Thành công từ mô hình liên kết chăn nuôi gà thịt

Thứ ba - 17/05/2022 20:17 2.617 0
Về xóm 2 - xã Diễn An (huyện Diễn Châu) hỏi thăm gia đình anh Cao Văn Cương sinh năm 1985 hầu như ai cũng biết, bởi anh không chỉ là một cán bộ gương mẫu mà còn là thanh niên cần cù, chịu khó và  đi đầu trong phong trào phát triển mô hình liên kết chăn nuôi gà tại địa phương. 
Thành công từ mô hình liên kết chăn nuôi gà thịt
          Những ngày cuối năm 2021, có dịp đến thăm trang trại gà của gia đình anh Cao Văn Cương, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi khu chuồng trại rộng rãi, thoáng sạch. Được biết, từ năm 2017 đến nay, anh đã áp dụng mô hình liên kết chăn nuôi gà với Công ty Gudun Việt Nam, một năm với 3 lứa gà với khoảng  5.000 con/ lứa, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng.
          Trước đây, anh Cương từng tốt nghiệp Đại học luật, sau vài năm bốn ba tại thành phố không có một công việc ổn định, thu nhập bấp bênh. Anh quyết định về quê lập nghiệp trên chính mảnh đất ông cha để lại. Ban đầu gia đình anh làm ruộng, nuôi bò... nhưng do ít kinh nghiệm và chưa tập trung nên đạt hiệu quả kinh tế không cao. Sau nhiều lần chuyển đổi mô hình làm ăn nhưng không hiệu quả, vốn liếng anh dành dụm được lần lượt “đội nón ra đi”. Dù vậy, ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương vẫn luôn thôi thúc, tạo động lực để anh tiếp tục rong ruổi khắp nơi học hỏi các mô hình chăn nuôi hiện đại, thành công.
          Sau nhiều lần trăn trở tìm hướng đi mới, anh quyết định tạm ngừng phát triển đàn bò hiện có, thay đổi mô hình chăn nuôi và chọn mô hình liên kết chăn nuôi gà thịt là hướng đi tiếp theo cho gia đình anh. Theo tính toán của anh mô hình liên kết chăn nuôi gà thịt đang dần trở thành một xu hướng phát triển kinh tế mới của bà con nông dân, mang lại hіệu quả kinh tế cao và ổn định.
          Trước thực tế đó, anh Cương đã suy nghĩ và nghiên cứu về phương thức liên kết chăn nuôi với quy mô lớn và đến một số trang trại chăn nuôi gà theo mô hình liên kết tại các mô hình trong tỉnh để học tập. Sau khi nhận thấy các ưu điểm và hiệu quả của mô hình này, năm 2017, anh Cương đã liên hệ đặt vấn đề trực tiếp với Công ty GudunViệt Nam để thực hiện mô hình. Theo đó, anh đã đầu tư hơn 500 triệu đồng để xây dựng chuồng trại rộng dần 1.400 m2 cùng những trang thiết bị như: máng ăn tự động, hệ thống làm mát, máy sưởi, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống điện chiếu sáng…
          Anh Cao Văn Cương cho biết: Thực hiện mô hình liên kết, gia đình anh được công ty cung ứng con giống, thức ăn chăn nuôi, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho gà theo định kỳ và điều quan trọng là được công ty bao tiêu sản phẩm với giá cả ổn định. Trong lứa đầu tiên, gia đình anh nuôi hơn 2.000 con gà giống lông màu, sau khoảng 75 ngày chăm sóc (2,5 tháng), gà đạt trọng lượng 1,6 - 1,8 kg thì được công ty bao tiêu toàn bộ với giá bán từ 50.000 đến 60.000 đồng/kg . Đến nay tổng đàn gà trong trạng trại của anh đã lên đến 5.000 con/ lứa. Mỗi năm anh bán 3 lứa với giá dao động từ 50.000- 60.000 đồng/kg gà thịt, sau khi trừ chi phí mỗi con lãi khoảng 12.000đ/con. Như vậy mỗi lứa anh bán khoảng 5.000 con sẽ có lãi ròng khoảng 60 triệu đồng. Mỗi năm gia đình anh nuôi 3 lứa trừ chi phí thu về khoảng 180 triệu đồng.
          Trong quá trình chăn nuôi, anh đã áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín do cán bộ kỹ thuật công ty hướng dẫn nên đàn gà lớn nhanh, không bị dịch bệnh mà lại giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nhờ triển khai mô hình hiệu quả, hiện nay, vợ chồng anh đã có việc làm ổn định và cho thu nhập ổn định để phát triển kinh tế cho gia đình. Theo anh Cương, để nuôi gà đạt hiệu quả cao, ngoài am hiểu đặc tính của từng loại giống gà thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi gà rất quan trọng. Từ khâu quản lý  chuồng trại cho đến việc theo dõi, quản lý đàn gà, tất cả đều phải có kế hoạch ti mỉ, chi tiết, làm theo hướng dẫn của công ty. Nuôi gà không quá vất vả chỉ cần chuồng trại bảo đảm vệ sinh, định kỳ tẩy giun sán và tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm cho gà là thành công. Chuồng nuôi gà phải сao ráo, thoáng khí và mát mẻ, nên xây theo hướng Đông hoặc Đông Nam. Nền chuồng nên xây bằng xi măng, dày dặn, tránh trơn trượt, có độ dốc phù hợp, dễ thoát nước để tiện cho khâu vệ sinh chuồng trại. Mái chuồng có thể lợp bằng tôn chóng nóng hoặc tôn lạnh, tránh dột nước, che được nắng cho đàn gà. Tường rào xung quanh có thể xây bằng gạch hoặc bằng lưới thép có bạt che. Bên cạnh đó cần xây dựng các khu chuồng trại, khu dự trữ - chế biến thức ăn, khu xử lí vật nuôi - сhất thải chuyên biệt với nhau để đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho ѕự phát triển lâu dài của trang trại. Đặc biệt, сần phải chuẩn bị hố sát trùng gần chuồng nuôi, treo bіển nhắc nhở mọi người khử trùng và trang bị trước khi νào khu vực nuôi gà.
          Lãnh đạo xã Diễn An cho biết: Chăn nuôi với quy mô lớn và theo quy trình khép kín sẽ giúp người chăn nuôi nâng cao chất lượng sản phẩm, ổn định được giá cả và đầu ra sản phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh. Việc chủ động liên kết với doanh nghiệp để chăn nuôi gà của gia đình anh Cao Văn Cương chính là mô hình tiêu biểu và đầu tiên trên địa bàn xã cho hiệu quả cao. Đến thời điểm này toàn xã có 24 hộ nuôi theo mô hình liên kết chăn nuôi gà thịt với doanh nghiệp. Các hộ chăn nuôi này chủ yếu chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập trung sang chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại đảm bảo an toàn dịch bệnh. Đồng thời, định hướng chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng quy mô, số lượng và nâng cao chất lượng các vật nuôi chủ lực là lợn và gia cầm, giúp người dân ổn định đầu ra, tăng thu nhập, vươn lên làm giàu./.
Mô hình liên kết chăn nuôi gà thịt tại hộ anh Cao Văn Cường xóm 2 - Diễn An- Diễn Châu
Lệ Hằng: Trung tâm KN -nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg rau-thom-2.jpg a1-5.jpg a7-6.jpg a1-4.jpg a8-6.jpg a4.jpg a5-3.jpg a6-4.jpg a2-3.jpg a12-3.jpg Nam-Nghia-1.jpg a8-2.jpg a9-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây