Trung tâm Khuyến nông Nghệ An - 10 năm thực hiện nghị quyết số 20-NQ/TW

Thứ hai - 30/01/2023 04:32 342 0
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Nghị quyết số 20-NQ/TW)
Trung tâm Khuyến nông Nghệ An - 10 năm thực hiện nghị quyết số 20-NQ/TW
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, Đảng bộ bộ phận Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã xây dựng kế hoạch, lãnh đạo, chỉ đạo, chuyên môn, các đoàn thể và cán bộ, đảng viên tổ chức thực hiện, kết quả đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen.

Để thực hiện tốt Nghị quyết, Đảng ủy, Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông đã triển khai, quán triệt Nghị quyết số 20-NQ/TW đến toàn bộ cán bộ, đảng viên, đồng thời đánh giá quá trình triển khai thông qua các kỳ sinh hoạt chi bộ, đảng bộ, sinh hoạt chuyên môn định kỳ hàng tháng, quý, tổng kết năm… qua đó đã thường xuyên nhắc nhở, động viên cán bộ, đảng viên tiến hành kịp thời và nghiêm túc, góp phần nâng cao nhận thức, của cán bộ, đảng viên trong tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Tham mưu cho Sở nông nghiệp & PTNT, UBND tỉnh ban hành các Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2011-2015; giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025 phù hợp với yêu cầu thực tế của phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Trên cơ sở đó, hàng năm hệ thống Khuyến nông các cấp xây dựng kế hoạch Khuyến nông hàng năm phù hợp với định hướng phát triển cây, con của địa phương, đồng thời tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, các công nghệ mới để chuyển giao cho bà con nông dân.
Từ năm 2012 đến 2022 (10 năm), Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức xây dựng 310 mô hình trình diễn các tiến bộ kỹ thuật mới về giống mới, quy trình kỹ thuật mới, quy trình công nghệ cao, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn hữu cơ… với tổng kinh phí thực hiện là 43,852 tỷ đồng. Trong đó, có 42 mô hình, dự án từ ngân sách của Trung tâm Khuyến nông quốc gia; 255 mô hình từ ngân sách của tỉnh và 13 mô hình từ ngân sách tỉnh thuộc Chương trình Khuyến nông cho người nghèo. Các mô hình được triển khai bài bản từ lựa chọn tiến bộ kỹ thuật áp dụng, đến lựa chọn điểm triển khai, chọn hộ tham gia mô hình, cán bộ kỹ thuật thường xuyên bám sát cơ sở hướng dẫn bà con thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, tổ chức tham quan, hội thảo, thông tin tuyên truyền nhằm nhân rộng mô hình. Vì vậy, các kết quả từ hoạt động xây dựng mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, thực hành kỹ thuật, nâng cao tay nghề cho bà con nông dân trong ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.
Bên cạnh đó còn tập trung đẩy mạnh công tác chuyển giao KHKT thông qua hệ thống khuyến nông các cấp và trực tiếp tới bà con nông dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như tập huấn, đào tạo, hội thảo, tham quan, chuyên đề truyền hình, truyền thanh, nhịp cầu nhà nông, tập san Khuyến nông, trang website … nhằm giúp người dân sớm áp dụng các tiến bộ KHKT mới vào thực tiễn sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Đã tổ chức triển khai tập huấn được 10.584 lớp với 654.757 học viên là cán bộ khuyến nông tỉnh huyện, khuyến nông viên cấp xã thôn bản, nông dân vùng khó khăn, nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh tham gia. Trong đó tập huấn nâng cao năng lực cho khuyến nông tỉnh, huyện và cộng tác viên với 34 lớp tập huấn bồi dưỡng về phương pháp, kỹ năng trong hoạt động khuyến nông và nội dung chuyên môn cho 1.370 lượt học viên là cán bộ KN tỉnh, huyện và cộng tác viên khuyến nông tham gia; nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên xã/phường/thị trấn với 172 lớp tập huấn bồi dưỡng về phương pháp, kỹ năng trong hoạt động khuyến nông và một số tiến bộ KHKT mới cho 5.610 lượt học viên tham gia; nâng cao năng lực cho khuyến nông viên thôn, bản/cán bộ chủ chốt với 636 lớp với 29.166 lượt người tham gia về nội dung các TBKT mới, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi; tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân 90.304 lớp tập huấn cho 598.665 lượt người dân để tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực Nông nghiệp và các tiến bộ KHKT mới đến cho người dân; tập huấn cho nông dân sản xuất lúa (theo Nghị định 35 CP) 255 lớp với 11.346 lượt ngừoi tham gia gồm các nội dung về tiến bộ KHKT trong sản xuất lúa (ba giảm ba tăng, một phải năm giảm, các nội dung thực hành ủ phân bằng chế phẩm sinh học...
                                     Cán bộ Khuyến nông tỉnh tập huấn tại hiện trường (FFS) cho bà con thôn bản
Năm 2011, Trung tâm bắt đầu triển khai tổ chức các lớp dạy nghề, đến nay đã tổ chức 188 lớp với 12 nghề, bao gồm các nghề: Nghề trồng nấm, trồng mía, trồng chè, trồng cam, trồng hoa, Sản xuất rau an toàn, Trồng cây nguyên liệu giấy, Chăn nuôi bò, Chăn nuôi lợn, Chăn nuôi gà, Nuôi cá truyền thống. Số lượng người được tham gia học nghề 5931 người, trong đó số học viên là nữ là  4083 người, chiếm 68,84%. Số lượng người được cấp chứng nhận nghề là 5.471 người, trong đó nữ là 3824, chiếm gần 70%.
Trang Wersite khuyến nông đã đăng tải được 668 tin, bài với nhiều nội dung hấp dẫn, mang tính thời sự; tập san Khuyến nông đã tổ chức duyệt in phát hành được 78.996 cuốn tổng hợp, duyệt và đăng được 947.952 tin, bài với 108 số cấp phát tận tay cán bộ khuyến nông các cấp, các s, ban, ngành liên quan trong tỉnh và các tỉnh bạn; phối hợp với báo Nông nghiệp đóng trên địa bàn cung ứng 796 số báo Nông nghip 107.990 tờ cho 99 xã của 6 huyện miền núi của Nghệ An; chương trình phát thanh truyền hình đã xây dựng, quay và phát trên truyền hình tỉnh Nghệ An 130 trang truyền hình và phát thanh, chuyển tải những nội dung quan trong đến khán thỉnh giả xem và nghe trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và các tỉnh bạn; phối hợp với Đài phát thanh Truyền hình tỉnh thực hiện được 25 trang nhịp cầu nhà nông; tuyên truyền trên Báo Nghệ An thực hiện được 124 trang với các nội dung về gương nông dân sản xuất giỏi, mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và chăn nuôi có hiệu qủa cao, các tiến bộ kỹ thuật mới…Chương trình thông tin tuyên truyền được thay đổi với nội dung, hình thức ngày càng đa dạng, phong phú, mang đến cho cán bộ khuyến nông, bà con nông dân, khán thính giả và độc giả những thông tin về tiến bộ kỹ thuật mới, gương người tốt, việc tốt, mô hình sản xuất tiến tiến giúp nhân rộng mô hình nông nghiệp nói chung và mô hình khuyến nông nói riêng.
                                         Dự án Oxfam Quebec đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông
Ngoài ra việc hợp tác trong và ngoài nước được Trung tâm Khuyến nông thúc đẩy, chủ động, tích cực phối hợp, kết nối với các Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện, trường và các sở, ngành để tăng cường hợp tác trong, ngoài nước và huy động nguồn lực KH&CN. Đã triển khai các chương trình, dự án như: Triển khai pha II Dự án “Nông nghiệp thông minh thích nghi biến đổi khí hậu cho nông dân sản xuất nhỏ”; Thuộc tổ chức OXFAM QUEBEC; Tư vấn gói thầu “Đánh giá, xây dựng kế hoạch chi tiết và dự toán nhu cầu hỗ trợ phát triển sinh kế (Số gói thầu: JICA2-NA-TV16)” thuộc dự án JICA 2; Dự án gói thầu “Thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế (Số gói thầu: JICA2-NA-XL18)” triển khai từ năm 2016 - 2018 (03 năm); Gói thầu tư vấn: "Xây dựng Kế hoạch Phục hồi rừng và đất rừng suy thoái", thực hiện năm 2015; Thực hiện thỏa thuận xây dựng mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI năm 2016 với quy mô 10,3 ha. Dự án ENRICH II; Dự án “xây dựng mô hình và chuyển giao quy trình sản xuất cam, bưởi an toàn gắn với chuỗi giá trị tại các tỉnh Miền Trung”, thuộc ngân sách Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, thời gian 03 năm (2017-2019) trên tổng diện tích 137 ha tại các tỉnh Miền Trung. Trong 03 năm xây dựng được 35 mô hình sản xuất thâm canh và 06 mô hình liên kết, tổ chức tập huấn trong mô hình 70 cuộc, 25 lớp đào tạo chuyển giao quy trình, nhân rộng mô hình cho các hộ nông dân sản xuất cam, bưởi ngoài mô hình …
Cùng với đó, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Cử cán bộ chuyên môn thuộc các lĩnh vực tham gia học thạc sỹ, tham gia các khóa đào tạo chuyên gia tư vấn và đánh giá chứng nhận sản phẩm VietGAP, chuyên gia đánh giá chứng nhận hữu cơ, OCOP,…
Từ những kết quả trên đã góp phần nâng cao nhận thức, trình độ sản xuất của bà con nông dân, nhất là bà con vùng đồng bào dân tộc, góp phần đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI./.
                                                                      Nguyễn Hồng Giang -  Trung tâm KNNA

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg rau-thom-2.jpg a1-5.jpg a7-6.jpg a1-4.jpg a8-6.jpg a4.jpg a5-3.jpg a6-4.jpg a2-3.jpg a12-3.jpg Nam-Nghia-1.jpg a8-2.jpg a9-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây