Chế biến thức ăn hỗn hợp nuôi cá Chình hoa thương phẩm

Thứ ba - 28/07/2020 00:08 3.160 0
Những năm gần đây trên địa bàn cả nước nói chung, Nghệ an nói riêng đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi trông thủy sản mới cả về hình thức nuôi như:  Thâm canh, Bán thâm canh, nuôi tôm nhiều giai đoạn, nuôi sông trong ao… và đặc biệt là việc áp dụng nuôi một số đối tượng mới như: Cá trắm, chép giòn, cá lăng, cá chình ….cho giá trị kinh tế cao và từ đây cũng đã xuất hiện nhiều cách làm hay cần được nhân rộng.
Chế biến thức ăn hỗn hợp nuôi cá Chình hoa thương phẩm
Đầu năm 2020 qua tìm hiểu một số nơi về con Cá Chình hoa (Anguilla marmorata), gia đình chị Nguyễn Thị Phương ở xã Hưng chính huyện Hưng nguyên đã đưa vào nuôi 1.000 con cá chình, bước đầu gặp nhiều khó khăn từ việc đặt mua giống cho đến kỹ thuật nuôi và đặc biệt là thức ăn cho cá. 
Qua trao đổi chị cho biết, hiện nay chủ yếu được nuôi bằng thức ăn là cá tạp không chủ động, nguy cơ ô nhiễm môi trường và dịch bệnh cao. Vì vậy, thức ăn hỗn hợp chế biến là cách tốt nhất để mang lại hiệu quả khi nuôi đối tượng này và chị đã mày mò cùng với sự hướng dẫn của cán bộ Trung Tâm Khuyến nông tỉnh, chị đã tự sản xuất thức ăn cho cá với các Thành phần nguyên liệu gồm: Bột cá, bột đậu nành, bột mỳ, bột cám gạo. Trong đó, tỷ lệ các nguyên liệu được chia tỷ lệ như sau:
Bảng thành phần nguyên liệu chế biến thức ăn hỗn hợp
STT Thành phần nguyên liệu Tỷ lệ % (Tổng 100%)
1 Bột cá 47
2 Bột đậu nành 22
3 Bột mỳ 14
4 Bột cám gạo 8
5 Dầu cá 5
6 Premix khoáng 2
7 Premix vitamin 2

Phương pháp chế biến.
Thức ăn hỗn hợp được chế biến theo các bước sau:
            Bước 1: Cân nguyên liệu: Nguyên liệu được dùng để chế biến làm thức ăn cho cá phải đảm bảo chất lượng, không ôi thiu, đặc biệt là không được mốc. Dùng cân đồng hồ để cân nguyên liệu,  khi cân phải có độ chính xác cao để đảm bảo thành phần đạm trong thức ăn sau khi  chế biến. 
            Bước 2: Phối trộn: Các nguyên liệu: Bột cá, bột đậu nành, bột mỳ, bột  cám gạo được trộn đều.
            Bước 3: Gia nhiệt các nguyên liệu tiến hành trong bước 2 được đem vào nấu chín
            Bước 4: Tạo viên ẩm, nguyên liệu sau khi được nấu chín, để nguội rồi tiến hành cho Dầu cá, Premix khoáng, Premix vitamin trộn đều và đưa vào máy đùn thức ăn để tạo viên
            Bước 5: Bảo quản lạnh: Thức ăn ẩm hỗ hợp sau khi được chế biến có thể bảo quản bằng tủ bảo ôn, tủ lạnh trong khoảng 5-7 ngày cho cá ăn dần.
Khẩu phần ăn và cách cho ăn:
Cho cá ăn hàng ngày với lượng từ 5-10 % trọng lượng trong ao, nên cho cá ăn theo 4 định đó là : Định chất, Định lượng, Định điểm và Định thời gian.
Cho ăn 2 lần/ngày vào sáng sớm ( 7-8 giờ ) và chiều chập tối ( 16-19 giờ ), thức ăn được cho vào sàng cho cá ăn làm bằng  khung sắt hình vuông có kích cỡ  rộng 1m2 cao 20cm, căng bằng lưới cước được đặt cố định ở 4 góc ao, cách bờ 1 m.
Từ  việc sử dụng thức ăn hỗn hợp trong nuôi thương phẩm cá chình hoa (Anguilla marmorata)” xây dựng 03 công thức cho ăn khác nhau:
Công thức 1: Sử dụng thức ăn là: cá tạp, làm nghiệm thức đối chứng;
Công thức 2:  Sử dụng 50 % thức ăn  hỗn hợp và 50 % thức ăn là cá tạp; Công thức 3: Sử dụng 100 % thức ăn hỗn hợp gồm Bột cá (65% Pr): 47%, bột đậu nành 22%, bột mỳ 14%, bột cám gạo 8%, dầu cá 5%, premix vitamin 2% và khoáng premix 2% .
Trong thời gian nghiên cứu 117 ngày, trên cá chình thương phẩm và kết quả nuôi cho thấy nuôi cá Chình hoa nên sử dụng công thức 2 ( 50% thức ăn cá tạp và 50% thức ăn hỗn hợp với các thành phần nguyên liệu nêu trên)  để đạt được năng suất và hiệu quả cao nhất.
Lưu ý:
- Nếu nhiệt độ thấp hơn 25 độ C hoặc cao hơn 34 độ C thì phải giảm bớt lượng cho ăn trong ngày.
- Thường lấy mức cá cho ăn trong 1 giờ làm chuẩn, điều chỉnh lượng thức ăn sao cho cá ăn hết trong 1 giờ là vừa.
- Dựa vào đặc điểm cá chình chui rúc nơi hang hốc, dưới đáy bùn vào ban ngày và kiếm ăn vào buổi tối nên khẩu phần ăn của cá trong buổi chập tối (18-19 giờ) bằng 70 % tổng lượng thức ăn trong ngày.
Qua đây có thể thấy rằng khi người nông dân cần cù, chịu khó ham học hỏi và áp dụng các tiến bộ KHKT vào trong sản xuất thì không có việc gì khó và hi vọng trong một ngày không xa mô hình nuôi cá chình của gia đình chị Nguyễn Thị Phương sẽ thành công.


 
Ảnh: Mô hình nuôi cá chình của chị Nguyễn Thị Phương ở xã Hưng chính huyện Hưng nguyên
Bài và ảnh: Trần Trung Thành - nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg rau-thom-2.jpg a1-5.jpg a7-6.jpg a1-4.jpg a8-6.jpg a4.jpg a5-3.jpg a6-4.jpg a2-3.jpg a12-3.jpg Nam-Nghia-1.jpg a8-2.jpg a9-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây