Mô hình kinh tế tổ hợp tác giúp nghề nuôi tôm nước lợ phát triển bền vững

Chủ nhật - 29/11/2020 21:05 623 0
Những năm qua, Nghệ an đã tranh thủ mọi nguồn lực để cải tạo, đầu tư hệ thống thuỷ lợi vùng nuôi tôm, xây dựng hệ thống cung ứng tôm giống, đẩy mạnh hướng dẫn khoa học kỹ thuật... Cách làm này đã từng bước nâng cao sản lượng, giá trị tôm nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu các cơ sở chế biến tôm xuất khẩu.  Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm nước lợ chưa thực sự bền vững, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, tự phát... dễ xảy ra dịch bệnh, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.
Mô hình kinh tế tổ hợp tác giúp nghề nuôi tôm nước lợ phát triển bền vững

Qua triển khai thực hiện mô hình kinh tế hợp tác (KTHT) theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX). Tỉnh Nghệ an đã vận động thành lập được một số Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp - thủy sản và tổ hợp tác (THT). Mô hình KTHT đã từng bước phát huy tác dụng tích cực, vận động được ngày càng nhiều hộ nuôi tôm nhỏ lẻ tự nguyện tham gia vào các THT và HTX, tạo được sự liên kết trong khâu điều phối nguồn nước, phòng ngừa nguồn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi tôm cho xã viên... Tuy nhiên, việc thực hiện mô hình này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu liên kết sản xuất trong nuôi tôm ở tỉnh Nghệ an.
Mục đích của HTX là có thể mang đến nhiều nguồn lợi cho nông dân như: giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá dễ dàng, có kế hoạch với chi phí giảm, giá cả hợp lý, buôn bán văn minh, tiêu chuẩn hoá sản phẩm ở mức cao, tạo thế cạnh tranh tốt cho nông dân cả khi mua và khi bán hàng hoá; liên kết nông dân sử dụng hết công suất máy móc, chi phí sản xuất thấp; đào tạo năng lực tự quản lý, năng lực áp dụng kỹ thuật tiên tiến cho nông dân, chống chọi lại do biến động của cơ chế thị trường, nhất là khi nước ta đã hội nhập sâu vào thị trường kinh tế thế giới. Thực tiễn phát triển nông nghiệp ở các nước Châu Á đã khẳng định hiệu quả của mô hình KTHT. Do vậy, để giúp các hộ nông dân cải thiện đời sống và phát triển sản xuất, cần phải liên kết các hoạt động đầu ra, đầu vào cho họ dưới hình thức tốt nhất là HTX.
Để ngành nuôi tôm bền vững, cần phát huy hơn nữa vai trò quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế hợp tác. Theo đó, các địa phương cần tiếp tục củng cố Ban chỉ đạo đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT, lựa chọn cán bộ có năng lực, trình độ, tâm huyết, uy tín cơ cấu vào Ban chỉ đạo, khảo sát nắm rõ tình hình hoạt động của HTX và nhất là các HTX, THT trong nuôi tôm, từ đó chỉ đạo các ngành và phối hợp các đoàn thể có liên quan, tùy theo tình hình chất lượng hoạt động thực tế của HTX, THT mà có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp cho hội viên như: tập huấn kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ về con giống, vay vốn, phòng chống dịch bệnh, tìm đầu ra cho sản phẩm.
Quy hoạch lại vùng nuôi bài bản hơn, vì thực tế đã chứng minh, nơi nào có quy hoạch lại vùng nuôi, có hệ thống cấp nước riêng biệt thì nơi đó nuôi tôm ít rủi ro. Trên cơ sở đó, tập trung vận động hộ nuôi nhỏ lẻ vào HTX, THT, khuyến khích người dân dồn điền, đổi thửa, nhằm tăng tính liên kết hộ nuôi, tạo thuận lợi trong triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường, quyết tâm khắc phục tình trạng xử lý nước thải ao nuôi không đúng quy trình kỹ thuật, gây ô nhiễm môi trường như hiện nay.
          Việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản trị điều hành HTX ngang tầm với nhiệm vụ là hết sức cần thiết, góp phần phát triển mô hình kinh tế hợp tác bền vững. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với phát triển KTHT về vốn, thực hiện miễn thuế thu nhập đối với các THT mới thành lập; triển khai đại trà bảo hiểm tôm nuôi; tăng cường vận động người nuôi mạnh dạn tham gia bảo hiểm nuôi tôm; tạo điều kiện để các HTX, THT tích cực tham gia vào loại hình bảo hiểm nông nghiệp để góp phần giảm thiểu rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra; khuyến khích các mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất chế biến và tiêu thụ, giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ và người nuôi.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có chế tài ràng buộc đủ mạnh tạo sự liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và hợp tác xã (hiện nay chỉ dừng lại ở hợp đồng cam kết giữa doanh nghiệp với HTX); đổi mới chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi người dân dồn điền, đổi thửa. Địa phương cần nghiên cứu đổi mới phương thức tuyên truyền để giúp nười dân thay đổi nhận thức, tư duy cách làm ăn mới, tự nguyện tham gia mô hình KTHT trong nuôi tôm, có như vậy mô hình kinh tế hợp tác trong sản xuất mới thực sự phát huy hiệu quả, góp phần đắc lực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 

 Thu hoạch tôm tại Tổ hợp tác NTTS xã Quỳnh xuân TX Hoàng mai
Trần Bảo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a4.jpg a8-6.jpg a5-3.jpg a2-3.jpg a6-4.jpg a1-4.jpg a7-6.jpg a13-1.jpg a9-1.jpg a15-3.jpg a10-1.jpg a7-2.jpg a11-3.jpg a12-3.jpg a8-2.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây