Thứ bảy, 21/12/2024, 07:31

Hiệu quả từ Dự án “Thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị”

Thứ hai - 13/11/2023 21:14 950 0
Kỳ Sơn là một huyện miền núi khó khăn của tỉnh Nghệ An với tổng diện tích tự nhiên 209.484,04 ha; Trên địa bàn huyện có 5 dân tộc anh em cùng chung sống hòa thuận, đoàn kết, đó là: Dân tộc H’Mông chiếm 36%, Khơ Mú chiếm 32%, Thái 27%, Kinh, Hoa chiếm 5%. Với địa hình chủ yếu là núi, trong đó có nhiều dãy núi cao, hiểm trở. Hệ thống sông suối chảy qua Kỳ Sơn khá dày đặc gồm dòng sông Cả với hai nhánh phụ là Nặm Nơn và Nặm Mộ và hàng trăm khe suối lớn nhỏ như: khe Nằn, khe Chảo, Huổi Pà, Nhinh, Huồi Giảng, Ca Nhăn,... Với vị trí địa lý khá khác biệt, địa hình hiểm trở, tài nguyên thiên nhiên phong phú, huyện Kỳ Sơn được biết đến là địa phương có nhiều sản vật tự nhiên mà không phải nơi đâu cũng có như: Gà đen; mận, đào; chè Shan tuyết; bí, khoai sọ,...
Hiệu quả từ Dự án “Thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị”
Tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn hiện có khoảng 450ha chè Shan tuyết, trong đó diện tích chè kinh doanh là trên 250ha cho sản lượng mỗi năm hơn 500 tấn chè khô. Chè Shan tuyết có vị thơm đặc trưng, đượm nước và được biết đến như là sản phẩm chè sạch, an toàn thực phẩm. Chè San tuyết Kỳ Sơn đượm nước nhưng không có vị gắt. Nếu nhiều loại chè có thương hiệu nổi tiếng trong nước khi uống đến nước thứ 2 đã nhạt vị, thì chè Shan tuyết Kỳ Sơn uống đến nước thứ 3 vẫn cho hương vị đậm đà. Có thể nói, Chè Shan tuyết Kỳ Sơn là chè ngon nhất, xứng đáng là đặc sản của tỉnh Nghệ An.

Để phát huy tiềm năng, lợi thế và nâng cao chất lượng sản phẩm chè trên địa bàn. Năm 2021, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An thực hiện thí điểm dự án “Thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại một số tỉnh phía Bắc” tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An với quy mô 8ha và 35 hộ đồng bào DTTS tham gia. Sau hơn 2 năm thực hiện, dự án đã từng bước thay đổi nhận thức của người trồng chè, góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe người tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm chè.

ab
                Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia tham quan vườn chè tại xã Huồi Tụ

Tham gia dự án, các hộ dân được Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc hỗ trợ phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón lá sinh học, thuốc BVTV sinh học, tập huấn kỹ thuật chăm sóc chè, hỗ trợ đánh giá và cấp chứng nhận sản xuất chè hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam cho diện tích 8 ha. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật của dự án nên các hộ dân đã thực hiện khai thác có hiệu quả trên cây chè từ trồng, thâm canh cho đến thu hoạch, sơ chế và bảo quản, tạo ra vùng nguyên liệu có năng suất cao và nâng cao được chất lượng, từ đó tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng chè.

Tính ưu việt của sản xuất chè theo quy trình hữu cơ là tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khỏe của người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Vì vậy, những diện tích chè chăm sóc theo hướng hữu cơ, dù năng suất giảm 30% so với chăm sóc chè theo thông thường nhưng chất lượng được đảm bảo hơn và giá bán cao gần gấp đôi. Sự khác biệt rõ nhất giữa sản xuất theo hướng hữu cơ với sản xuất an toàn hay sản xuất thông thường là ở quy trình sản xuất: Sản xuất hữu cơ tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học, thuốc kích thích, thuốc diệt cỏ. Trong khi đó, sản xuất theo phương pháp an toàn vẫn sử dụng một số lượng nhất định thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Chính vì vậy, nếu so về chất lượng và lợi ích môi trường, sản xuất hữu cơ vẫn bảo đảm bền vững hơn.
Cụ thể, sau hơn 2 năm triển khai mô hình sản xuất chè hữu cơ, cây chè sinh trưởng tốt, năng suất và chất lượng ổn định. Hiện nay, năng suất chè búp tươi bình quân của các thành viên tham gia dự án đạt 4,8 tấn/ha/năm, sản lượng đạt khoảng 38,4 tấn, giá bán chè búp tươi từ 13-15 nghìn đồng/kg, mỗi năm bà con thu về được 70 – 75 triệu/ ha, cao hơn từ 45 - 50% so với sản xuất chè truyền thống. Toàn bộ nguyên liệu chè búp tươi của các hộ tham gia mô hình được Hợp tác xã Nông nghiệp sản xuất chè hữu cơ Huồi Tụ thu mua với giá ổn định lâu dài.

Từ dự án thâm canh chè theo hướng hữu cơ này đã từng bước giúp các hộ dân nhận thức và thực hành được quy trình sản xuất chè theo hướng hữu cơ; góp phần thay đổi tập quán, thói quen canh tác truyền thống cũ, từ đó góp phần tác động, gây ảnh hưởng đến ý thức và các hoạt động sản xuất chè nói chung tại địa bàn./.

                                                      Nguyễn Duy Phương 
                                       Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè

                                                             

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a2-9.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-che-huu-co.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a25-4.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây