưa chuột, giá thu mua tối thiểu là 4.500 đồng/kg và linh hoạt tăng theo thị trường, có lúc lên đến 12.000 đồng/kg. Ở mức giá tối thiểu, nông dân vẫn thu hơn 50 triệu đồng/ha; nếu được mùa, lợi nhuận có thể tăng gấp 2-3 lần. Ngoài ra, sâm Ngưu Bàng phục vụ thực dưỡng còn mang lại thu nhập lớn hơn nhiều, với năng suất 15-20 tấn/ha và giá bán khoảng 30.000 đồng/kg, doanh thu đạt 600 triệu đồng/ha, lãi ròng khoảng phân nửa.”
Từ quy mô nhỏ ban đầu, Hợp tác xã đã mở rộng diện tích liên kết sản xuất qua từng năm. Đến năm 2023, diện tích đạt gần 50ha và hiện tại đã tăng gấp 3 lần, phủ khắp các huyện Đô Lương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Nam Đàn, Hưng Nguyên… Mục tiêu tiếp theo là xây dựng nhà máy sản xuất và chế biến sâu để mở rộng mô hình trên toàn tỉnh Nghệ An.
Giám đốc Hợp tác xã Thành Vinh đang hướng dẫn thành viên hợp tác xã chăm sóc cây rau màu
Mô hình của anh Thành không chỉ cải thiện chất lượng đất mà còn tăng sản lượng, giá trị rau củ quả. Sản phẩm hữu cơ do anh sản xuất được thị trường ưa chuộng, mang lại thu nhập ổn định cho bà con. Anh cũng tích cực hướng dẫn nông dân áp dụng kỹ thuật canh tác hữu cơ, nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Đặc biệt, mô hình của anh không chỉ thành công về kinh tế mà còn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sản phẩm sạch, an toàn và bền vững. Thúc đẩy phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp tại Nghệ An.
     Hồ Thị Hiền - Trung tâm Khuyến nông - nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
35.jpg 36.jpg 34-2.jpg a123.jpg a125-1.jpg 02.png 06.png 09.png 05-2.png 04.png 07-2.png a22.jpeg a23-1.png 12.jpg 14-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây