Một số giải pháp nuôi thủy sản trong điều kiện biến đổi khí hậu

Thứ tư - 19/08/2020 20:54 2.766 0
  Biến đổi khí hậu là điều kiện ngoại cảnh không mong muốn nhưng đó là thực tế đang diễn ra. Do đó, muốn phát triển ngành thủy sản không còn cách nào khác là phải tìm kiếm các giải pháp nâng cao khả năng thích ứng. Rõ nét nhất trong giai đoạn gần đây là, các hiện tượng nắng nóng kéo dài, lụt bão, nước biển dâng xâm nhập mặn xảy ra bất thường, khó tiên đoán trước.
Một số giải pháp nuôi thủy sản trong điều kiện biến đổi khí hậu
Để ứng phó, hạn chế dịch bệnh, nhiều hộ nuôi trong tỉnh đã áp dụng biện pháp kỹ thuật chủ yếu như: nuôi xen ghép nhiều đối tượng, thay đổi hình thức nuôi, lịch thời vụ nuôi... Để thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như tác động của môi trường hiện nay, NTTS có chất lượng, năng suất ổn định, bền vững bà con nên lưu ý một số giải pháp sau:
          1. Xác định thời vụ thả nuôi theo nhiệt độ
          Mỗi loài thủy sản chỉ thích ứng nhiệt độ nhất định. Đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển 25  300C, khi nhiệt độ lớn hơn 350C hoặc thấp hơn 120C kéo dài sẽ làm tôm sinh trưởng chậm.
          Các loài tôm, cá nuôi hiện nay rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Chỉ cần thay đổi với biên độ 1-20C cũng tác động rất lớn đến khả năng tiêu hóa, bắt mồi, sinh trưởng và giảm khả năng đề kháng của cơ thể với môi trường, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. 
          Cần tuân thủ và thực hiện đúng lịch thời vụ thả giống các đối tượng nuôi thủy sản của Ngành nông nghiệp và PTNT  ban hành. 
          2. Chọn mô hình nuôi và mật độ thả
          Vấn đề chọn mô hình nuôi phù hợp với điều kiện thực tế rất quan trọng. Xác định đúng mô hình nuôi sẽ tiết kiệm được chi phí, giảm rủi ro do bệnh tật …
          - Hình thức luân canh gối vụ, sau 1-2 vụ nuôi tôm, có thể tiến hành nuôi rô phi hoặc cá Chẽm để cắt đứt vòng đời của mầm bệnh trong ao, sau đó lại thả tôm vào vụ tiếp.
          - Mật độ thả nuôi: Tùy theo đối tượng nuôi và điều kiện ao nuôi mà người nuôi chọn mật độ thả phù hợp nhưng cần tuân thủ theo khuyến cáo lịch thời vụ và mật độ thả của Ngành Nông nghiệp.
          3. Một số giải pháp:
          Theo Tổng cục Thủy sản cần coi trọng biện pháp phòng bệnh hơn trị bệnh. Sau đây là một số giải pháp chính sau:
          *. Tăng cường quản lý và giám sát vùng nuôi, bao gồm:
          - Thời gian thả giống: Cần tuân thủ lịch thời vụ đã được ban hành.
          - Thả nuôi đúng mật độ đã khuyến cáo, không thả mật độ quá cao.
          - Chế độ chăm sóc quản lý (thức ăn, chất lượng nước) hợp lý.
          - Xử lý triệt để ao nuôi khi có dịch bệnh xảy ra.
          - Tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất tôm giống, kiên quyết xử lý những trường hợp tôm giống không rõ nguồn gốc.
          - Chủ động xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh.
          - Tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của người nuôi về phòng chống dịch bệnh, đặc biệt tuyên truyền trước mùa vụ nuôi và khi có dịch bệnh xảy ra.
          - Xác định quan điểm phòng chống dịch bệnh thủy sản, phòng là chính, áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp, có sự tham gia phối hợp và chia sẻ thông tin của nhiều đơn vị liên quan nhất là người nuôi.
          *. Giám sát dịch bệnh và ngăn chặn dịch bệnh lây lan, bao gồm
          - Khi có dịch bệnh phải kịp thời báo cáo đơn vị cấp trên để có biện pháp hướng dẫn người nuôi xử lý dịch bệnh hiệu quả, tránh lây lan
          - Tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác giám sát, phát hiện và xử lý dịch bệnh thủy sản tại các vùng nuôi trên địa bàn tỉnh.
          *. Quan trắc môi trường
          - Các cơ quan chuyên môn cần lấy mẫu nước thường xuyên ở khu vực có liên quan đến hoạt động nuôi trồng thủy sản thuộc các vùng nuôi để phân tích, đánh giá các thông số thủy lý, thủy hóa và thủy sinh. Thông báo, phục vụ kịp thời cho công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất, hạn chế nguy cơ dịch bệnh do môi trường cho người nuôi.
          - Tập huấn phòng chống dịch bệnh thủy sản: Tổ chức tập huấn kiến thức về bệnh, các giải pháp phòng trị bệnh và các quy định phòng chống dịch bệnh cho người nuôi thủy sản. Chú trọng đến phổ biến các quy định mới của Nhà nước về công tác phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản; các loại bệnh mới trên các đối tượng thủy sản nuôi.
 

               Mô hình nuôi cá chim trắng vây vàng xen tôm thẻ tại xã Quỳnh Lộc- TX Hoàng Mai

                                                      Lệ Hằng: Trung tâm KN
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg rau-thom-2.jpg a1-5.jpg a7-6.jpg a1-4.jpg a8-6.jpg a4.jpg a5-3.jpg a6-4.jpg a2-3.jpg a12-3.jpg Nam-Nghia-1.jpg a8-2.jpg a9-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây