Một số giải pháp góp phần giảm nhẹ thiệt hại về nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão

Chủ nhật - 06/09/2020 20:50 1.068 0
Nghệ An có bờ biển dài hơn 82 km, gồm 06 cửa lạch và có nhiều sông suối, hồ đập chứa nước phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản lớn. Trong đó, Diện tích tiềm năng có thể đưa vào nuôi trồng thủy sản của Nghệ An là 52.092 ha (nuôi ngọt: 46.920 ha; nuôi mặn, lợ: 3.872 ha, có 520 hồ thủy lợi, thủy điện với 9.350 ha…
Một số giải pháp góp phần giảm nhẹ thiệt hại về nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão
 Bên cạnh đó, còn có các trại sản xuất giống thủy sản ven biển. Trước tình hình mưa bão ngày càng diễn biến phức tạp, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, chính quyền các cấp, ngành chức năng và người dân cần thực hiện tốt một số biện pháp sau.
          Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân tự bảo vệ mình và cùng cộng đồng phòng tránh, khắc phục thiên tai. Thông tin kịp thời và thường xuyên tình hình bão lũ đến những người nuôi trồng thủy sản. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần rà soát các vùng nuôi thủy sản có nguy cơ bị úng ngập và đề ra biện pháp bảo vệ cụ thể, hạn chế thiệt hại khi xảy ra lũ lụt. Khuyến cáo bà con nuôi trồng thủy sản trong tỉnh kiểm tra, gia cố ao nuôi tránh sạt lở, chuẩn bị lưới để đăng chắn quanh bờ ao trước khi xảy ra ngập lụt. Kiểm tra, tu sửa, neo buộc chắc chắn các lồng bè nuôi, đồng thời tìm vị trí an toàn để di chuyển các lồng bè khi mưa bão xẩy ra.
          Hai là, chủ động phòng và trị bệnh cho động vật thủy sản. Đối với phòng bệnh, trong mùa mưa bão, do những biến đổi thất thường về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa….là những nguyên nhân làm cho vi sinh vật gây bệnh phát triển và phát tán ra ngoài môi trường đồng thời gây nên các hiện tượng sốc môi trường đối với các động vật thủy sản dẫn đến tình trạng nhiễm bệnh, người nuôi cần chú ý một số bệnh thường gặp trong mùa mưa bão như: bệnh trùng bánh xe, bệnh rận cá, bệnh đốm đỏ, bệnh do vi khuẩn….Do đó cần phải tiến hành các biện pháp như: quản lý ao nuôi, chăm sóc đối tượng nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật. Thường xuyên quan sát tình trạng, phản ứng đối tượng nuôi trong ao, nếu thấy có hiện tượng bất thường thì báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý kịp thời. Thường xuyên theo dõi mực nước, màu nước trong ao nuôi để kịp thời điều chỉnh, theo dõi diễn biến thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa để kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Đảm bảo môi trường ao nuôi các đối tượng thủy sản, bằng các biện pháp hóa dược như sử dụng vôi bột, bột đá vôi, vôi nước bón định kỳ cho ao với liều lượng 1-2kg/100m2.
          Đối với nuôi cá lồng bè trên sông hồ đập nên sử dụng vôi bột treo ttrong lồng, bè để xử lý môi trường nước, diệt một số tác nhân gây bệnh cho cá. Bệnh cạnh đó trong quá trình nuôi cần bổ sung Vitamin C trộn vào thức ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho đối tượng nuôi.
          Ba là; tăng cường công tác quản lý ao, lồng bè, bảo vệ tài sản trong mùa mưa bão. Đối với ao nuôi cá nước ngọt ở những vùng thấp trũng, hàng năm thường bị ảnh hưởng bởi mưa bão, bà con nên có kế hoạch đưa vào nuôi sớm để có thể thu hoạch trước mùa mưa bão tránh bị ảnh hưởng làm thiệt hại đến kinh tế của người nuôi. Đối với những vùng nuôi ít hoặc không bị ảnh hưởng bà con nên tu sửa, củng cố bờ ao chắc chắn, kiểm tra các cống cấp và  thoát nước. Bờ ao nuôi luôn cao hơn mực nước trong ao ít nhất 0,5m trở lên. Đối với những ao không có cống thoát nên chủ động đặt cống để thoát nước trong những lúc cần thiết, đề phòng nước trào bờ nên chuẩn bị lưới đăng chắn, các dụng cụ cần thiết để xử lý khi có trường hợp xấu nhất xẩy ra.
          Đối với ao nuôi tôm cá nước lợ bà con cần kiểm tra các hoạt động của đối tượng nuôi và môi trường ao nuôi trước và sau mưa để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu các đối tượng nuôi đạt kích cỡ thương phẩm thì nên tiến hành thu hoạch. Riêng về tôm nuôi, nếu nuôi trong môi trường độ mặn thấp, tôm sẽ dễ bị bệnh mềm vỏ, khả năng đề kháng, phòng bệnh thấp. Khi gặp môi trường bất lợi, tôm nuôi sẽ bị sốc và hao hụt rất nhanh. Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để có biện pháp thu hoach trước khi mưa bão xẩy ra. Để hạn chế hiện tượng giảm độ mặn trong ao nuôi tôm bà con cần phải có kế hoạch điều tiết nước khi cần thiết. Trước khi mưa to bà con nên lấy nước có độ mặn thích hợp vào ao nuôi và để mực nước trong ao ở mức cao nhất có thể. Trong quá trình trời mưa nên nên hạn chế tối đa các hoạt động làm xáo trộn nước trong ao nuôi, sau khi mưa xong cần nhanh chóng rút bớt nước tầng mặt của ao nuôi một cách nhanh nhất có thể tráng hiện tượng phân tầng nước, độ pH giảm đột ngột tôm sẽ bị sốc, nổi đầu và chết hàng loạt.
          Đối với nuôi có lồng bè trên sông, hồ đập bà con cần tiến hành thu hoạch trước mùa mưa bào nếu cá đảm bảo về kích cỡ thương phẩm. Trong trường hợp không thể thu hoạch trước mùa mưa bão thì trong quá trình nuôi bà con nên thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, mực nước trên sông và tình hình mưa bão trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động đối phó bảo vệ thủy sản một cách có hiệu quả. Đồng thời  kiểm tra, tu sửa lại lồng bè, tìm nơi có vị trí ao toàn, kín gió, có dòng chảy nhẹ để di chuyển lồng bè để không bị ảnh hưởng bởi mưa bão xẩy ra./.
Kiểm tra mô hình cá lồng trước mùa mưa bão tại Huyện Con Cuông.
Thu hoạch cá trước mùa mưa bão
Lệ Hằng: Trung tâm KN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a4.jpg a8-6.jpg a5-3.jpg a2-3.jpg a6-4.jpg a1-4.jpg a7-6.jpg a13-1.jpg a9-1.jpg a15-3.jpg a10-1.jpg a7-2.jpg a11-3.jpg a12-3.jpg a8-2.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây