Hoàng Mai tình hình sản xuất và chế biến thủy sản

Thứ hai - 05/08/2019 22:13 1.039 0
Thị xã Hoàng Mai có hơn 1.000 héc ta diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó thủy sản mặn lợ gần 730 héc ta, chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng. Sản lượng tôm nuôi năm 2018 đạt 2.520 tấn. Trên địa bàn có 9 cơ sở sản xuất giống thủy sản mặn lợn, năm 2018 đã cung ứng 650 triệu con giống cho người nuôi.
Hoàng Mai tình hình sản xuất và chế biến thủy sản
Giá trị ngành sản xuất và nuôi trồng thủy hải sản đạt 220 tỷ đồng. Người nuôi tôm hiện nay đã mạnh dạn áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, bằng các hình thức như trải lót đáy ao bằng bạt đen, nuôi tôm trong nhà bạt, giảm diện tích ao nuôi, tăng tỷ lệ diện tích ao lắng, ao trữ nước, lọc nước qua 2 cấp… đã cho thấy năng suất và hiệu quả trong sản xuất. Có 3 mô hình nuôi tôm an toàn sinh học tại Quỳnh Xuân, Quỳnh Lộc và Quỳnh Dị với tổng vốn đầu tư trên 15 tỷ đồng. Duy trì hoạt động của 3 tổ đồng quản lý vùng nuôi tôm an toàn. Công tác quản lý thức ăn, thuốc thú y thủy sản được thực hiện thường xuyên.
Năm nay, điều kiện thời tiết điễn biến khá phức tạp, nhưng được sự chăm sóc tận tình và đúng kỹ thuật nên tôm nuôi phát triển tốt, tỷ lệ dịch bệnh thấp. Thời điểm này, nhiều hộ nuôi đã và đang thu hoạch một phần tôm nuôi trong các hồ, nhằm giãn mật độ, giúp đàn tôm tiếp tục phát triển khỏe mạnh. Đây là thời điểm quyết định đến năng suất, sản lượng vụ nuôi.
 Trong 6 tháng các cơ sở sản xuất tôm giống xuất bán trên 621 triệu post, tăng 6,5 triệu post so với cùng kỳ.
Diện tích thả nuôi tôm trong 6 tháng 532ha. Sản lượng tôm nuôi 6 tháng ước đạt 1.505 tấn. Năng suất bình quân đạt 29 tạ/ha, giá bình quân 130.000đ/kg – 140.000đ/kg (loại 60 con).Vì thế ngành Kinh tế thị xã chỉ đạo các xã, phường, các đơn vị liên quan tập trung hướng dẫn người nuôi, thường xuyên kiểm tra, theo dõi sự phát triển của con tôm, chăm sóc đúng quy trình, đặc biệt chú ý việc sử dụng nguồn nước, thuốc vi sinh phù hợp. Đối với những diện tích nuôi tôm kém hiệu quả, mất mùa liên tục, UBND thị xã xây dựng kế hoạch chuyển qua nuôi các giống mặn lợ khác, trong đó ưu tiên nuôi các loại cá như cá hồng mỹ, cá mú… nhằm cải tạo môi trường nuôi, tăng thu nhập cho bà con.
Sản lượng chế biến năm 2018 đạt 13.550 tấn các loại, giá trị sản xuất đạt trên 836 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ chế biến thủy sản còn thủ công, sản phẩm chủ yếu là sơ chế nên chất lượng, giá trị thấp, phần lớn tiêu thụ nội địa, một số xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, Lào. Công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường còn hạn chế. Chưa có khu chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá tập trung, mà còn mang tính chất tự phát.
                        
Do đặc thù về nghề khai thác nên chất lượng hải sản của Hoàng Mai đủ sức cạnh tranh với các thị trường lớn. Thực tế cho thấy, thời gian gần đây, nhiều thị trường lớn quốc tế đã để mắt đến hải sản Hoàng Mai, sản phẩm của ta đã vào được một số hội chợ lớn. Việc cần làm trước mắt là xây dựng thương hiệu hải sản Hoàng Mai, thu hút đầu tư dự án khu chế biến tập trung, ưu tiên các dự án có quy mô lớn, cam kết thực hiện bảo vệ môi trường. Hiện dự án Nhà máy chế biến nông sản, thủy sản Nghi Sơn Food Group tại xã Quỳnh Vinh cũng đang xúc tiến để đầu tư vào Hoàng Mai. Hy vọng rằng trong thời gian tới, ngành chế biến hải sản ở Hoàng Mai sẽ có bước phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của địa phương./.


Mạch Duy Luân - KN Hoàng Mai
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg rau-thom-2.jpg a1-5.jpg a7-6.jpg a1-4.jpg a8-6.jpg a4.jpg a5-3.jpg a6-4.jpg a2-3.jpg a12-3.jpg Nam-Nghia-1.jpg a8-2.jpg a9-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây