Hội thảo Sử dụng phân bón hữu cơ PAN trên cây lúa và cây chè

Thứ năm - 07/09/2023 04:50 522 0
Sáng ngày 6/9, Sở Nông nghiệp & PTNT Nghệ An tổ chức Hội thảo mô hình  Sử dụng phân bón hữu cơ PAN (công nghệ nano canxi silic) trên cây lúa và cây chè tại huyện Đô Lương.
Hội thảo Sử dụng phân bón hữu cơ PAN trên cây lúa và cây chè
Tham dự hội thảo có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng các đồng chí Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lãnh đạo Trung Khuyến nông Nghệ An, Chi cục Trồng trọt và BVTV, Trung tâm Giống cây trồng, Diễn đàn Thị trường Nông nghiệp tỉnh Nghệ An, các đồng chí Phó chủ tịch phụ trách nông nghiệp, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT, Giám đốc Trung tâm DVNN các huyện: Đô Lương, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn. Ngoài ra còn có đại diện Lãnh đạo Tổng công ty CP vật tư nông nghiệp Nghệ An, Công ty CP Nông công nghiệp 3/2, Công ty CP Nano industry Đăng Quang, các cơ quan thông tin đại chúng cùng đại biểu các xã, hợp tác xã sản xuất lúa trọng điểm huyện Đô Lương.
Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã được tham quan cánh đồng lúa 50 ha giống Khang Dân 18 tại xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, nơi đã sử dụng phân bón hữu cơ Nano Canxi Silic PAN và được so sánh với vùng trồng lúa không sử dụng phân bón này, kết quả cho thấy khu vực sử dụng phân bón lá hữu cơ Nano Canxi Silic PAN đạt năng suất cao hơn.


anhthay
Đại biểu tham quan mô hình lúa sử dụng phân bón hữu cơ Nano Canxi Silic PAN tại xã Lạc Sơn, Đô Lương

Theo số liệu báo cáo tại hội thảo, năng suất dự kiến của vùng trồng lúa vụ hè thu 2023 sử dụng phân bón này cây lúa ruộng mô hình khỏe mạnh, đẻ nhánh tập trung và trổ tập trung hơn, sâu bệnh hại và đổ ngã ít hơn so với đối chứng nên số bông hữu hiệu đạt cao hơn so với đối chứng (mô hình đạt 275 bông hữu hiệu/m2, đối chứng chỉ đạt 270 bông), bông lúa cũng to hơn, nhiều hạt hơn và năng suất tăng lên đáng kể, cụ thể tăng 0,8 tấn/ha, tương đương 15,4% so với vùng đối chứng (đạt năng suất 60 tạ/ha, đối chứng chỉ đạt 52 tạ/ha). Điều này đồng nghĩa với việc mỗi hecta đất nông nghiệp được áp dụng mô hình sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn khoảng 10 triệu đồng.
Sản phẩm phân bón hữu cơ Nano Canxi Silic PAN với thành phần sillic và can xi đạt kích thước nano siêu nhỏ, dễ dàng hấp thụ đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam. Loại phân này đã được thử nghiệm tại Ninh Bình, Hà Tĩnh, cho kết quả tốt, giúp giảm lượng phân bón vô cơ, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Với ưu điểm vượt trội như vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiếp nhận phối hợp với Công ty Nano Industry và các địa phương thử nghiệm loại phân bón này trên cây lúa tại huyện Đô Lương, Nam Đàn từ vụ xuân 2023.
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ cho biết: Đơn vị sản xuất cung ứng đưa phân bón công nghệ cao vào địa bàn Nghệ An, phải đảm bảo chất lượng phân bón, góp phần bảo vệ môi trường. Các địa phương tiếp tục thực hiện quản lý và theo dõi kỹ thuật việc sử dụng phân bón, đồng thời tiến hành thu thập dữ liệu và thống kê để đưa ra báo cáo định kỳ về hiệu quả của mô hình.

pctd
       Đồng chí: Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Qua đó, tiếp tục đánh giá hiệu lực, hiệu quả của loại phân bón thế hệ mới này trên cây lúa và cây chè, làm cơ sở cho việc khuyến khích nhân rộng đại trà trong thời gian tới./.

                                                                          Lê Hải Châu - Trung tâm Khuyến nông


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg rau-thom-2.jpg a1-5.jpg a7-6.jpg a1-4.jpg a8-6.jpg a4.jpg a5-3.jpg a6-4.jpg a2-3.jpg a12-3.jpg Nam-Nghia-1.jpg a8-2.jpg a9-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây