Chín việc cần làm cho sản xuất lúa vụ xuân 2025 thắng lợi
Chủ nhật - 22/12/2024 21:12490
Vụ Xuân được xem là vụ sản xuất Lúa chính quyết định trên 60% sản lượng lúa cho cả năm. Với kế hoạch phấn đấu vụ Xuân 2024 cả tỉnh đạt.
TT
Loại cây trồng
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
Cây lúa:
90.500
69,02
624.650
-
Lúa lai
41.500
72,0
298,800
-
Lúa thuần
49.000
66,5
325.850
Trong đó: Lúa chất lượng (lai và thuần)
51.000
67,5
344.250
Để hoàn thành được kế hoạch, chỉ tiêu đề ra, các địa phương, bà con nông dân cần làm tốt một số việc sau: Thứ nhất: Sản xuất liên kết bao tiêu sản phẩm, tạo tín chỉ các bon: Tư duy sản xuất nông nghiệp hiện nay là “kinh tế nông nghiệp” vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất, ngay từ đầu vụ các địa phương tạo điều kiện kêu gọi các doanh nghiệp và vận động bà con nông dân tham gia sản xuất theo chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm như: sản xuất giống, lúa chất lượng cao, lúa phục vụ khu vực thu mua chế biến gạo,... Tuy nhiên phải cam kết nghiêm theo nội dung hợp đồng đã ký kết đầu vụ với doanh nghiệp. Khuyến khích các địa phương đăng ký, vận động bà con nông dân tham gia ký kết hợp đồng với đơn vị làm chứng chỉ các bon (cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam; Công ty Green Carbon INC,…) để sản xuất theo quy trình tạo chứng chỉ các bon dần hình thành và tiến tới sẽ bán chứng chỉ các bon trên thị trường Quốc tế để tăng thu nhập cho sản xuất Lúa. Hội thảo đánh gía kết quả triển khai dự án tạo tín chỉ các bon trên lúa tại Nghệ An Thứ hai:Vệ sinh, chỉnh trang đồng ruộng: Đây là công việc cần thiết cần thực hiện sớm trước lúc vào vụ gieo cấy. Trong thời gian từ tháng 10 đến 12 các địa phương tổ chức phong trào toàn dân ra quân làm thủy lợi, nạo vét kênh mương, đắp bờ vùng, bờ thửa, làm đường giao thông nội đồng,…Cùng phong trào chung từng gia đình căn cứ vào từng ruộng cụ thể của gia đình mình để dọn sạch cỏ dại, gia cố bờ ruộng bảo đảm giữ nước tốt cho cả vụ, thuận lợi cho việc đi lại chăm sóc ruộng. Trước mắt cần giữ nước đầy để ngâm ruộng làm cho xác hữu cơ (gốc rạ,…) phân hủy, cỏ dại không mọc được, những ruộng có loại cỏ lên từ gốc thân, đốt thì tiến hành vơ thu gom lên bờ xử lý. Trong thời gian này, những vùng, gia đình có điều kiện nên tiến hành dồn điền đổi thửa, tạo ruộng lớn để thuận lợi cho việc đưa cơ giới hóa vào nâng cao năng xuất lao động. Bà con nông dân làm thủy lợi, nạo vét kênh mương
Thứ ba: Diệt chuột, ỐC Bươu Vàng (OBV): Việc diệt Chuột, OBV là công việc thường xuyên, diệt được nhiều hay ít không quan trọng bằng diệt đúng lúc, đúng thời điểm. - Đối với chuột: Thời điểm dễ thực hiện, cho hiệu quả cao hạn chế nguồn chuột phá hại ngay từ đầu vụ và cho cả vụ tốt nhất là giai đoạn trước lúc vào gieo cấy vụ Xuân. Kết hợp phong trào ra quân làm thủy lợi cũng là dịp để tiến hành diệt chuột có thể bằng các hình thức như: Đào bắt, Bẫy, dùng thuốc,…Do đặc điểm của Chuột có thể di chuyển ruộng, sinh sản nhanh, cư trú khắp nơi,…nên việc diệt chuột chỉ cho hiệu quả cao khi tiếp hành đồng loạt, diện rộng, có trọng tâm nhất là vùng có nguồn thức ăn, cồn vệ, bờ mương, bãi tha ma, gia trại, trang trại, gần làng, gần núi,… - Đối với OBV: Thường gây thiệt hại lớn ở thời kỳ lúa còn non mới gieo cấy vì vậy diệt OBV tốt nhất cũng là trước lúc vào gieo cấy vụ Xuân. Ở thời điểm này OBV sau mưa lụt đã tập trung đẻ trứng nhiều ở khu vực mương máng, bờ tường, cỏ - cây vùng ngập nước, ruộng nhiều cỏ dại,…vì vậy cần tập trung nhân lực ra quân để bắt, thu gom trứng về xử lý (chôn lấp, làm thức ăn gia súc,…). Những vùng có mật độ lớn có thể sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ trước (tuy nhiên nên hạn chế) tránh ảnh hưởng đến môi trường. Có thể dùng các cọc tre, nứa, cây,…cắm ở mương, góc ruộng cho ốc đẻ trứng để thu gom hoặc dùng các sản phẩm nông nghiệp như lá khoai lang, đu đủ, vỏ xơ mít,…thả vào góc ruộng, mương để ốc tập trung tới ăn rồi thu gom,… Thứ tư: Làm đất, bón lót vôi - phân: Hiện nay việc làm đất chủ yếu làm bằng máy “máy dập”, có điều kiện nên thực hiện sớm lần đầu dập sơ để ngâm dầm làm ải đất, kết hợp bón vôi bột, nếu sử dụng phân chuồng chưa được hoai thì cũng nên bón sớm vào lần làm đất này. Trước khi gieo cấy làm đất kỹ, kết hợp bón phân chuồng hoai mục, phân tổng hợp NPK đúng lượng theo quy trình từng giống (vụ xuân nên bón nặng đầu, nhẹ cuối). Thực tế hiện nay nhiều gia đình không còn chăn nuôi nên chỉ dùng phân bón hóa học, thậm chí không bón vôi nên không bảo đảm cân đối dinh dưỡng cho lúa sinh trưởng khỏe dẫn đến dễ phát sinh sâu bệnh hại. Vì vậy để có năng suất cao, chất lượng tốt, hạn chế sâu bệnh, OBV việc bón vôi, phân chuồng là rất cần thiết và nên có (vôi bột bón từ 20 – 30 kg/sào, Phân chuồng 300 – 400 kg/sào). Bón lót phân chuồng Thứ năm:Chuẩn bị giống: Trong sản xuất lúa hiện nay ở Nghệ An đang tồn tại 2 hình thức như: gieo mạ (mạ dược để cấy tay, mạ khay để cấy máy) và gieo thẳng “gieo vãi”. Tùy vào tập quán canh tác, kinh nghiệm và điều kiện từng vùng để lựa chọn hình thức cho phù hợp. Tuy nhiên, trong vụ xuân cấy vẫn cho nhiều ưu điểm hơn đó là tiết kiệm được lượng giống, cấy mật độ vừa phải, dễ chăm sóc, hạn chế chết rét,…nên cho năng suất cũng cao hơn. - Căn cứ vào điều kiện từng vùng, mục đích sản xuất để các địa phương lựa chọn các giống cho phù hợp (Lúa lai, Lúa thuần “Lúa chất lượng”,…) trong bộ giống đã được Sở NN&PTNT đưa vào đề án sản xuất vụ xuân 2025. Trong cùng một cánh đồng thì chỉ nên sử dụng 2 đến 3 giống cùng thời gian sinh trưởng để thuận lợi cho công tác chỉ đạo về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và đặc biệt là việc thu hoạch gặt bằng máy hiện nay. * Chú ý: Bà con sau khi đã xác định được loại giống cho gia đình thì mua tại các công ty, đại lý, cửa hàng có uy tín, có bảo hành, có hướng dẫn kỹ thuật. Hoặc sử dụng giống của các đơn vị ký hợp đồng liên kết, của HTX. Thứ sáu: Xác định thời vụ, làm mạ: Lập Xuân năm 2025 vào ngày 04/02/2025 (tức ngày mùng 7/01/2025 Âm lịch). Để đảm bảo cây lúa gieo cấy tránh gặp rét đậm, rét hại và trỗ an toàn, khung thời vụ bố trí cho vụ Xuân chính vụ như sau: Đại trà diện tích gieo mạ từ 02-15/01/2025 (từ 03/12/2024 ÂL đến 16/12/2024 ÂL); cấy sau khi mạ 21 ngày tuổi (mạ có 2,5 – 3,0 lá thật). Đối với nhóm giống có thời gian sinh trưởng dưới 125 ngày không nên bố trí gieo mạ trước ngày 10/01/2025 để tránh lúa trỗ quá sớm ảnh hưởng đến năng suất. - Căn cứ thời gian sinh trưởng của các giống để bố trí lịch gieo mạ phù hợp. Những giống có thời gian sinh trưởng dài ngày thì bố trí gieo đầu khung thời vụ, những giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn thì bố trí gieo cuối khung thời vụ để lúa tập trung trỗ từ 15/4 - 30/4/2024. Tránh trường hợp các giống có thời gian sinh trưởng ngắn mà bố trí gieo mạ đầu khung thời vụ sẽ dẫn tới thời gian làm đòng, trỗ gặp mưa rét cuối vụ ảnh hưởng đến năng suất. - Đối với những vùng mà người dân có tập quán gieo thẳng thì bố trí gieo muộn hơn từ 7 ngày so với lịch gieo mạ đối với khung thời vụ nêu trên. - Đối với vùng Hè thu chạy lụt, có thể bố trí gieo trồng sớm hơn 5 - 7 ngày so với khung thời vụ nêu trên. Mạ có thể gieo tập trung từng khu đồng hoặc riêng từng gia đình, song tốt nhất nên tập trung để dễ quản lý. Căn cứ vào đặc điểm từng loại giống, trên cơ sở hướng dẫn sử dụng tại tờ rơi và cán bộ kỹ thuật để ngâm, ủ giống cho đúng kỹ thuật bảo đảm lúa nảy mầm cao nhất. Sau khi gieo tất cả diện tích mạ đều phải phủ nilon bảo đảm chống rét, chuột,…Chuẩn bị tro bếp, các chế phẩm chống rét để bón, phun cho mạ thời kỳ rét tăng khả năng chống rét cho mạ. * Chú ý: Nên có lượng mạ dự phòng nhất định đủ cho việc dắm tỉa sau cấy, nhất là gặp trường hợp chết rét, gây hại của Chuột, OBV, Cua,… Mạ phủ nilon chống rét, chuột,… Thứ bảy: Chuẩn bị đất và gieo cấy: Sau khi gieo mạ xác định ngày xuống đồng gieo cấy để tiến hành làm đất lần cuối. Yêu cầu làm đất lần này phải kỹ, nhuyễn và mặt ruộng phải bằng phẳng, nhất là đối với ruộng gieo vãi. Đối với ruộng cấy duy trì mực nước vừa đủ 1 – 3cm không để nước sâu khi cấy cây lúa dễ bị nổi. Đối với ruộng gieo vãi đất nhuyễn không cần giữ nước làm đất phẳng sau đó lên luống để gieo. - Thực hiện cấy thẳng hàng, mạ non 2,5 – 3 lá, cấy thưa ít dảnh theo phương pháp SRI (kỹ thuật canh tác lúa cải tiến). Nếu gieo thì cũng nên gieo thưa (Lúa thuần khoảng từ 2 – 3kg/sào) Thứ tám: Thường xuyên thăm đồng Trong suốt cả vụ (kể từ ngày ra mạ, gieo, cấy cho đến khi lúa trỗ - chín) bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng kiểm tra ruộng để kịp thời thực hiện các biện pháp kỹ thuật về chăm sóc lúa và phòng trừ sâu bệnh hại - Sâu gieo cấy nếu thời tiết bình thường không có rét đạm rét hại thì từ khảng 12 đến 15 ngày sẽ tiến hành làm cỏ, sục bùn, bón phân thúc lần 1 cho lúa và dặm tỉa trên ruộng gieo sạ (lượng phấn bón theo quy trình của từng giống, từng vùng đất) bà con cân đối đển bón. Làm cỏ tốt nhất là bằng tay và dụng cụ làm cỏ chuyên dụng, vùng ruộng nhiều cỏ, nhất là ruộng gieo sạ thì phải dùng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm hoặc hậu nảy mầm để phòng trừ. - Kiểm tra sâu bệnh thường xuyên phát hiện sớm để phòng trừ kịp thời: Đầu vụ Ốc Bươu vàng, chuột, Tuyến trùng rễ, Bọ trĩ, Sâu keo, rấy nâu, rấy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen;…Từ cuối tháng 2 đầu tháng 3 Bệnh đạo ôn lá, Sâu cuốn lá, chuột; Từ tháng 4 trở đi có Bênh Đạo ôn cổ bông, Khô vằn, Bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, Thối bẹ, Rầy nâu, sâu cuốn lá, đục thân, Bệnh lem lép hạt, Nhện ghé, Chuột,…(dùng thuốc đặc hiệu theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn). Thứ chín: Thực hiện các chính sách Các địa phương cần kịp thời thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển nông nghiệp và khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh của Chính Phủ, Tỉnh sau: - Chính sách hỗ trợ quản lý và sử dụng đất trồng lúa theo Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ. - Chính sách hỗ trợ giống, tưới, máy nông nghiệp, hỗ trợ tập trung ruộng đất, hỗ trợ tiêu thụ nông sản theo chuỗi, sản xuất nông sản ứng dụng CNC trong nhà lưới nhà màng, chứng nhận sản phẩm nông nghiệp an toàn theo các tiêu chuẩn, cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, ... trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021. - Chính sách hỗ trợ nông dân có cây trồng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh để khôi phục sản xuất theo Quyết định số 48/2017/QĐ-UBND ngày 05/6/2017. - Chính sách hỗ trợ đầu tư máy móc trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sở chế bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ 50% chi phí giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của HTX,…theo Nghị Quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh Nghệ An. - Chính sách về Bảo hiểm Nông nghiệp tại Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg ngày 05/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài chính sách của Chính phủ, Tỉnh đề nghị UBND các huyện, thành, thị cần chủ động trích ngân sách địa phương, khai thác tối đa mọi nguồn lực để hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt là mở rộng mô hình có hiệu quả tại địa phương và từ các nguồn khác ngoài chính sách của nhà nước./. Nguyễn Đình Hương - Nguồn TSKN