Những mô hình đột phá, mở hướng cho nông dân các huyện phía bắc Nghệ An

Thứ tư - 02/09/2020 23:57 761 0
Không cần số vốn quá lớn nhưng nhờ cần cù, chịu khó, một số bà con nông dân Quỳnh Lưu và Hoàng Mai đã vươn lên làm giàu chính đáng. Bên cạnh khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai ở địa phương, thông qua mô hình đã góp phần lan toản, mở ra hướng mới tạo việc làm cho bà con nông dân..
Những mô hình đột phá, mở hướng cho nông dân các huyện phía bắc Nghệ An
Độc đáo mô hình sản xuất lươn và ba ba giống
Đó là gia trại sản xuất ba ba và lươn giống của anh Hồ Viết Quỳnh (SN 1985) ở xóm 1, xã Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu. Sinh ra và lớn lên ở vùng quê Hương Khê, Hà Tĩnh. Sau khi học xong phổ thông, thay vì học đại học, Quỳnh đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc để một mặt tích lũy vốn và học hỏi về cách làm ăn bên nước bạn. Sau hết hạn về nước, Quỳnh vào các tỉnh miền Tây như Long An, An Giang, Vĩnh Long… làm thuê cho các mô hình nuôi trồng thủy sản. Để có nghề vững chắc, noài thời gian đi làm, Quỳnh còn theo một lớp học chuyên về nuôi trồng thủy sản và cố gắng tìm kiếm vật nuôi phù hợp với điều kiện đồng đất miền Trung.
Sau khi công việc tạm ổn định, Quỳnh về quê lấy vợ người xã Tân Sơn, (Quỳnh Lưu) sau đó 2 vợ chồng tiếp tục vào Nam làm ăn. Do chịu khó làm ăn và tích cóp nên Quỳnh cùng với các anh em mở được trang trại nuôi baba giống ở Bình Dương. Thế nhưng, năm 2018, trong 1 lần về quê vợ chơi, thấy điều kiện đồng đất phù hợp và cả 2 vợ chồng hiện đều làm ăn xa quê, mỗi lân đi lại khó khăn và bất tiện nên năm 2019 vợ chồng Quỳnh bàn bạc và quyết định chuyển về quê làm ăn.
Được địa phương tạo điều kiện, vợ chồng Quỳnh mua đất và nhận khoán hơn 7.000 m2  đất sát chân nói Sưởng ở xóm 1, xã Tân Sơn và đầu tư hơn 1 tỷ đồng để cải tạo vườn đồi thành mô hình gia trại nuôi baba và lươn giống. Do học hỏi, tích lũy kinh nghiệm làm ba ba và lươn giống từ trước nên sau khi có mặt bằng, Quỳnh bắt tay ngay dựng trại ươm baba và lươn giống từ tháng 4/2019. Đến nay, gia trại của Quỳnh đã đầu tư tương đối hoàn thiện và khép kín, năm đầu tiên sản xuất được 5 vạn con giống ba ba và 5 vạn con giống lươn ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Cùng với đó, Quỳnh còn nuôi được lươn thịt vừa tuyến lựa con giống. Năm đầu tiên, sau khi trừ chi phí, riêng ba ba giống đã lãi trên 200 triệu đồng.
Trao đổi với chúng tôi, Nguyễn Viết Quỳnh bộc bạch: do điều kiện cơ sở hạ tầng chưa cho phép và khí hậu Nghệ An, vào mùa đông quá lạnh và mùa hè quá nóng nên chưa đưa ba ba bố mẹ về nuôi để đẻ trứng được mà phải để baba bố mẹ đẻ trứng ở Bình Dương sau đó lấy về ấp và sau đó ươm nuôi. Hiện tại, nhu cầu xuất khâu ba ba thịt và giống rất lớn; qua khảo sát, khu đất đồi phía sau nhà có địa hình và nguồn nước phù hợp với nuôi ba ban nên gia đình đang đầu tư mở rộng gia trại phía sau, đáp ứng các điều kiện để đưa ba ba bố mẹ về nuôi đẻ trứng và dần dần làm nuôi ba ba thương phẩm (nuôi thịt).
 Ông Đinh Trọng Thủy – Chủ tịch Hội nông dân xã Tân Sơn cho hay: trái với nhiều mô hình nông dân lo đầu ra thì mô hình làm ba ba và lương giống của Quỳnh khá lạ và độc nên không lo đầu ra. Điều đáng mừng là từ khi có gia trại của Quỳnh về, phong trào cải tạo ao vườn của ba con để nuôi ba ba và lươn bắt đầu sôi động. Hiện nay, cùng với cung ứng giống, Quỳnh còn tư vấn về cách cải tạo ao cho bà con chăn nuôi ba ba sau đó bao tiêu sản phẩm đầu ra cho bà con. Trong vòng 1 năm, Quỳnh đã tư vấn cho hàng chục nông dân xã Quỳnh Tam, Tân Sơn, Quỳnh Hưng cải tạo được trên 40 ao đế nuôi ba ba và lươn. Với đà này, sắp tới, Hội sẽ phối hợp với Trường Trung cấp nghề Bắc Nghệ An và Trạm khuyến nông tổ chức một lớp phổ biến kiến thức về chăn nuôi ba ba thịt và lương trong bể cho bà con nông dân.
Người tiên phong trong sản xuất tôm thẻ giống
Bên cạnh mô hình sản xuất ba ba và lươn giống ở Tân Sơn, Quỳnh Lưu, nói về sản xuất tôm giống Nghệ An và vùng bắc Trung bộ, thậm chí cả miền Bắc không thể không nhắc tới ông Nguyễn Hồng Cương, nông dân phường Quỳnh Dỵ, Tx Hoàng Mai. Hiện giờ, ông không chỉ có trang trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng lớn thứ 2 miền Bắc (sau Công ty Việt Úc) mà còn sản xuất các loại giống hải sản khác như tôm sú, cua giống. Điều khác biệt so với các trại tôm giống khác trên địa bàn Quỳnh Lưu và Hoàng Mai là trại tôm giống ông Cương đã đảm bảo điều kiện để đưa thẳng tôm bố mẹ về trại tại xã Quỳnh Liên đẻ trứng sau đó ươm dèo con giống.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, hiện nay, mỗi năm, trại giống của ông Cương cung cấp ra thị trường từ 400 đến 500 triệu con giống mỗi năm. Mặc dù là người đầu tiên làm tôm giống ở Quỳnh Lưu trước đây và nay là Hoàng Mai nhưng ông Cương cho biết: nghề sản xuất tôm giống với ông đến vào năm 1993 thật tình cờ và chủ yếu là do bực bội nên quyết chí. Thời điểm đó, được lãnh đạo ngành thủy sản tỉnh và huyện động viên tạo điều kiện, ông cải tạo ao đầm và đầu tư 7 triệu đồng vào miền Nam mua 2 vạn con tôm sú giống. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm chọn con giống nên sau vài tháng nuôi thì nhận thấy hơn 1 nửa trong số 2 vạn con tôm giống là tép và cuối vụ sản lượng tôm chỉ được 36 kg. Từ cú lừa này, ông quyết chí nuôi tôm thịt và học hỏi, tìm hiểu để sản xuất bằng được được con tôm giống.
Thế nhưng, hành trình sản xuất tôm giống của ông cũng phải mất hơn 10 năm. Đặc biệt, từ năm 2019, sau nhiều lần thử nghiệm với không ít thất bại, ông Cương từng bước làm chủ được công nghệ sản xuất tôm thẻ chân trắng. Năm 2019, ông mạnh dạn cải tạo lại cơ sở vật chất trại và mua sắm thêm một số trang thiết bị cho phù hợp với điều kiện kỹ thuật nuôi tôm thẻ giống bố mẹ ở các nước sau đó nhập tôm bố mẹ vể nuôi và sinh sản tại trại. Những ngày đầu vô cùng khó khăn nhưng nhờ phối hợp tốt với khâu Kiểm dịch khá chất lượng nên đưa tôm bố mẹ vào đẻ trứng đã dần dần thành công. Với công suất khoảng 500 triệu con tôm thẻ/năm và đang phấn đấu lên 700 triệu Post, trại tôm giống của ông Cương là trong những cơ sở sản xuất giống tôm thẻ lớn thứ 2 miền Bắc chỉ sau tôm Việt Úc. Hiện tại, ngoài 12 trại sản xuất tôm giống, vài năm lại đây ông còn mạnh dạn cải tạo ao đầm ở Quỳnh Dỵ, Quỳnh Phương để nuôi tôm thịt. Từ sản lượng nuôi bình quân chỉ 3 tấn tôm/năm, đến nay đã trở thành cơ sở sản xuất tôm lớn nhất nhì Hoàng Mai với 100 tấn/năm, mỗi năm doanh thu từ 40-50 tỷ đồng.
Ngoài nuôi và sản xuất tôm giống, 2 năm lại đây, ông Cương còn phối hợp với Hội nông dân và khuyến nông một số huyện cung cấp giống tôm thẻ, đồng thời hướng dẫn đưa thử nghiệm nuôi trong ruộng lúa và nuôi nước ngọt.

 
Mô hình nuôi tôm thẻ trên ao nước ngọt của ông Lưu Văn Dũng – xóm 1 – xã Quỳnh Yên – Quỳnh Lưu
Nguyễn Hải  nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a4.jpg a8-6.jpg a5-3.jpg a2-3.jpg a6-4.jpg a1-4.jpg a7-6.jpg a13-1.jpg a9-1.jpg a15-3.jpg a10-1.jpg a7-2.jpg a11-3.jpg a12-3.jpg a8-2.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây